DÂN CA NHẠC CỔ 19-4
Danh mục
Đến với dân ca nhạc cổ Việt Nam
NỘI DUNG

DÂN CA NHẠC CỔ

Phát sóng thứ 6 ngày 19-4

Gửi lời chào thân thương đến quý thính giả đang nghe chương trình dân ca nhạc cổ của Đài PTTH QT. Thưa QV&CB! Nam Bộ - một vùng đất có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tài nguyên phong phú, con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tình. Đây là một vùng văn hóa còn giữ được nhiều giá trị truyền thống độc đáo như phong tục, tập quán, văn hóa làng nghề, ẩm thực… trong đó dân ca là một thành tố khá đặc biệt. Hát bội là loại hình sân khấu xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ. Và Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tiếp nhận và thích nghi khá sớm loại hình nghệ thuật này. Và đó cũng là chủ đề chính của chương trình hôm nay: Hát bội trong đời sống người dân Nam Bộ. 

Trích hát bội

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hát bội có nguồn gốc từ cung đình, xuất hiện từ thời nhà Lý, do người Trung Hoa đời Tống truyền sang Đại Việt. Khi diễn hát, các đào kép vừa hát vừa múa, đi lại trên sân khấu, điệu bộ hấp dẫn với vật tượng trưng, ví dụ như ngựa chỉ là một cây roi hay cây chổi có buộc nhiều sợi vải màu; tướng soái chỉ huy cả mươi vạn binh, mang sau lưng cờ trận, kỳ hiệu của những đội quân do vị tướng này thống lĩnh. Hát bội là một loại hình sân khấu mang tính “tượng trưng” về: cảnh trí - sân khấu, điệu bộ - ca diễn, và vẽ mặt - y trang. Màu sắc và lối vẽ mặt trong hát bội tượng trưng cho tính khí của nhân vật. Sở dĩ gọi là hát bội bởi “bội” nghĩa là nhiều, hát bội là lối hát có nhiều người đóng vai. Hát bội thường diễn lại những sự tích trong truyện cổ, có mục đích giáo dục, đề cao những tấm gương sáng của những vị anh hùng; đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đạo lý làm người. Kết thúc của những tuồng hát bao giờ cũng là những kết quả tất yếu, có hậu và răn dạy người đời: ở hiền gặp lành, gieo nhân nào hưởng quả ấy…

Trích hát bội nam Bộ 

Trong hát bội có đào và kép. Đào tức chỉ người diễn là nữ, còn kép là nam, từ đó trong dân gian mới có từ “Đào – Kép” hát. Điều đặc biệt nhất và gần như là điểm để nhận biếtt, phân biệt hát bội với các nghệ thuật khác đó là việc mang trên người các trang phục, trang sức và trang điểm vô cùng cầu kỳ. Cách trang điểm, tô vẽ trên gương mặt, từ hình dáng đến màu sắc, cả trang phục, điệu bộ, cử chỉ đều được quy định rõ ràng. Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên diễn vai gì: Ví dụ đối với  mặt: Màu đỏ: nhân vật là người thẳng thắn, trí dũng, nghĩa khí, trung liệt. Màu trắng: nhân vật có diện mạo đẹp, thư sinh, nhu mì, trong sáng. Màu xanh da trời: nhân vật này chưa biết tốt hay xấu nhưng rất mưu mô, xảo quyệt, ngông nghênh. Màu lục: nhân vật dạng này không chung thủy, trước sau không đồng nhất ý kiến. Màu vàng và bạc: nhân vật các nhà tu hành, thần tiên. Trắng mốc, xám, hồng lợt, vỏ cua: là vai nịnh thần, gian thần. Mặt thật, má hồng: các vai trung thần. Mặt vằn vện đen, trắng: nhân vật có tính bộc trực, nóng nảy. Mặt vằn vện có xen màu đỏ: yêu ma quỷ quái. Đối với lông mày:Lông mày trắng: thần tiên, người cao tuổi. Lông mày mềm mại, đơn giản: Người hiền. Lông mày uốn lượn, bay múa: người đắc ý, kiêu ngạo.Lông mày thẳng dốc hoăc có viền đỏ: người nóng tính. Lông mày cau có: Người hay trầm tư, sầu muộn. Lông mày ngắn: kẻ gian xảo, xu nịnh. Ngoài giọng hát, yếu tố quan trọng ngang với nó là điệu múa võ và các cử chỉ. Những điệu múa đều mang đặc trưng của các thế võ cổ truyền Bình Định. Bao gồm cả các binh khí trong đó như kiếm, đao, thương, côn,… Vì yếu tố này mà nghệ sĩ hát bội phải biết các động tác võ thuật, biết cách dùng các loại binh khí để động tác khớp với nhịp nhạc thật mềm mại, trơn tru và thể hiện được tính nghệ thuật ước lệ.

Trích hát bội Nam Bộ

Nhạc cụ được dùng trong dàn nhạc hát bội gồm có trống, chiên, chập chõa, đàn, kèn, ống sáo.Trong lúc diễn, nếu nghệ sĩ hát hay vừa thì nghe 1 tiếng trống, diễn khá hơn nghe 2 tiếng, diễn hay xuất sắc thì nghe 3 tiếng. Để khiển trách các lỗi nhỏ, người cầm chầu sẽ gõ vào mép trống 1 tiếng, lỗi nặng cảnh cáo sẽ gõ vào vành trống 1 tiếng. Vì những điêu này nên không phải ai cũng đủ kinh nghiệm và kiến thức để cầm trống chầu. Có một điều thú vị là nếu tinh ý thì phần lớn tiếng nghệ sĩ hát và tiếng của dàn nhạc hầu như không ăn nhập gì nhau nhưng tổng thể lại rất hòa hợp, nhiều cảm xúc. Cũng chính vì đàn và hát không cần giống y đúc nhau nên người nghệ sĩ hát lẫn người nghệ sĩ dàn nhạc đều có thể thăng hoa, phô diễn hết tài năng của mình. Có thể hiểu tiếng đàn và tiếng hát tuy đi 2 con đường khác nhau nhưng mụch đích chung là thăng hoa cảm xúc bản thân và cho người nghe/xem. Nghệ sỹ hát bội Ngọc Khanh chia sẻ thêm:

PV: Khanh

Trong hát bội, các nghệ sĩ tuy hát không theo nhạc, nhưng điệu bộ như động tác tay, chân, di chuyển tới lui, xoay  người,…. Đều ăn khớp với nhịp hát và nhịp đàn, diễn tả được nội dung câu hát. Chính điều này làm nên cái vẻ thẩm mỹ đầy tính nghệ thuật và có chút ma mị quyến rũ người xem/nghe. Hát bội ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa diễn khắp nơi, từ thành thị, chợ búa đến chốn nông thôn hẻo lánh. Phần nhiều vào các dịp Tết, lễ hội, vía bà, cúng đình. Đây cũng là dịp vui chơi của dân làng và nam thanh nữ tú. Các lễ hội cúng Thành hoàng, cúng vía bà thường luôn có các đoàn hát bội diễn miễn phí, liên tục nhiều suất trong ngày để phục vụ nhân dân, bá tánh hành hương. Ở những miệt đồng bưng xa, các ghe hát bội vẫn đi tới phục vụ diễn tuồng, đem niềm vui lại cho cư dân ở đó. Ở những nơi này, mỗi khi có hội cúng đình, hoặc lễ Tết, người ta cố mời bằng được một đoàn hát bội về để diễn cho nhân dân thưởng thức và vui xuân. Với sức sống lâu bền, hát bội trở thành nét văn hóa độc đáo của Nam Bộ nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Trích hát bội

Thưa quý vị! Tuy rằng hát bội là một bộ môn nghệt thuật cổ xưa có phần xa lạ và khó tiếp thu với đa số thế hệ sau này, nhưng chúng ta phải đồng ý rằng, hát bội là một bộ môn nghệ thuật vĩ đại với tầng tầng lớp lớp các kiến thức từ trang phục, hóa trang, bài bản, giọng hát, điệu bộ, kể cả võ thuật và cách sử dụng binh khí. Tất cả phải hòa quyện với nhau thành một tổng thể mang lại nhiều cảm xúc cho người thưởng thức. Có thể hiện tại chúng ta chưa thể phát triển được loại hình nghệ thuật này nhưng chúng ta có thể bảo tồn nó bằng cách tìm hiểu và chia sẽ đến mọi người.

 PTV: Chào cuối

DÂN CA NHẠC CỔ

Phát sóng thứ 6 ngày 19-4

Gửi lời chào thân thương đến quý thính giả đang nghe chương trình dân ca nhạc cổ của Đài PTTH QT. Thưa QV&CB! Nam Bộ - một vùng đất có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tài nguyên phong phú, con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tình. Đây là một vùng văn hóa còn giữ được nhiều giá trị truyền thống độc đáo như phong tục, tập quán, văn hóa làng nghề, ẩm thực… trong đó dân ca là một thành tố khá đặc biệt. Hát bội là loại hình sân khấu xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ. Và Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tiếp nhận và thích nghi khá sớm loại hình nghệ thuật này. Và đó cũng là chủ đề chính của chương trình hôm nay: Hát bội trong đời sống người dân Nam Bộ. 

Trích hát bội

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hát bội có nguồn gốc từ cung đình, xuất hiện từ thời nhà Lý, do người Trung Hoa đời Tống truyền sang Đại Việt. Khi diễn hát, các đào kép vừa hát vừa múa, đi lại trên sân khấu, điệu bộ hấp dẫn với vật tượng trưng, ví dụ như ngựa chỉ là một cây roi hay cây chổi có buộc nhiều sợi vải màu; tướng soái chỉ huy cả mươi vạn binh, mang sau lưng cờ trận, kỳ hiệu của những đội quân do vị tướng này thống lĩnh. Hát bội là một loại hình sân khấu mang tính “tượng trưng” về: cảnh trí - sân khấu, điệu bộ - ca diễn, và vẽ mặt - y trang. Màu sắc và lối vẽ mặt trong hát bội tượng trưng cho tính khí của nhân vật. Sở dĩ gọi là hát bội bởi “bội” nghĩa là nhiều, hát bội là lối hát có nhiều người đóng vai. Hát bội thường diễn lại những sự tích trong truyện cổ, có mục đích giáo dục, đề cao những tấm gương sáng của những vị anh hùng; đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đạo lý làm người. Kết thúc của những tuồng hát bao giờ cũng là những kết quả tất yếu, có hậu và răn dạy người đời: ở hiền gặp lành, gieo nhân nào hưởng quả ấy…

Trích hát bội nam Bộ 

Trong hát bội có đào và kép. Đào tức chỉ người diễn là nữ, còn kép là nam, từ đó trong dân gian mới có từ “Đào – Kép” hát. Điều đặc biệt nhất và gần như là điểm để nhận biếtt, phân biệt hát bội với các nghệ thuật khác đó là việc mang trên người các trang phục, trang sức và trang điểm vô cùng cầu kỳ. Cách trang điểm, tô vẽ trên gương mặt, từ hình dáng đến màu sắc, cả trang phục, điệu bộ, cử chỉ đều được quy định rõ ràng. Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên diễn vai gì: Ví dụ đối với  mặt: Màu đỏ: nhân vật là người thẳng thắn, trí dũng, nghĩa khí, trung liệt. Màu trắng: nhân vật có diện mạo đẹp, thư sinh, nhu mì, trong sáng. Màu xanh da trời: nhân vật này chưa biết tốt hay xấu nhưng rất mưu mô, xảo quyệt, ngông nghênh. Màu lục: nhân vật dạng này không chung thủy, trước sau không đồng nhất ý kiến. Màu vàng và bạc: nhân vật các nhà tu hành, thần tiên. Trắng mốc, xám, hồng lợt, vỏ cua: là vai nịnh thần, gian thần. Mặt thật, má hồng: các vai trung thần. Mặt vằn vện đen, trắng: nhân vật có tính bộc trực, nóng nảy. Mặt vằn vện có xen màu đỏ: yêu ma quỷ quái. Đối với lông mày:Lông mày trắng: thần tiên, người cao tuổi. Lông mày mềm mại, đơn giản: Người hiền. Lông mày uốn lượn, bay múa: người đắc ý, kiêu ngạo.Lông mày thẳng dốc hoăc có viền đỏ: người nóng tính. Lông mày cau có: Người hay trầm tư, sầu muộn. Lông mày ngắn: kẻ gian xảo, xu nịnh. Ngoài giọng hát, yếu tố quan trọng ngang với nó là điệu múa võ và các cử chỉ. Những điệu múa đều mang đặc trưng của các thế võ cổ truyền Bình Định. Bao gồm cả các binh khí trong đó như kiếm, đao, thương, côn,… Vì yếu tố này mà nghệ sĩ hát bội phải biết các động tác võ thuật, biết cách dùng các loại binh khí để động tác khớp với nhịp nhạc thật mềm mại, trơn tru và thể hiện được tính nghệ thuật ước lệ.

Trích hát bội Nam Bộ

Nhạc cụ được dùng trong dàn nhạc hát bội gồm có trống, chiên, chập chõa, đàn, kèn, ống sáo.Trong lúc diễn, nếu nghệ sĩ hát hay vừa thì nghe 1 tiếng trống, diễn khá hơn nghe 2 tiếng, diễn hay xuất sắc thì nghe 3 tiếng. Để khiển trách các lỗi nhỏ, người cầm chầu sẽ gõ vào mép trống 1 tiếng, lỗi nặng cảnh cáo sẽ gõ vào vành trống 1 tiếng. Vì những điêu này nên không phải ai cũng đủ kinh nghiệm và kiến thức để cầm trống chầu. Có một điều thú vị là nếu tinh ý thì phần lớn tiếng nghệ sĩ hát và tiếng của dàn nhạc hầu như không ăn nhập gì nhau nhưng tổng thể lại rất hòa hợp, nhiều cảm xúc. Cũng chính vì đàn và hát không cần giống y đúc nhau nên người nghệ sĩ hát lẫn người nghệ sĩ dàn nhạc đều có thể thăng hoa, phô diễn hết tài năng của mình. Có thể hiểu tiếng đàn và tiếng hát tuy đi 2 con đường khác nhau nhưng mụch đích chung là thăng hoa cảm xúc bản thân và cho người nghe/xem. Nghệ sỹ hát bội Ngọc Khanh chia sẻ thêm:

PV: Khanh

Trong hát bội, các nghệ sĩ tuy hát không theo nhạc, nhưng điệu bộ như động tác tay, chân, di chuyển tới lui, xoay  người,…. Đều ăn khớp với nhịp hát và nhịp đàn, diễn tả được nội dung câu hát. Chính điều này làm nên cái vẻ thẩm mỹ đầy tính nghệ thuật và có chút ma mị quyến rũ người xem/nghe. Hát bội ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa diễn khắp nơi, từ thành thị, chợ búa đến chốn nông thôn hẻo lánh. Phần nhiều vào các dịp Tết, lễ hội, vía bà, cúng đình. Đây cũng là dịp vui chơi của dân làng và nam thanh nữ tú. Các lễ hội cúng Thành hoàng, cúng vía bà thường luôn có các đoàn hát bội diễn miễn phí, liên tục nhiều suất trong ngày để phục vụ nhân dân, bá tánh hành hương. Ở những miệt đồng bưng xa, các ghe hát bội vẫn đi tới phục vụ diễn tuồng, đem niềm vui lại cho cư dân ở đó. Ở những nơi này, mỗi khi có hội cúng đình, hoặc lễ Tết, người ta cố mời bằng được một đoàn hát bội về để diễn cho nhân dân thưởng thức và vui xuân. Với sức sống lâu bền, hát bội trở thành nét văn hóa độc đáo của Nam Bộ nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Trích hát bội

Thưa quý vị! Tuy rằng hát bội là một bộ môn nghệt thuật cổ xưa có phần xa lạ và khó tiếp thu với đa số thế hệ sau này, nhưng chúng ta phải đồng ý rằng, hát bội là một bộ môn nghệ thuật vĩ đại với tầng tầng lớp lớp các kiến thức từ trang phục, hóa trang, bài bản, giọng hát, điệu bộ, kể cả võ thuật và cách sử dụng binh khí. Tất cả phải hòa quyện với nhau thành một tổng thể mang lại nhiều cảm xúc cho người thưởng thức. Có thể hiện tại chúng ta chưa thể phát triển được loại hình nghệ thuật này nhưng chúng ta có thể bảo tồn nó bằng cách tìm hiểu và chia sẽ đến mọi người.

 PTV: Chào cuối

 

DÂN CA NHẠC CỔ

Phát sóng thứ 6 ngày 19-4

Gửi lời chào thân thương đến quý thính giả đang nghe chương trình dân ca nhạc cổ của Đài PTTH QT. Thưa QV&CB! Nam Bộ - một vùng đất có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tài nguyên phong phú, con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tình. Đây là một vùng văn hóa còn giữ được nhiều giá trị truyền thống độc đáo như phong tục, tập quán, văn hóa làng nghề, ẩm thực… trong đó dân ca là một thành tố khá đặc biệt. Hát bội là loại hình sân khấu xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ. Và Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tiếp nhận và thích nghi khá sớm loại hình nghệ thuật này. Và đó cũng là chủ đề chính của chương trình hôm nay: Hát bội trong đời sống người dân Nam Bộ. 

Trích hát bội

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hát bội có nguồn gốc từ cung đình, xuất hiện từ thời nhà Lý, do người Trung Hoa đời Tống truyền sang Đại Việt. Khi diễn hát, các đào kép vừa hát vừa múa, đi lại trên sân khấu, điệu bộ hấp dẫn với vật tượng trưng, ví dụ như ngựa chỉ là một cây roi hay cây chổi có buộc nhiều sợi vải màu; tướng soái chỉ huy cả mươi vạn binh, mang sau lưng cờ trận, kỳ hiệu của những đội quân do vị tướng này thống lĩnh. Hát bội là một loại hình sân khấu mang tính “tượng trưng” về: cảnh trí - sân khấu, điệu bộ - ca diễn, và vẽ mặt - y trang. Màu sắc và lối vẽ mặt trong hát bội tượng trưng cho tính khí của nhân vật. Sở dĩ gọi là hát bội bởi “bội” nghĩa là nhiều, hát bội là lối hát có nhiều người đóng vai. Hát bội thường diễn lại những sự tích trong truyện cổ, có mục đích giáo dục, đề cao những tấm gương sáng của những vị anh hùng; đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đạo lý làm người. Kết thúc của những tuồng hát bao giờ cũng là những kết quả tất yếu, có hậu và răn dạy người đời: ở hiền gặp lành, gieo nhân nào hưởng quả ấy…

Trích hát bội nam Bộ 

Trong hát bội có đào và kép. Đào tức chỉ người diễn là nữ, còn kép là nam, từ đó trong dân gian mới có từ “Đào – Kép” hát. Điều đặc biệt nhất và gần như là điểm để nhận biếtt, phân biệt hát bội với các nghệ thuật khác đó là việc mang trên người các trang phục, trang sức và trang điểm vô cùng cầu kỳ. Cách trang điểm, tô vẽ trên gương mặt, từ hình dáng đến màu sắc, cả trang phục, điệu bộ, cử chỉ đều được quy định rõ ràng. Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên diễn vai gì: Ví dụ đối với  mặt: Màu đỏ: nhân vật là người thẳng thắn, trí dũng, nghĩa khí, trung liệt. Màu trắng: nhân vật có diện mạo đẹp, thư sinh, nhu mì, trong sáng. Màu xanh da trời: nhân vật này chưa biết tốt hay xấu nhưng rất mưu mô, xảo quyệt, ngông nghênh. Màu lục: nhân vật dạng này không chung thủy, trước sau không đồng nhất ý kiến. Màu vàng và bạc: nhân vật các nhà tu hành, thần tiên. Trắng mốc, xám, hồng lợt, vỏ cua: là vai nịnh thần, gian thần. Mặt thật, má hồng: các vai trung thần. Mặt vằn vện đen, trắng: nhân vật có tính bộc trực, nóng nảy. Mặt vằn vện có xen màu đỏ: yêu ma quỷ quái. Đối với lông mày:Lông mày trắng: thần tiên, người cao tuổi. Lông mày mềm mại, đơn giản: Người hiền. Lông mày uốn lượn, bay múa: người đắc ý, kiêu ngạo.Lông mày thẳng dốc hoăc có viền đỏ: người nóng tính. Lông mày cau có: Người hay trầm tư, sầu muộn. Lông mày ngắn: kẻ gian xảo, xu nịnh. Ngoài giọng hát, yếu tố quan trọng ngang với nó là điệu múa võ và các cử chỉ. Những điệu múa đều mang đặc trưng của các thế võ cổ truyền Bình Định. Bao gồm cả các binh khí trong đó như kiếm, đao, thương, côn,… Vì yếu tố này mà nghệ sĩ hát bội phải biết các động tác võ thuật, biết cách dùng các loại binh khí để động tác khớp với nhịp nhạc thật mềm mại, trơn tru và thể hiện được tính nghệ thuật ước lệ.

Trích hát bội Nam Bộ

Nhạc cụ được dùng trong dàn nhạc hát bội gồm có trống, chiên, chập chõa, đàn, kèn, ống sáo.Trong lúc diễn, nếu nghệ sĩ hát hay vừa thì nghe 1 tiếng trống, diễn khá hơn nghe 2 tiếng, diễn hay xuất sắc thì nghe 3 tiếng. Để khiển trách các lỗi nhỏ, người cầm chầu sẽ gõ vào mép trống 1 tiếng, lỗi nặng cảnh cáo sẽ gõ vào vành trống 1 tiếng. Vì những điêu này nên không phải ai cũng đủ kinh nghiệm và kiến thức để cầm trống chầu. Có một điều thú vị là nếu tinh ý thì phần lớn tiếng nghệ sĩ hát và tiếng của dàn nhạc hầu như không ăn nhập gì nhau nhưng tổng thể lại rất hòa hợp, nhiều cảm xúc. Cũng chính vì đàn và hát không cần giống y đúc nhau nên người nghệ sĩ hát lẫn người nghệ sĩ dàn nhạc đều có thể thăng hoa, phô diễn hết tài năng của mình. Có thể hiểu tiếng đàn và tiếng hát tuy đi 2 con đường khác nhau nhưng mụch đích chung là thăng hoa cảm xúc bản thân và cho người nghe/xem. Nghệ sỹ hát bội Ngọc Khanh chia sẻ thêm:

PV: Khanh

Trong hát bội, các nghệ sĩ tuy hát không theo nhạc, nhưng điệu bộ như động tác tay, chân, di chuyển tới lui, xoay  người,…. Đều ăn khớp với nhịp hát và nhịp đàn, diễn tả được nội dung câu hát. Chính điều này làm nên cái vẻ thẩm mỹ đầy tính nghệ thuật và có chút ma mị quyến rũ người xem/nghe. Hát bội ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa diễn khắp nơi, từ thành thị, chợ búa đến chốn nông thôn hẻo lánh. Phần nhiều vào các dịp Tết, lễ hội, vía bà, cúng đình. Đây cũng là dịp vui chơi của dân làng và nam thanh nữ tú. Các lễ hội cúng Thành hoàng, cúng vía bà thường luôn có các đoàn hát bội diễn miễn phí, liên tục nhiều suất trong ngày để phục vụ nhân dân, bá tánh hành hương. Ở những miệt đồng bưng xa, các ghe hát bội vẫn đi tới phục vụ diễn tuồng, đem niềm vui lại cho cư dân ở đó. Ở những nơi này, mỗi khi có hội cúng đình, hoặc lễ Tết, người ta cố mời bằng được một đoàn hát bội về để diễn cho nhân dân thưởng thức và vui xuân. Với sức sống lâu bền, hát bội trở thành nét văn hóa độc đáo của Nam Bộ nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Trích hát bội

Thưa quý vị! Tuy rằng hát bội là một bộ môn nghệt thuật cổ xưa có phần xa lạ và khó tiếp thu với đa số thế hệ sau này, nhưng chúng ta phải đồng ý rằng, hát bội là một bộ môn nghệ thuật vĩ đại với tầng tầng lớp lớp các kiến thức từ trang phục, hóa trang, bài bản, giọng hát, điệu bộ, kể cả võ thuật và cách sử dụng binh khí. Tất cả phải hòa quyện với nhau thành một tổng thể mang lại nhiều cảm xúc cho người thưởng thức. Có thể hiện tại chúng ta chưa thể phát triển được loại hình nghệ thuật này nhưng chúng ta có thể bảo tồn nó bằng cách tìm hiểu và chia sẽ đến mọi người.

 PTV: Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 16/04/2019 07:42 Lê Vĩnh Nhiên 16/04/2019 14:32

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà