Các vấn đề xã hội 6 6 2019 – Tăng tuổi nghỉ hưu – nên hay không
Danh mục
Các vấn đề xã hội
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Như Hòa và Thúy Hằng rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Các vấn đề xã hội của Đài PTTH Quảng Trị. Chuyên mục đang được phát trên số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Chị Thúy Hằng này, chị suy nghĩ như thế nào khi độ tuổi chúng ta nghỉ hưu muộn hơn so với Luật Lao động hiện hành? Và đây đang được xem là vấn đề nóng tại kỳ họp thứ 7 quốc hội khóa 14 đang diễn ra tại Hà Nội. Vâng, đối với bản thân tôi thì dù muốn hay không, Quốc hội cần phải nắm bắt rõ tâm tư nguyện vọng của người dân mới ban hành Luật. Và thực tế đây không phải ở nghị trường quốc hội đâu chị Như Hòa ạ, mà qua phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người dân cũng đã nắm bắt và bày tỏ quan điểm không đồng tình, số ít người đồng ý với quan điểm tăng tuổi hưu tuy nhiên cũng cần có lộ trình. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục Các vấn đề xã hội hôm nay về quan điểm, mong muốn của người dân khi tiếp cận thông tin tăng tuổi nghỉ hưu và những việc làm của Liên đoàn lao động tỉnh về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Các vấn đề xã hội 6 6 2019 – Tăng tuổi nghỉ hưu – nên hay không

Kính chào quý vị và các bạn!

Như Hòa và Thúy Hằng rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Các vấn đề xã hội của Đài PTTH Quảng Trị. Chuyên mục đang được phát trên số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn

Chị Thúy Hằng này, chị suy nghĩ như thế nào khi độ tuổi chúng ta nghỉ hưu muộn hơn so với Luật Lao động hiện hành? Và đây đang được xem là vấn đề nóng tại kỳ họp thứ 7 quốc hội khóa 14 đang diễn ra tại Hà Nội.

Vâng, đối với bản thân tôi thì dù muốn hay không, Quốc hội cần phải nắm bắt rõ tâm tư nguyện vọng của người dân mới ban hành Luật. Và thực tế đây không phải ở nghị trường quốc hội đâu chị Như Hòa ạ, mà qua phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người dân cũng đã nắm bắt và bày tỏ quan điểm không đồng tình, số ít người đồng ý với quan điểm tăng tuổi hưu tuy nhiên cũng cần có lộ trình.

Xung quanh vấn đề này, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục Các vấn đề xã hội hôm nay về quan điểm, mong muốn của người dân khi tiếp cận thông tin tăng tuổi nghỉ hưu và những việc làm của Liên đoàn lao động tỉnh về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Quan điểm người dân trước vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu

Thưa quý vị và các bạn!

Hiện nay, xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu cơ bản đang diễn ra ở các nước thiếu lao động. Trong khi Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp ở mức 2%/năm, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi 1,46%, mỗi năm trung bình có khoảng 1,2 triệu người bước vào thị trường lao động. Việt Nam cũng đồng thời bước vào thời kỳ già hóa dân số, việc quy định tuổi nghỉ hưu phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, phải tính toán đến nhu cầu việc làm của lực lượng lao động trẻ và nguyện vọng của một bộ phận người lao động lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc.

Mới đây, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 14, trình Quốc hội dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chính phủ chính thức đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Liên quan đến đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, Chính phủ trình 2 phương án để Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Phương án 1, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Đồng thời, dự thảo cũng quy định, quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.Quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.

Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Với phương án 1, thì tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021). Phương án 2 có lộ trình nhanh hơn phương án 1: tuổi nghỉ hưu của nam đạt 62 tuổi vào năm 2026  và tuổi nghỉ hưu của nữ đạt 60 tuổi vào năm 2030 (sau 6 năm với nam và sau 10 năm đối với nữ kể từ năm 2021). Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Vấn đề này đã nhận rất nhiều ý kiến từ các đại biểu Quốc hội cũng như sự quan tâm đến từ dư luận. Riêng tại tỉnh Quảng Trị, đa phần người dân được khảo sát đều mong muốn hoặc không tăng tuổi hưu hoặc nếu tăng thì cần có lộ trình chậm hơn. Sau đây là một số ý kiến mà chúng tôi đã ghi lại được.

Voxpop 3 ý kiến

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ quan soạn thảo dự luật này đã đưa ra 3 lý do đề xuất tăng tuổi hưu gồm: Dân số đang già hóa; Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để bảo đảm cân bằng ổn định của quỹ bảo hiểm xã hội; Khả năng lao động sau tuổi nghỉ hưu của người Việt Nam là cao. Tuy nhiên, liên quan đến việc làm, sức khỏe và thu nhập cũng như lương hưu của mỗi người nên dù muốn hay không sự đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội, của người dân rất cần thiết./.

Nhạc cắt

Bài 2- Mong muốn của người dân trước vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu

Thưa quý vị và các bạn! Như phần trên chúng tôi vừa thông tin, đa phần người dân khi tiếp cận thông tin việc tăng tuổi nghỉ hưu đều không đồng tình hoặc đồng tình thì cần phải có lộ trình dài hơn. Trên thực tế, tùy thuộc ngành nghề khác nhau sẽ cần một độ tuổi chín nhất định phục vục cho công việc đó. Trước vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, chúng tôi đã khảo sát ý kiến mong muốn của một số người dân ở các lĩnh vực khác nhau. Mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết sau.

Chị Lê Thị Tuyết Phượng, hướng dẫn viên du lịch ở Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn có thâm niên làm việc hơn 10 năm trong nghề. Chị cảm thấy hài lòng với công việc mà trước đây mình từng mơ ước. Hàng ngày chị vẫn luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng cũng như chăm sóc ngoại hình làm sao để phục vụ tốt công việc của mình. Chị Phượng chia sẻ, với công việc này, đến tầm 40 – 45 tuổi thì có thể dừng lại bởi nghề hướng dẫn viên ngoài kiến thức và kỹ năng thì đòi hỏi ngoại hình cũng như nhan sắc mới đáp ứng được nhu cầu công việc. Khi tiếp cận thông tin sẽ tăng tuổi nghỉ hưu chị Phượng không ít băn khoăn. Chị Lê Thị Tuyết Phượng, hướng dẫn viên du lịch tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn cho biết thêm:

Trích băng:

 Đồng quan điểm với chị Lê Thị Tuyết Phượng, khá nhiều ý kiến không đồng tình với việc tăng tuổi nghỉ hưu khi thấy có sự mâu thuẫn. Nhiều sinh viên hiện ra trường không có việc làm, nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu sẽ mất đi cơ hội có việc làm của giới trẻ. Vì vậy, đến ngưỡng nào đó nên khép lại tuổi lao động để tạo cơ hội cho giới trẻ có việc làm. Việc phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của người đi trước là điều cần thiết, nhưng xét ở một góc độ nào đó, sẽ khó phát huy được năng lực và sức trẻ của các thế hệ trẻ hiện nay được đào tạo bài bản nhưng không có cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, với một số ngành nghề đặc thù thì việc kéo dài tuổi nghỉ hưu sẽ không thuận lợi cho việc đảm bảo sức khỏe người lao động như giáo viên mầm non, những người lao động tay chân.v.v. Ông Nguyễn Bảo, thôn Cổ Thành, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong chia sẻ:

Trích băng:

Mặt khác, thị trường lao động của nước ta chủ yếu là lao động nặng nhọc, cơ bắp, không phù hợp để làm việc khi đã lớn tuổi. Chủ các doanh nghiệp cũng không muốn sử dụng người lớn tuổi vào lao động trực tiếp. Do đó, nếu tăng tuổi hưu, năng suất lao động sẽ không cao. Ngược lại, người trẻ sẽ thiếu việc làm, hậu quả đối với xã hội là rất lớn.

Nhạc cắt

Bài 3 – Quan điểm của Liên đoàn lao động về tăng tuổi nghỉ hưu

Thưa quý vị và các bạn!

Với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, xung quanh việc tăng tuổi nghỉ hưu, LĐLĐ tỉnh Quảng Trị cũng đã có những hoạt động nhằm lấy ý kiến của người lao động trên địa bàn tỉnh. Xung quanh vấn đề này, phóng viên chuyên mục đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với đại diện của LĐLĐ tỉnh. Mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết sau.

Qua thu thập ý kiến người lao động, phần lớn người lao động, đặc biệt là những người lao động trực tiếp chưa đồng tình với việc tăng tuổi nghỉ hưu ở thời điểm hiện nay. Một bộ phận người lao động, hầu hết cán bộ công chức, viên chức đồng tình với phương án tăng tuổi nghỉ hưu theo phương án  từ 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Trao đổi với chúng tôi bà Nguyễn Thị Hoài Lê, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị cho biết, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi) từ các đại biểu đại diện các tổ chức công đoàn trên toàn tỉnh. Tại hội nghị này, nhiều ý kiến đã được đưa ra và phần lớn không đồng tình với phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Bà Nguyễn Thị Hoài Lê, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Bà Lê cho biết thêm, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp sử dụng nguồn công nhân trực tiếp, không muốn sử dụng lao động lớn tuổi cho những công việc trực tiếp sản xuất do độ tuổi càng lớn thì sức khỏe, độ nhanh ngạy, kỹ năng làm việc của người lao động càng giảm. Trong kho phải trả lương cao vì thâm niên làm việc, không ít doanh nghiệp tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều công nhân từ 35 – 45 tuổi. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đồng ý với việc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu trong lần sử đổi Bộ Luật Lao động lần này theo tinh thần Nghị quyết số 28 NQ/TW ngày 23//5/2018của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa XII vê cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến các yếu tố: đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt. Về quan điểm của LĐLĐ tỉnh Quảng Trị, bà Nguyễn Thị Hoài Lê cho biết:

Trích băng:

Mặt khác, việc tăng tuổi nghỉ hưu cần cân nhắc đến các đối tượng là công nhân, lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù như giáo viên mầm non, tiểu học, người làm trong lĩnh vực nghệ thuật. Đối với đối tượng này cần được lấy ý kiến trực tiếp từ họ xem xét để không tăng hoặc tăng chậm hơn và có cách chính sách hỗ trợ linh hoạt, kkhông gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Đối với những người lao động bị suy giảm sưc khỏe, làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn từ 7 – 10 năm so với quy định. Như vậy, dù muốn hay không quan điểm tăng độ tuổi nghỉ hưu khi đưa vào thực hiện cần phải có lộ trình và tạo được sự đồng thuận từ chính người dân./.

Chào kết

 

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 04/06/2019 15:20 Nguyễn Thị Bảo 04/06/2019 15:20
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà