Trang thanh niên ( phát thanh): giới trẻ và đọc sách
Danh mục
Thanh niên
NỘI DUNG

TRANG THANH NIÊN

MC1: Xin kính chào quý vị và các bạn! Hiện nay, giới trẻ và vấn đề đọc sách là một thực trạng đáng lo. Bởi hầu hết các bạn trẻ ít đọc sách và thờ ơ với sách.

MC2: Vậy làm thế nào để khơi dậy tình yêu đọc sách đối với các bạn trẻ. Nội dung này chúng tôi xin chuyển đến trong chương trình trang thanh niên của tuần này. Mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

 

Nhạc cắt.

 

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Thư viện tỉnh Quảng Trị-một điểm đến khá lý tưởng cho việc đọc sách của các bạn trẻ. Tuy nhiên, hiện nay số lượng bạn trẻ đến để đọc sách tại đây còn tương đối ít.

MC2: Theo số liệu thống kê, hàng năm thư viện tỉnh Quảng Trị bổ sung 5.300 bản sách và 80 loại báo tạp chí các loại. Bên cạnh đó thư viện tỉnh còn đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất và các phòng đọc phục vụ cho từng đối tượng đến để đọc. Song việc bạn đọc trẻ đến để tra cứu và đọc sách không nhiều. Chính điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của thư viện. Ông Mai Trường Mạnh-GĐ thư viện tỉnh Quảng Trị cho biết:

 

Băng: Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều cho các phòng đọc, rồi các hoạt động nhằm thu hút nhiều độc giả trẻ đến với đọc sách.

MC1:  Giới trẻ ngày nay say mê sử dụng các phương tiện nghe nhìn từ trò chơi điện tử phim ảnh trên truyền hình và internet. Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có ưu thế hấp dẫn tiện lợi hơn so với việc đọc sách và thực tế đôi lúc chúng còn có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hoá đọc.

MC2: Song song với kiểu phục vụ truyền thống thì thư viện tỉnh đã chú trọng đến việc phục vụ thông qua hệ thống Internet bằng cách tra cứu các đầu sách. Với cách làm này cũng đã thu hút rất đông bạn đọc vào vào để đọc, nghiên cứu, tra cứu tài liệu.

MC1: Bên cạnh đó, để nâng cao văn hóa đọc trong sinh viên, học sinh, nhà trường thường xuyên tổ chức ngày hội đọc sách nhằm giới thiệu những cuốn sách hay, giáo dục tinh thần yêu quý, bảo vệ sách cho sinh viên, học sinh. Có như vậy, không chỉ thư viện trong tỉnh mà các thư viện ở trường học cũng đã hoạt động trở lại thu hút các bạn trẻ đến với thư viện để đọc sách ngày mỗi nhiều hơn. Ông Mai Trường Mạnh-GĐ thư viện tỉnh Quảng Trị cho biết:

 

Băng: Nói về việc thu huust giới trẻ đến đọc sách

 

MC2: Hình thành cho mình thói quen đọc sách sẽ tạo nền tảng cho việc tự học và học tập suốt đời của mỗi người. Từ đó, góp phần xây dựng một xã hội học tập, để mỗi em học sinh đều có nền tảng tri thức phong phú, vững bước vào tương lai.

 

Nhạc cắt

 

MC1: Qúy vị và các bạn thân mến! Qúy vị và các bạn đang lắng nghe trang thanh niên trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Thưa quý vị và các bạn! Ðọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp nhận thông tin mà còn là một trong những hoạt động văn hóa, được gọi là văn hóa đọc, là thái độ, cách ứng xử của chúng ta với tri thức, sách vở. Tuy nhiên, hiện nay văn hóa đọc của giới trẻ nói chung và giới trẻ Quảng Trị nói riêng đang cần những định hướng để làm sao khơi dậy văn hóa đọc. Phản ánh rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng đến với bài viết sau của Nguyên Hương, chúng ta cùng nghe.

MC2: Trong thời đại công nghệ thông tin, con người có nhiều cách để tiếp cận và bổ sung kiến thức và phục vụ nhu cầu giải trí của mình. Thay vì chỉ có cuốn sách, trang báo, đài phát thanh, truyền hình, ngày nay xuất hiện nhiều loại hình truyền thông với sự tiện dụng, nhanh nhạy đã và đang hấp dẫn người xem, đọc, nhất là giới trẻ. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, hay máy tính bảng, người đọc đã có kho tư liệu khổng lồ, với nhiều thông tin nóng được cập nhật thường xuyên. Ở Quảng Trị, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc giới trẻ đến thư viện, nhà sách hầu như rất ít. Điều này dẫn đến vô hình chung giới trẻ chỉ chú trọng vào mạng thay vì phải đến để đọc sách.

MC1: Bên cạnh đó, ở Quảng Trị nếu muốn đọc sách thì tìm đến thư viện tỉnh, số lượng nhà sách cũng không nhiều nên việc lười đến thư viện để đọc sách cũng là điều dễ hiểu.

MC2: Khi chúng tôi thực hiện phóng sự này và đã có cuộc thăm dò các bạn trẻ thì hầu hết nhiều bạn trẻ chia sẻ là thường đọc sách theo phong trào, khi thấy bạn bè thông tin cho nhau, hay báo chí nói về những quyển sách hay, đang gây sốt thì cũng đi tìm mua để đọc thử, chứ không giữ được thói quen đọc sách hằng ngày. Cũng có bạn trẻ coi đọc sách là để giải trí, là một thú vui chứ chưa định hướng được thể loại chủ đề, vấn đề mà mình cần quan tâm.

MC1: Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, phải tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin, sự việc khác nhau và các bạn trẻ đang cố gắng để hòa nhập với thời đại của mình. Vì vậy, việc dành thời gian đọc sách đang trở nên khó khăn. Nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống... thông qua những trang sách, báo. Bởi một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà còn như chất xúc tác rèn luyện sự kiên nhẫn, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, trí tưởng tượng, sáng tạo, giúp con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống.

MC2: Bạn trẻ bây giờ ít đọc sách trong khi số đầu sách lại phong phú và đa dạng hơn trước rất nhiều, có nhiều ý kiến cho rằng, các bạn trẻ bị thu hút bởi những hoạt động giải trí khác và thích đọc trên mạng in-tơ-nét nhiều hơn là đọc trên giấy. Trong khi đó, chúng ta thiếu những buổi giới thiệu những đầu sách có giá trị, theo những chủ đề, nội dung phù hợp với từng đối tượng bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ, nhằm xây dựng thói quen đọc sách và yêu sách. Ðọc sách sẽ tạo cho ta một thói quen, rèn luyện cho đôi mắt thêm tinh, nhanh. Người ham đọc sách sẽ rút ra được phương pháp đọc, đọc bằng mắt để rà nhanh, phát hiện những ý hay mình cần tìm. Ðọc bằng miệng vừa huy động tổng hợp mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe và não ghi vào bộ nhớ, tạo sự nhớ lâu, hiểu sâu ý nghĩa của nó. Không ít bạn trẻ trong lúc đọc đã cẩn thận ghi chép lại những thông tin hữu ích để phục vụ cho công việc, hoặc khi có dịp cùng chia sẻ với bạn bè.

MC1: Do vậy, trước hết cần phải hình thành và phát triển thói quen đọc suốt đời cho mỗi người. Muốn làm được điều này thì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cũng phải xây dựng cho học sinh có thói quen đọc sách.

MC2: Tại các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có thư viện, tuy nhiên số lượng sách để tham khảo và sách liên quan các lĩnh vực văn hóa xã hội, tự nhiên đều không nhiều. Số lượng sách phong phú chỉ có ở các trường lớn như THPT chuyên Lê Qúy Đôn, THPT Đông Hà...Chính vì vậy, nếu cần sách theo nhu cầu, sở thích của từng học sinh thì các em phải tự tìm kiếm. Đây cũng là hạn chế đối với từng học sinh. Do đó, xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, phải có định hướng, hướng dẫn từ gia đình, nhà trường. Xây dựng thói quen đọc, sở thích và kỹ năng đọc như một môn học quan trọng được áp dụng ở các cấp học.

Anh Lê Văn Hiếu, ở thành phố Đông Hà chia sẻ:

 

Băng: Sách là những tác phẩm hay, vì thế việc đọc sách sẽ tạo thói quen ở từng người.

MC1: Thực tế cho thấy thực trạng lười đọc, ngại đọc, ít đọc và đọc theo phong trào, theo tâm lý đám đông là khá phổ biến,  trong đó chủ yếu là giới trẻ Họ đọc để giải quyết sự tò mò, giải trí hơn là đọc để trau dồi tri thức. Ngày nay, một bộ phận thanh niên có xu hướng ỷ lại và thụ động trong việc khai thác và tiếp nhận thông tin, thích đọc nhanh, đọc ngắn, đọc lướt, đọc sách mỏng, còn thể loại phóng sự và chính luận ít được quan tâm và lựa chọn.

MC2: Khi đọc họ có xu hướng đọc trên mạng internet, điện thoại di động còn việc đọc trên sách, báo in ngày càng giảm. Văn hóa đọc mới chỉ dừng lại chủ yếu là tra cứu tài liệu, đọc sách theo thị hiếu đám đông còn thói quen đọc, sở thích và kỹ năng đọc như thế nào chưa được bạn đọc quan tâm và rèn luyện.

MC1: Việc hình thành và phát triển văn hóa đọc là nhiệm vụ quan trọng, rất cần sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, là trách nhiệm của nhà trường, gia đình, cá nhân đặc biệt là đội ngũ thanh niên để góp phần xây dựng xã hội học tập và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đất nước./.

 

Nhạc cắt

 

 

MC1: Các đồng chí và các bạn thân mến! Trong khi các bạn trẻ lại thờ ơ với sách, không quan tâm đến sách thì vẫn có những người vẫn luôn tìm đến sách không chỉ để đọc mà còn tham gia vận động để quyên góp sách về xây dựng tủ sách cho các em học sinh nghèo ở vùng cao của huyện Đakrong.

MC2: Vâng người mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các đồng chí và các bạn sau đây chính là người thủ thư của trường tiểu học xã A Bung, huyện Đakrong. Là một cô gái còn rất trẻ nhưng Thu luôn tìm trăn trở và tìm kiếm vận động để xây dựng tủ sách cho học sinh. Bởi với Thu, các em học sinh ở đây còn rất khó khăn, chính vì thế làm được gì cho các em cũng là cách để giúp cho các em vượt qua khó khăn. Và cuộc trò chuyện giữa phóng viên chuyên mục với Nguyễn Thị Lệ Thu sẽ giúp các đồng chí và các bạn hiểu hơn về những gì mà Thu đã làm cho các em, để đưa văn hóa đọc đến với các em ở bản làng xa xôi. Bây giờ, mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

 

1.Chào chị là một nguồ trẻ vì sao chị lại xây dựng tủ sách cho học sinh?

2.Vậy trong quá trình xây dựng tủ sách cho học sinh gặp khó khăn gì?

3. Vậy khơi dậy văn hóa đọc trong học sinh thì làm sao thu hút học sinh đến với thư viện nhiều hơn?

4. Trong thời gian tới có những hoạt động gì để hướng các em thích thú đọc sách?

Vâng, xin cám ơn chị.

 

Nhạc cắt

 

MC1: Thưa quý vị và các bạn!Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, phải tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin, sự việc khác nhau và các bạn trẻ đang cố gắng để hòa nhập với thời đại của mình. Vì vậy, việc dành thời gian đọc sách đang trở nên khó khăn. Nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống... thông qua những trang sách, báo. Bởi một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà còn như chất xúc tác rèn luyện sự kiên nhẫn, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, trí tưởng tượng, sáng tạo, giúp con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống.

MC2: Khi đặt vấn đề các bạn trẻ bây giờ ít đọc sách trong khi số đầu sách lại phong phú và đa dạng hơn trước rất nhiều, có nhiều ý kiến cho rằng, các bạn trẻ bị thu hút bởi những hoạt động giải trí khác và thích đọc trên mạng in-tơ-nét nhiều hơn là đọc trên giấy. Trong khi đó, chúng ta thiếu những buổi giới thiệu những đầu sách có giá trị, theo những chủ đề, nội dung phù hợp với từng đối tượng bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ, nhằm xây dựng thói quen đọc sách và yêu sách.

MC1: Ðã đến lúc cần định hướng cho người đọc nói chung và bạn đọc trẻ nói riêng, việc đọc sách không phải là theo trào lưu, mà còn giúp nâng cao nhận thức, tích lũy tri thức. Ðọc sách sẽ tạo cho ta một thói quen, rèn luyện cho đôi mắt thêm tinh, nhanh. Người ham đọc sách sẽ rút ra được phương pháp đọc, đọc bằng mắt để rà nhanh, phát hiện những ý hay mình cần tìm. Ðọc bằng miệng vừa huy động tổng hợp mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe và não ghi vào bộ nhớ, tạo sự nhớ lâu, hiểu sâu ý nghĩa của nó. Không ít bạn trẻ trong lúc đọc đã cẩn thận ghi chép lại những thông tin hữu ích để phục vụ cho công việc, hoặc khi có dịp cùng chia sẻ với bạn bè. Ðây là phương thức đọc sách quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết mỗi người, đồng thời cũng góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa nói chung và văn hóa đọc nói riêng.

Chào cuối: 15 phút của chương trình tuần này xin được kết thúc tại đây, Ngọc Diệp…..xin kính chào các đồng chí và các bạn

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 18/04/2019 18:55 Trương Thị Ngoc Diệp 18/04/2019 18:55
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà