Các vấn đề xã hội 1 8 2019 – Giáo dục giới tính, hạn chế xâm hại tình dục ở trẻ
Danh mục
Các vấn đề xã hội
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Bây giờ là thời lượng giành cho 15 phút chuyên mục các vấn đề xã hội của Đài PTTH Quảng Trị. Chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh, quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình này trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Chị Như Hòa này, chị có đồng ý với Thúy Hằng rằng, trong thời gian gần đây, liên tiếp xuất hiện nhiều thông tin đau lòng về các vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục. Có những em tuổi còn rất nhỏ; có những em bị xâm hại không chỉ 1 lần; lại có những vụ nhiều trẻ em cùng bị một đối tượng xâm hại? Vâng, điều này gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức. Đó cũng là điều người lớn chúng ta trăn trở: phải chăng do người lớn không trang bị đầy đủ kiến thức cho con em mìnmh nên các em không biết cách phản ứng khi bị người khác giới đụng chạm vào vùng nhạy cảm… Phải chăng việc giáo dục giới tính cho trẻ em của chúng ta còn bị xem nhẹ dẫn đến hậu quả thương tâm như chúng ta đã nghe? Theo tôi thì không thể đổ lỗi cho một ai trong vấn đề này, mà cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, mỗi chúng ta, mỗi gia đình, nhà trường, xã hội và chính cả các cấp chính quyền, các đoàn thể phải thực sự thấy được vai trò, trách nhiệm của mình. Thực tế, các em cũng rất cần được giáo dục giới tính, và luôn lên án những hành vi đồi bại của đạo đức này. Đây là nội dung chính mà chúng tôi muốn chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục các vấn đề xã hội hôm nay. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Các vấn đề xã hội 1 8 2019 – Giáo dục giới tính, hạn chế xâm hại tình dục ở trẻ

Kính chào quý vị và các bạn!

Bây giờ là thời lượng giành cho 15 phút chuyên mục các vấn đề xã hội của Đài PTTH Quảng Trị. Chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh, quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình này trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn

Chị Như Hòa này, chị có đồng ý với Thúy Hằng rằng, trong thời gian gần đây, liên tiếp xuất hiện nhiều thông tin đau lòng về các vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục. Có những em tuổi còn rất nhỏ; có những em bị xâm hại không chỉ 1 lần; lại có những vụ nhiều trẻ em cùng bị một đối tượng xâm hại?

Vâng, điều này gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức. Đó cũng là điều người lớn chúng ta trăn trở: phải chăng do người lớn không trang bị đầy đủ kiến thức cho con em mìnmh nên các em không biết cách phản ứng khi bị người khác giới đụng chạm vào vùng nhạy cảm… Phải chăng việc giáo dục giới tính cho trẻ em của chúng ta còn bị xem nhẹ dẫn đến hậu quả thương tâm như chúng ta đã nghe?

Theo tôi thì không thể đổ lỗi cho một ai trong vấn đề này, mà cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, mỗi chúng ta, mỗi gia đình, nhà trường, xã hội và chính cả các cấp chính quyền, các đoàn thể phải thực sự thấy được vai trò, trách nhiệm của mình. Thực tế, các em cũng rất cần được giáo dục giới tính, và luôn lên án những hành vi đồi bại của đạo đức này. Đây là nội dung chính mà chúng tôi muốn chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục các vấn đề xã hội hôm nay. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1 – Hiểu về giới tính hạn chế xâm hại tình dục ở trẻ

Quý vị và các bạn thân mấn! Thời gian gần đây, cả nước phát hiện hàng ngàn vụ xâm hại tình dục ở trẻ. Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em gây hậu quả nguy hại, tính chất tinh vi, nguy hiểm đã được phát hiện cho thấy mức độ đáng báo động của loại tội phạm này. Xâm hại hay quấy rối tình dục đều là những hành vi không thể tha thứ, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi ranh giới giữa hành vi dâm ô và thể hiện tình yêu thương là rất mong manh. Hiện nay, cũng không ít trẻ đã được giáo dục giới tính nhằm trang bị kiến thức tránh bị xâm hại. Bài viết sau sẽ chia sẻ đến quý vị và các bạn góc nhìn của một số trẻ về vấn đề giới tính và xâm hại tình dục. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Chúng tôi có dịp gặp em Hồ Thị Vòng, thôn Ta Núc, xã Húc, huyện Hướng Hóa tại một buổi truyền thông về giới tính nằm trong chương trình sinh hoạt của câu lạc bộ trẻ em gái tại địa phương. Mới thành lập trong năm 2019 này nhưng câu lạc bộ này đã thực sự giúp trẻ em nơi đây thay đổi nhận thức nhiều hơn về tâm sinh lí lứa tuổi, về giới tính và những hiểu biết khi kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống. Vòng là một học sinh lớp 9, cái tuổi đã bắt đầu phát triển về tâm sinh lý và những thay đổi trên cơ thể của một bé gái. Không rụt rè như nhiều bạn gái khác, em rất háo hức muốn biết về cơ thể mình phát triển như thế nào trong tuổi dậy thì. Khi được chủ nhiệm câu lạc bộ tuyên truyền, giảng giải cặn kẽ về từng giai đoạn phát triển của cơ thế, về những thay đổi trên cơ thể em biết được mình cần phải làm gì trong lứa tuổi này. Đặc biệt, khi hiểu về giới tính của cả nam và nữ, Vòng sẽ biết cách phòng chống xâm hại tình dục tốt hơn. Em Hồ Thị Vòng, thôn Ta Núc, xã Húc, huyện Hướng Hóa chia sẻ:

Trích băng: PTV đọc dịch – Khi được chia sẻ về tâm sinh lí tuổi dậy thì em biết nhiều hơn về lứa tuổi của mình. Con gái thì sẽ có kinh nguyệt bắt đầu có thể sinh con, ngực phát triển, mông to ra. Em cũng biết không nên kết hôn sớm, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình khi chưa hoàn thiện cơ thể, cũng biết cách để tránh xâm hại tình dục)

Em Nguyễn Phan Nhật Linh ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh năm nay đã bước vào lớp 12 nên việc tìm hiểu về giới tính dường như được em rất quan tâm những năm đầu bước vào cấp 3. Cũng không thể phủ nhận rằng, với tốc độ phát triển về internet như vũ bão hiện nay, việc tìm hiểu về giới tính trên điện thoại di động hay trên máy tính không còn xa lạ với một học sinh cấp 3 như Linh. Cũng từ những trang thông tin mạng, không ít vụ việc đau lòng về xâm hại tình dục diễn ra khiến cho em cảm thấy bức xúc. Và hơn lúc nào hết, hiểu về giới tính, về tâm sinh lý lứa tuổi sẽ là giải pháp đầu tiên mà một học sinh như Linh cần phải biết để phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ. Sinh sống ở vùng rừng núi, địa phương giáp ranh với tỉnh Quảng Bình, nguy cơ học sinh bị xâm hại tình dục không phải là ít. Em Nguyễn Phan Nhật Linh ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh cho biết thêm:

Trích băng:

Có thể thấy rằng nhận thức về giới tính của trẻ đã ngày càng được tuyên truyền giáo dục và chính các em cũng đã tự tìm hiểu để bổ trợ kiến thức cho chính mình. Vậy nhưng tại sao, tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ vẫn ngày một diễn ra khá phổ biến? Nên chăng cần có sự vào cuộc của chính quyền, nhà trường, cộng đồng xã hội. Chúng ta cần hiểu hơn về những mong muốn ở trẻ, tìm hiểu để biết các em cần gì và có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong ít phút nữa. Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình.

Nhạc cắt

Bài 2 – Mong muốn của trẻ giáo dục giới tính tránh xâm hại tình dục

Thưa quý vị và các bạn!

Thời gian gần đây, những vụ việc xâm hại, quấy rối tình dục trẻ em ngày càng nhiều. Những hành vi này diễn ra ở nơi công cộng, tại trường học hay trong chính ngôi nhà của trẻ. Phải nói rằng hành vi xâm hại tình dục trẻ em là điều đáng lên án, phỉ nhổ. Hành động này cần được pháp luật nghiêm trị, càng không nên giấu giếm hay “hòa giải”. Từ những sự việc đau lòng của nhiều bạn trẻ cả nước bị xâm hại tình dục thời gian qua, không ít học sinh mong muốn được trang bị kiến thức về giới tính, về cách phòng chống xâm hại tình dục để góp phần hạn chế được những hành vi đồi bại này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết của PV Nguyên Bảo

Trước những vụ xâm hại tình dục đáng báo động xảy ra thời gian qua, vấn đề cần thiết đặt ra ở đây là việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính để trẻ hiểu và chủ động phòng chống xâm hại tình dục xảy ra với bản thân. Bởi với những học sinh, hiểu biết về giới tính còn hạn chế, việc được hiểu mập mờ về kiến thức cũng khiến cho các em tò mò. Chính vì vậy, càng tò mò thì càng muốn khám phá, đối tượng này thường là các bạn trai. Và đối với những bạn nữ thì các em vô tình bị xâm hại khi không biết cách tự bảo vệ bản thân mình.

Theo thống kê của trung ương hội LHPN Việt Nam, đối tượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực và xâm hại xuất hiện ở các độ tuổi từ trên 12 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi, trong đó, nạn nhân ở độ tuổi từ 1-5 tuổi chiếm tỉ lệ 31%, nạn nhân ở độ tuổi từ 6-10 tuổ chiếm khoảng 32%, nạn nhân ở độ tuổi từ 11-15 tuổi chiếm 38%. Đối tượng nạn nhân là bé gái chiếm đa số với tỉ lệ 78%.

Trung bình ở Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp và con số này ngày càng gia tăng. Trên thực tế, số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục được công khai chưa phản ánh đúng sự thật. Hầu hết các vụ xâm hại trẻ em không bắt được quả tang, hậu quả nghiêm trọng mớ bị phát hiện và tố cáo. Và điều các em cần ở đây chính là cộng đồng cần phải chung tay vào cuộc, trước hết là giáo dục giới tính, sau đó là góp phần hạn chế xâm hại tình dục. Em Nguyễn Phan Nhật Linh ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh chia sẻ:

Trích băng:

Khi bị xâm hại thì trẻ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp, chịu hậu quả nặng nề về thể chất lẫn tinh thần. Không ít học sinh cho rằng, chính bản thân các em phải có kiến thức, tự tìm hiểu để biết cách phòng tránh hợp lý. Bởi hiện nay, các kênh thông tin đã và đang phủ sóng rộng khắp với nhiều thông tin khác nhau. Các em cần biết chọn lọc và tìm kiếm thông tin tốt để phục vụ cho việc bổ trợ kiến thức cho mình. Em Trần Hữu Thành, ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh cho biết thêm:

Trích băng:

Như vậy mong muốn của các em hoàn toàn chính đáng bởi các em tự ý thức rằng, cùng với giáo dục của nhà trường, xã hội và gia đình thì chính bản thân mình cần phải tự tìm tòi, học hỏi để tránh xảy ra những vụ việc đáng tiếc, ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của chính mình. Làm gì để phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ, liệu giáo dục giới tính có phải là giải pháp hàng đầu trong vấn đề này, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong ít phút nữa của chương trình.

Nhạc cắt

Bài 3 – Làm gì phòng chống xâm hại tình dục

Thưa quý vị và các bạn! Nguyên nhân của phần lớn các vụ xâm hại tình dục trẻ em là do nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện để chăm sóc, quản lý giáo dục và thường để các em ở nhà một mình hoặc ở nơi không đáng tin cậy, tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng và thực hiện hành vi xâm hại. Mặt khác, nhiều em do thiếu thốn tình cảm, sống trong hoàn cảnh gia đình ly tán, không được học hành đầy đủ dẫn đến không đủ nhận thức về sự nguy hiểm của những hành vi bị xâm hại. Ngoài ra, việc học đòi theo sách vở, phim ảnh đồi trụy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành xâm hại tình dục. Vậy làm gì để phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ, bài viết của PV Việt Thanh đề cập rõ hơn vấn đề này, mơi quý vị và các bạn cùng nghe.

Ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, việc tiếp cận những nguồn thông tin về xâm hại tình dục còn khá hạn chế. Các em cũng không có nhiều kỹ năng để tự bảo vệ mình trước những tình huống xâm hại hay quấy rối. Vì thế, tình trạng xâm hại trẻ em những năm gần đây vẫn ở mức báo động. Rào cản lớn nhất trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại hiện nay lại chính là nhận thức về tầm quan trọng trong giáo dục giới tính của phụ huynh. Theo thống kê của các ngành chức năng, trẻ bị xâm hại tình dục là do nhận thức của trẻ ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, cha mẹ lại lo làm rẫy kiếm sống thiếu quan tâm đến tâm sinh lý của tuổi mới lớn, không giáo dục giới tính cho con trẻ nên để trẻ giao du với những thanh niên xấu và sớm bị xâm hại. Tại các địa phương vùng sâu, vùng xa việc tuyên truyền giáo dục giới tính cho trẻ đã và đang được chính quyền địa phương và các ngành chức năng, các đoàn thể vào cuộc một cách mạnh mẽ. Đó là sự ra đời của các câu lạc bộ trẻ em gái, giáo dục giới tính và chống xâm hại tình dục ở trẻ. Ông Hồ Văn Trọn, Phó Chủ tịch UBND xã Húc, huyện Hướng Hóa chia sẻ:

Trích băng:

Do được chăm sóc đầy đủ về vật chất, trẻ em ngày nay gần như lớn trước tuổi. Cùng với sự tăng trưởng về chiều cao, tuổi dậy thì của các em cũng đến sớm hơn. Ngoài xã hội, trẻ được giao lưu hòa nhập với cộng đồng nhiều hơn. Mạng Internet phát triển, lại chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến các em biết được nhiều chuyện nhạy cảm mà lẽ ra tuổi học sinh chưa nên biết. Do vậy, việc giáo dục giới tính đối với trẻ em là điều cần thiết, đặc biệt trong gia đình và nhà trường.

Để giảm tải tình trạng trẻ bị xâm hại, theo một số cơ quan chức năng thì việc tuyên truyền, giáo dục cho trẻ về giới tính cần được thực hiện sớm khi trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Cha mẹ cần quan tâm đến con cái để biết được các mối quan hệ cũng như phát hiện sớm khi trẻ có dấu hiệu bị dụ dỗ, xâm hại; nhà trường cũng cần giáo dục sớm về giới tính và tăng cường dạy kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trước những mối đe dọa; còn các cơ quan chức năng phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Cô giáo Thái Thị Hương Nga, Phó Bí thư đoàn trường THPT Bến Quan, huyện Vĩnh Linh chia sẻ:

Trích băng:

Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhà trường và xã hội, thì cha mẹ, người thân lại chính là những người quan trọng nhất trong việc giúp các em phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh vẫn ngại ngùng khi nói chuyện giới tính với con cái họ bởi tâm lý e ngại. Và chính sự e dè của một số bậc phụ huynh khi không trang bị kiến thức cho con em mình đã khiến trẻ khép kín, không muốn chia sẻ và đi “lệch hướng” trong nhận thức. Để làm được điều này, ngoài gia đình, nhà trường vẫn cần có sự chung tay góp sức cuả toàn xã hội. Mỗi chúng ta hãy cùng thầy cô giáo, cha mẹ các em để luôn là người bạn gần gũi sao cho con trẻ tin tưởng để dốc bầu tâm sự một cách thoải mái, không dấu giếm, giúp các em tháo gỡ những thắc mắc băn khoăn cũng như xử lý những tình huống khi có dấu hiệu bị xâm hại, giúp các em được phát triển một cách toàn diện./.

Chào kết


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 29/07/2019 08:32 Nguyễn Thị Bảo 29/07/2019 08:32
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà