Tạp chí văn nghệ chủ nhật
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật

 

MC 1: Kính chào quý vị và các bạn!

Bây giờ là 30p của Tạp chí VNCN, với phần tham gia thực hiện của …

MC 2: Thưa quý vị!

Trong đời sống của người dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Trị, dân ca của người Vân Kiều-PaCô có một vai trò quan trọng, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của mỗi người dân. Đối với họ, dân ca không chỉ thông thường là hình thức giải trí mà đã trở thành bản sắc gắn với tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc mình.

MC 1:  Trong cuộc sống lao động sản xuất, dù lên nương hay lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong lao động sản xuất thì những câu dân ca vẫn gần gũi, đằm thắm, mộc mạc vút bay giữa núi rừng Trường Sơn.

Chính vì thế, trong tạp chí VNCN tuần này, mời quý vị cùng chúng tôi đến với vốn văn hóa độc đáo này của đồng bào Pa cô Vân Kiều.

Nhạc cắt

ĐIỆU XÀ NỚT VÀ NHỮNG KHÚC HÁT TỪ TRÁI TIM

MC1 : Thưa quý vị và các bạn!

Trong lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, hát đối đáp có thể nói là một nét văn hóa rất phổ biến của các cộng đồng dân cư người Việt. Nằm trong dòng chảy văn  hóa đó, đồng bào Paco Vân Kiều cũng có những khúc hát thật trữ tình và độc đáo.

MC2: Chị..này, có phải chị đang muốn nói đến  điệu Xà nớt không?

MC1 : Đúng vậy chị…

Quý vị có biết không?

MC 1: Đốì với người Vân Kiều, hát Xà nớt thường được dùng đề lứa đôi tìm hiểu nhau, đối đáp qua lại giữa người con trai và con gái. Khi hát Xà nớt thường được đệm bằng sáo khui. Làn điệu này khá khó học ngay cả vớì người Vân Kiều, nó đòi hỏi phải luyện tập công phu về âm thanh trong nhiều năm.

Theo giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà Pả Đươn ở bản Ly Tôn -xã Tà Long- huyện Đakrông.

Và ông mở đầu câu chuyện bằng việc kể cho chúng tôi nghe rằng nhờ hát hay điệu Xà Nớt, Tà Oải mà cách đây ba mươi ba năm trước (năm 1975), ông đưa được người đẹp Hồ Thị Niêng từ bản Xăng Kê (huyện Ăng Kăm, Lào) về Việt Nam.

MC 2: Theo đó, Pả Đươn nhập ngũ năm 1959. Sau một thời gian huấn luyện, ông được điều động công tác tại Trung đoàn 8 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên cũ). Biết người có tài chơi được nhiều loại nhạc cụ gồm sáo A Mam, Khui, Tariel, Khèn Bè, Acơng A Quảy đồng thời hát rất hay nhiều làn điệu dân ca dân tộc Vân Kiều, Pa Cô như Xà Nớt. Tà Oải, Xiêng, Cà Lơi – Cha Chấp…, đơn vị điều ông vào đội văn nghệ của Trung đoàn 8 để chơi nhạc và hát phục vụ bộ đội vừa tham gia chiến đấu. Năm 1965, trong chuyến băng rừng sang đất bạn Lào làm nhiệm vụ, ông gặp bà Hồ Thị Niêng đang giặt áo quần bên suối. Gặp nhau lần đầu nhưng ấn tượng về người đẹp cứ bám riết trong tâm trí ông trên suốt dọc đường rừng. Trên đường về, ông bảo với đồng đội đến nghỉ lại bản Xăng Kê. Chờ đêm xuống, Pả Đươn giấu khẩu súng dưới đáy chiếc A Choi mang sau người vì sợ "người đẹp” hoảng sợ rồi lặng lẽ tìm đến nhà sau đó đứng dưới sàn hát Tà Oải.

MC 1: Câu hát cất lên: Em ơi bây giờ trên trời máy bay thằng giặc còn nhiều/ Múi rừng chưa yên vì tiếng bom, đạn/ Con nai, con hươu phải bỏ suối cũ đi tìm suối mới tận rừng sâu/ Để núi rừng bình yên, anh lên đường cầm súng/ Anh gặp rồi yêu em/ Hẹn hò cùng em bên suối, trên nương/ Sau này, đất nước hoà bình dù chân có mỏi anh cũng tìm em/Ta thành vợ chồng/ Mỗi sớm lên rẫy, lên nương…

Nghe tiếng hát của Pả Đươn văng vẳng vọng lên từ sàn nhà mình, người đẹp vội xuống nhà để gặp. Đêm ấy, dưới ánh trăng như dát vàng lên tán lá rừng Trường Sơn, hai người trao nhau tín vật làm tin rồi cùng nhau hẹn ngày đất nước hòa bình sẽ lên duyên vợ chồng. Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Pả Đươn xin phép đơn vị quay về bản Ly Tôn nói với cha mẹ mang lễ vật băng rừng nửa tháng trời để sang bản Xăng Kê hỏi vợ. 

Hỏi ông về điệu xà nớt của đồng bào mình, Pả Đươn  chia sẻ

 

Trích băng

 

MC 2: Theo các tài liệu về văn hóa Vân Kiều, Pa cô, làn điệu Xà Nớt thường dành cho đôi lứa tìm hiểu nhau cũng như làn điệu Tà Oải trong những đêm Sim. Nhưng làn điệu Tà oải dễ hát hơn bởi không đòi hỏi sự luyến láy giọng. Xà Nớt khi hát thường được đệm bằng khèn Khui và hát ở dạng đối đáp qua lại giữa người con trai với người con gái.

Khi người con trai hát hỏi ướm lòng người con gái:

Từ thuở núi rừng còn hoang vu chưa có bóng người
Tôi chưa gặp được em
Bây giờ gặp được em rồi,

Tôi thấy yêu em là muôn cưới em về làm vợ
Sau này sướng khổ có hhau”.

Thì người con gái hát đáp lại:

“Tôi đã mười năm không gặp anh
Bây giờ tôi gặp anh đây,

Tôi ưng cái bụng nên muôh cùng anh xây dựng gia đình

MC 1: Khi được hỏi về chuyện ông là nghệ nhân cuối cùng có thể hát được làn điệu Xà Nớt, Pả Đươn chậm rãi: “Làn điệu Xà Nớt quá khó học. Bình thường một người muốn hát Xà Nớt phải luyện tập thật công phu nhiều năm. Cái khó bắt nguồn từ việc phải luyện giọng sao cho lúc hát âm vực lúc cao, lúc thấp cứ trầm bổng như ngọn gió thổi qua rừng, như nước suối chảy mềm qua đá…”

Nói rồi, Pả Đươn hát cho chúng tôi nghe một vài khúc hát của điệu xà nớt độc đáo mà ông đã từng mải mê hát.

Trích băng- Pả Đươn hát Xà nớt

 

MC 2: Không trả lời câu hỏi của tôi về việc trong lúc nhiều thanh niên dân tộc Vân Kiều,Pa Kô chỉ mê hát karaoke mà quay lưng lại với các làn điệu dân ca dân tộc mình, Pả Đươn nhìn ra phía rừng núi trập trùng trước nhà, thở dài: “Họ không thích hát thì miềng biết mần răng được. Sau miềng không biết còn có ai còn hát được các làn điệu dân ca Vân Kiều , Pa Cô nữa không? Nói rứa nhưng miềng vẫn tin lớp trẻ sẽ hiểu mà tìm đến miềng để miềng truyền lại cho họ...

 

Nhạc cắt

VĂNG VẲNG TIẾNG SÁO RỪNG

MC1 : Vâng thưa quý vị và các bạn!

Tôi nghĩ rằng không chỉ Pả Đươn mà với những ai quan tâm đến những giá trị đặc sắc của văn hóa Pa cô Vân Kiều cũng sẽ có chung niềm trăn trở như thế, khi nguy cơ mất dần một làn điệu dân ca độc đáo của đồng bào là có thật

MC2:  Chị…biết không, thực sự thì thời gian qua, các xã A Ngo, Tà Rụt, Tà Long - huyện Đakrông đã thành lập đội văn nghệ xã rồi mời nghệ nhân đến dạy hát các làn điệu dân ca dân tộc Vân Kiều, Pa Kô cho lớp trẻ. Vì thế tôi tin những làn điệu dân ca dân tộc Vân Kiều, Pa Kô sẽ được lưu giữ mãi

MC1:  Đúng là một tin đáng mừng phải không thưa quý vị.

Và khi nhắc đến điệu Xà nớt, tôi nghĩ rằng sẽ là rất thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến cây sáo khui, là một thứ nhạc cụ sóng đôi.

MC2: Vậy tại sao chị không giới thiệu cho mọi người biết thêm về loại nhạc cụ này?

MC1: Vâng, thưa quý vị! Sáo Khui là một loại nhạc cụ trong bộ nhạc khí thổi của người dân tộc Vân Kiều. Chiếc sáo này đã tồn tại và gắn bó bao đời nay trong tập quán sinh hoạt của người dân tộc Vân Kiều - huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa. Sáo Khui được sử dụng rất nhiều trong các lễ hội như: Ra Pựt, Tức A Bôn, đám cưới…

Tiếng Sáo Khui và điệu Xa Nớt là nét văn hóa đặc trưng nhất của người Vân Kiều. Từ khi có mặt trên đời, Sáo Khui đã rất "kén" người dùng. Nó chỉ dành cho các bậc trung niên sử dụng và đặc biệt là chỉ dành riêng cho đàn ông.

MC2:  Khác với các loại sáo khác thường dùng cho các đôi nam nữ bày tỏ tình yêu, hò hẹn trao tình… Sáo Khui thổi lên để kể lại một câu chuyện nào đó. Âm thanh trầm lắng của tiếng sáo làm cho người nghe khi có cảm giác buồn man mác, khi lại thấy vui vui.

 Với điệu Xa Nớt, thông thường người thổi Sáo Khui chia làm hai nhóm; hai người thổi sáo là hai người đứng đầu của tốp diễn mỗi khi người bên này thổi lên thì những người ngồi xung quanh cùng hò theo, sau đó lại đổi qua người bên kia thổi (như hò đối đáp). Tiếng sáo cất lên làm réo rắt lòng người, làm cỏ cây, núi rừng phải động lòng thức tỉnh.

MC1: Trong lễ Ra Pựt, với điệu Xa Nớt là khi con cháu được nghe kể lại những truyền thống của ông bà tổ tiên dòng họ mình, qua đây giúp con cháu hiểu được truyền thống của gia đình mình, đồng thời nói rõ tình cảm gắn bó máu thịt giữa anh chị em trong dòng họ nội-ngoại (còn gọi Khơi Cù Za).

 Còn với đám cưới, Sáo Khui khi cất lên cùng điệu Xa Nớt lại để gia đình hai bên dặn dò con cái của mình. Đó là phải yêu thương đùm bọc, bảo ban nhau trong cuộc sống, ăn ở với nhau đến đầu bạc răng long… chính vì những lẽ đó mà đối với người Vân Kiều tiếng Sáo Khui rất thiêng liêng và hệ trọng.

 MC2: Trong các gia đình dòng họ có xảy ra xích mích, khi tiếng sáo này cất lên cùng với những điệu Xa Nớt của những bậc cao niên trong làng, bản thì coi như mọi mâu thuẫn đó được tháo gỡ, giải hoà.

 Thêm một nét độc đáo nữa của Sáo Khui đó là khi người thổi sáo tìm được cho mình những bạn Xa Nớt tốt (hò đối đáp tốt) thì họ có thể ngồi lại chơi với nhau, hát đáp mấy ngày liền không chán. Ngày trước hầu hết đàn ông người Vân Kiều đều thổi được Sáo Khui.

MC1: Để được nghe, được thấy và đặc biệt là để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Sáo Khui, chúng tôi đã tìm gặp nghệ nhân Pă Khăm ở thôn Kalu – xã Đakrông- huyện Đakrông - một trong số ít người còn biết làm và sử dụng loại nhạc cụ này. Thật ngạc nhiên giữa chốn núi rừng bạt ngàn, trên vách của nhà sàn, Pă Khăm nâng niu cất giữ không chỉ Sáo Khui, mà còn có nguyên cả một bộ cồng chiêng, trống, đàn nguyệt, tỳ bà, khèn, nhị…

Và ngay từ phút đầu của buổi gặp gỡ, ông đã thổi cho chúng tôi nghe một đoạn nhạc, từ chính cây sáo của mình.

Trích băng

MC2: Pă Khăm chia sẻ rằng:  Để có được một chiếc Sáo Khui như ý mất rất nhiều công đoạn. Sáo Khui được làm từ nứa Lồ Ô lấy tận trong rừng sâu. Công đoạn tìm và chặt nứa rất quan trọng. Đầu tiên phải lùng tìm cho được những cây nứa già có ống dài, thân lại không quá dày để âm thanh phát ra được hay. Thứ hai, khi nhắm thấy cây có thể dùng để làm sáo thì phải đợi chọn ngày, thường là ngày trăng sáng (15 - 16) trong tháng để chặt cây. Thứ ba, trước khi chặt những người này phải hò một bài - với quan niệm là hò như vậy khi làm ra sáo sẽ có âm thanh hay hơn…

 Khi chặt nứa về, người ta gọt và đem phơi trên bếp lửa 1 đến 2 tháng, khi đã thật khô mới làm những công đoạn tiếp theo. Sau khi phơi khô trên dàn bếp, người ta dùng dùi sắt nung đỏ để khoét lỗ, đây cũng là một trong những thao tác khó vì nó cũng góp phần tạo nên âm thanh chuẩn.

 MC1: Ban sơ, Sáo Khui chỉ dành riêng cho các bậc trung niên sử dụng bởi lẽ đến mùa lúa chín các bậc này phải lên rẫy để trông; ngồi buồn nhiều khi mưa rả rích không biết làm gì họ đã tìm những ống nứa khoét lỗ thổi cho vui. Càng về sau họ phát hiện thấy âm thanh phát ra hay lại vang xa, đỡ buồn, người ở bên rẫy bên này có thể thổi tâm sự cho người ở bên rẫy bên kia và ngược lại… vì thế họ chuyện trò với nhau bằng tiếng sáo. Cũng từ đó Sáo Khui ra đời và trở nên phổ biến, nó tồn tại với đời sống sinh hoạt văn hoá của người dân tộc Vân Kiều.

MC2: Có thể nói rằng loại nhạc cụ này đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của người Vân Kiều. Tuy nhiên trên thực tế ngày nay đã không còn nhiều người biết sử dụng loại nhạc cụ này. Nghệ nhân Pă Khăm tâm sự: "Hiện nay, người biết làm và sử dụng hay nhạc cụ này ở thôn bản chỉ độ vài người nữa mà thôi. Sợ mai này những người như tui không còn thì cũng mất đi nét văn hóa của dân tộc mình nên tui đã tập hợp thành một đội văn nghệ 20 người...”.

Từ lúc thành lập đến nay, dân bản xin gia nhập Đội ngày một đông. Đội ngũ nghệ nhân dần được trẻ hóa với 10 thành viên dưới 23 tuổi.

Từ đây, hoạt động của đội văn nghệ đã góp phần làm cho tiếng sáo, tiếng đàn vang lên mãi, giữa núi rừng.

Trích băng

Tiết mục hòa tấu của đội văn nghệ

Nhạc cắt

BÁU VẬT SỐNG  PA CÔ

 

MC1: Thưa quý vị và các bạn,

Dải đất biên giới Việt-Lào chạy dài hơn 200 cây số từ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế vắt sang hai huyện Hướng Hóa và Đăkrông của tỉnh Quảng Trị là đất sống lâu đời của người Pa Cô cổ và của gần 20.000 đồng bào dân tộc thiểu số Pa Cô hiện nay.

Sau chiến tranh, cuộc sống khó khăn khiến bà con nơi đây dường như đã dần quên đi tiếng cồng chiêng, tiếng đàn Ta-lư réo rắt và cả những ngày bản mở hội mừng lúa mới. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống cứ dần mai một trong nỗi niềm đau đáu của những người già. Đám thanh niên trẻ cũng hững hờ và lãng quên những thanh âm đẹp đẽ mà hồn hậu của những nhạc cụ được chế tạo từ tre nứa và những làn điệu dân ca truyền thống. Không được lưu truyền, các làn điệu dân ca của người Pa Cô cứ thế dần biến mất và những người già có khả năng chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc cũng dần khuất bên kia bóng núi.

MC2: Cách đây vài tháng, chúng tôi lên công tác tại xã Tà Rụt, huyê%3ḅn Đakrông. Khi biết chúng tôi có ý định tìm hiểu công tác bảo tồn, lưu giữ văn hóa của đồng bào dân tô%3ḅc Pa Cô, nghê%3ḅ nhân ưu tú Kray Sức (sinh năm 1964) cười rồi bảo muốn hiểu cặn kẽ viê%3ḅc lưu giữ, bảo tồn như thế nào thì cứ theo anh mô%3ḅt chuyến là khắc biết. Dưới cái nắng buổi trưa mùa hè ong ong, ngô%3ḅt ngạt của núi rừng Trường Sơn, chúng tôi rã rời chân tay mới theo kịp bước chân thoăn thoắt của Kray Sức băng qua mấy ngọn đồi cao chót vót để vào thung lũng A Vương. Hóa ra, nơi mà Kray Sức dẫn chúng tôi đến là ngôi nhà sàn khang trang nhưng nằm lẻ loi giữa bốn bề núi cao, rừng sâu hoang vắng của nghê%3ḅ nhân Mai Hoa Sen.

Sau mấy chén rượu hiếu khách theo phong tục của người miền núi, chúng tôi mới biết mục đích chuyến đi này của Kray Sức là tìm nghê%3ḅ nhân Mai Hoa Sen để bổ sung, hoàn thiê%3ḅn tài liê%3ḅu tìm hiểu về các nghi thức của lễ hô%3ḅi Kăl năng Mương (hoàn ân thổ thần) mà Kray Sức đang sưu tầm, ghi chép thành văn bản để gìn giữ, lưu truyền lại cho thế hê%3ḅ mai sau.

MC1: Qua câu chuyê%3ḅn, chúng tôi mới nhâ%3ḅn ra rằng, nghê%3ḅ nhân ưu tú Mai Hoa Sen là mô%3ḅt trong những “báu vâ%3ḅt sống” của vốn cổ văn hóa dân tô%3ḅc  Pa Cô.

Thời chiến tranh, như bao người trai bản cùng đứng lên đáp lời sông núi, chàng trai Pa Cô Mai Hoa Sen nhập ngũ năm 1961, trực tiếp chiến đấu tại chiến trưởng Bình Trị Thiên. Chàng trai Pa Cô dễ mến ấy mang theo bên mình chiếc đàn Talư nhỏ và tấu lên khúc nhạc thanh bình mỗi khi tiếng bom đạn tạm ngưng. Chiếc đàn hai dây đã mang đến cho đồng đội ở mọi miền quê những ký ức đẹp về tấm lòng của người Pa Cô, Vân Kiều và tiếp thêm cho họ sức mạnh để đào đường, tải đạn.

Năm 1978, ra quân với quân hàm thượng úy, Mai Hoa Sen trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình ở bản Ka hẹp, trở về với miền dân ca, dân vũ đắm say mà ông chưa lúc nào thôi thương nhớ.

Mân mê chiếc đàn Ta lư trên tay, nghê%3ḅ nhân ưu tú Mai Hoa Sen nay đã gần 80 tuổi bô%3ḅc bạch :

PV: Nghệ nhân ưu tú MAI HOA SEN

MC2: Dù phải lao động để phát triển kinh tế gia đình như bà con dân bản, nhưng Mai Hoa Sen vẫn canh cánh trong lòng một nỗi niềm: "Phải tìm cách lấy lại cái hồn về cho bà con Pa Cô".

Những lúc rảnh rỗi, ông tự mình mày mò tìm cách làm đàn, cách ghép khèn sao cho đúng với tục lệ xưa.

Mai Hoa Sen hiện là một trong những nghệ nhân hiếm hoi của dân tộc Pa Cô biết làm các loại nhạc cụ dân tộc và chơi được hầu hết các bản nhạc truyền thống.

Ông được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tín nhiệm giao việc sưu tầm và nghiên cứu những nhạc cụ, những vật dụng truyền thống gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào mình.

“Bảo tàng nhạc cụ” của nghệ nhân Mai Hoa Sen thực sự là một gia tài đáng giá. Đa phần đều được chế tác từ tre nứa và thân cây rừng.

Không chỉ vâ%3ḅy, vào nhà Mai Hoa Sen, chúng tôi còn được chiêm ngưỡng bô%3ḅ chiêng đầy đủ của dân tô%3ḅc Pa Cô. Để có được bộ chiêng quý này, nghệ nhân Mai Hoa Sen đã phải mất rất nhiều năm dành dụm tiền bạc sang tận Lào mua về.

Không giấu nghề, nhiều người Pa Cô trên miền Tây Quảng Trị đã được nghệ nhân Mai Hoa Sen hết lòng chỉ bảo cách đánh đàn. Cánh cửa nhà ông luôn rộng mở chào đón những người yêu vốn cổ dân tộc để cho tinh hoa Pa Cô còn mãi.

Ông bày tỏ gan ruô%3ḅt của mình:

PV: Nghệ nhân ưu tú MAI HOA SEN

MC1: Không chỉ truyền dạy cho lớp trẻ những bản cồng chiêng truyền thống, nghệ nhân ưu tú Mai Hoa Sen và còn giúp cho họ hiểu được những cái hay, cái đẹp và giá trị tinh thần của các loại nhạc cụ độc đáo của dân tô%3ḅc mình. Đội cồng chiêng của xã Tà Rụt đã nhiều lần tham dự các Festival cồng chiêng trong cả nước, các hội diễn văn nghệ trong tỉnh và đạt nhiều giải cao, góp thêm một nét rất riêng về không gian văn hóa Pa Cô trong kho di sản của cộng đồng các sắc dân sinh sống trên dải Trường Sơn.

Sau đây, kính mời quý vị và các bạn nghe bài hát “Bản làng em” theo làn điê%3ḅu dân ca Pa Cô. Bài hát do đô%3ḅi văn nghê%3ḅ xã Tà Rụt biểu diễn tại Liên hoan hát ru- hát dân ca toàn tỉnh Quảng Trị năm 2017.

                                                   Bài hát: Bản làng em

Khúc ru giữa đại ngàn

MC2: Thưa quý vị và các bạn,

Trong cuộc sống hiện đại, khi những lời hát ru ngày nào đang có xu hướng mai một dần thì ở giữa chốn đại ngàn miền Tây Quảng Trị, tiếng hát ru vẫn ngân vang trên nương rẫy, trong những nếp nhà sàn làm xao xuyến lòng người. Hình ảnh những người mẹ Vân Kiều vừa địu con lên rẫy mưu sinh vừa hát ru con ngủ hay bế con vào lòng rồi thì thầm những lời ru bên ánh lửa bập bùng ngày đông giá đã đánh thức giá trị bản sắc văn hóa nguồn cội đang dần bị lãng quên trong một bộ phận giới trẻ…

 

Chúng tôi đến huyện miền núi Đakrông trong những ngày nắng chói và bất chợt được nghe những khúc hát ru xao xuyến lòng người. Bao thế hệ phụ nữ nơi đây vẫn còn nhớ, thuộc những lời ru mà mẹ, cha để lại.

Theo chân chị Hồ Thị Thương, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tà Long (Đakrông) chúng tôi vào tận các bản làng để gặp những bậc “tiền bối” về hát ru nơi đây. Ngay từ đầu con đường dẫn vào thôn Vôi, lẫn trong màn sương núi có tiếng hát ru dịu dàng của những người mẹ Vân Kiều, Pa Kô.                                          

                                             (nhạc hát ru)

MC1: Ở xã Tà Long, trong những buổi sinh hoạt cộng đồng hay hội họp là những điệu hát ru lại vang lên. Bởi một lẽ, phụ nữ ở đây thường thích hát những bài ca dân gian, hát ru của xứ sở mình. Chị Thương cho biết: “Nơi đây người dân rất coi trọng những làn điệu hát ru của dân tộc mình. Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng biết hát, thuộc rất nhiều làn điệu”.

Chúng tôi tìm đến nhà Dã Hương (87 tuổi), ở thôn Tà Lao, xã Tà Long, người được xem là một trong những người hát ru hay nhất của huyện. Trong căn nhà sàn kiên cố, Dã Hương tiếp chúng tôi bằng điệu hát ru vừa đạt giải ở cuộc thi hát ru huyện Đakrông. Dã Hương tâm sự: “Thể loại hát ru ở giữa đại ngàn Trường Sơn có chung làn điệu nhưng khác nhau ở ngôn từ từng dân tộc. Người Vân Kiều chúng tôi cũng lấy hình ảnh núi rừng, nương rẫy, sông suối…làm hình tượng dẫn dắt đứa bé vào một thế giới thần tiên, trong sáng. Khúc hát ru có cả tiếng khóc nỉ non, kể lể lẫn than vãn nhưng phổ biến vẫn là là lời cảm ơn cuộc đời, ca ngợi, cầu mong tương lai tốt đẹp sẽ đến với con”. Bà nói tiếp:

PV: Dã Hương

MC2: Nhận thấy nhu cầu phụ nữ trong xã thích học hỏi hát ru nên hơn 30 năm qua, Dã Hương đã dạy bằng hình thức truyền miệng cho rất nhiều thế hệ phụ nữ nơi đây. Và khi một người đã thuộc nhiều làn điệu họ sẽ dạy lại cho người kia nên ngày càng có nhiều phụ nữ biết hát ru hơn. Dã Hương tâm sự.  “Bây giờ phụ nữ nơi đây hiện đại hơn thời của mế nhiều nhưng họ vẫn nặng lòng với những khúc hát ru bản địa. Họ khát khao tìm về bản sắc văn hóa cội nguồn nên chuyện lo sợ hát ru bị mai một dần đã không còn canh cánh trong lòng người Vân Kiều nữa”.

Chị Hồ Thị Thoa, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã A Vao (Đakrông) cho biết:

PV: Chị Hồ Thị Thoa

MC1: Rời xã A Vao, chúng tôi đến A Bung khi mặt trời dần khuất núi, trong những nếp nhà sàn đượm khói trắng, tiếng mẹ hát ru con, bà hát ru cháu, chị hát ru em vẫn tha thiết, dịu dàng đưa trẻ vào giấc ngủ thần tiên. “Ở miền xuôi, hát ru có thể bị mai một dần chứ ở đây thì người phụ nữ không thể nào quên đi được bản sắc văn hóa riêng biệt của dân tộc mình.

Theo các bậc bô lão thì hát ru ở nơi đây ra đời khá sớm và nó được truyền từ đời này qua đời khác. Lời ru của người Vân Kiều giúp con trẻ làm quen với ngôn ngữ dân tộc mình và có những cảm nhận đầu tiên về âm nhạc, bản sắc văn hóa dân tộc. Bằng những lời ru êm ả, tha thiết, người mẹ đã gieo vào tâm thức tuổi thơ những ký ức và hình ảnh tốt lành về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương, đất nước. Lời hát ru đều được chọn lọc từ ca dao, dân ca đặc sắc của người Vân Kiều nên trong mỗi bài hát, lời ru đều có ý nghĩa giáo dục cao, hướng tới vẻ đẹp chân-thiện-mỹ. Từ lời hát ru, nhân cách của trẻ em được hình thành một cách tự nhiên, trong sáng, chan chứa tình yêu thương, đồng thời giúp trẻ có những cảm thụ đầu tiên về thiên nhiên, đất trời nơi mình được sinh ra.

MC2: Đối với người Vân Kiều trên dãy Trường Sơn, họ có một thứ ngôn ngữ bản địa khác biệt với tiếng phổ thông nhưng không kém phần đa thanh, đa điệu. Thứ ngôn ngữ ấy trong mỗi bài hát ru có sức cuốn hút, níu giữ tâm hồn những đứa trẻ luôn nhớ về bản sắc nguồn cội. Những đứa trẻ sẽ dần hiểu ra ý nghĩa của những câu hát ru, hiểu được sự tần tảo của mẹ, nỗi cơ cực của cha và cả những khát khao chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt. Khi ấy, người con thương cha, mẹ bao nhiêu thì thêm yêu đất nước, yêu nền âm nhạc và bản sắc văn hóa dân tộc bấy nhiêu.

Rời chốn núi rừng miền tây Quảng Trị, tiếng hát ru trong veo như dòng suối mát vọng ra từ những cánh rừng xa làm cho tâm hồn chúng tôi như trẻ lại. Ký ức tuổi thơ lại ùa về và thấy lòng ấm áp lạ thường.

 

Chào cuối

Chú thích duyệt

Đề nghị bám sát tiêu chí

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 10/10/2019 10:03 Lê Vĩnh Nhiên 14/10/2019 09:37

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà