Tạp chí văn nghệ chủ nhật
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 8-12

Âm nhạc Quảng Trị

MC1: Thưa QV & CB! Gần suốt nửa thế kỷ XX, nền âm nhạc cách mạng của Quảng Trị khởi từ nhịp sống, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc với giai điệu chính là tính chiến đấu. Đến hôm nay, những bản nhạc ấy vang lên vẫn làm rung động hàng triệu người, kể cả lớp trẻ sinh ra trong hoà bình xây dựng. Bây giờ, lớp nhạc sĩ trẻ sinh ra từ non Mai sông Hãn đang viết tiếp dòng nhạc của Quảng Trị thời hoà bình hưng thịnh.

MC2: Sau 30 năm Quảng Trị trở về với tên gọi thân thương và nhất là những năm đầu của thế kỷ XXI, gương mặt âm thanh Quảng Trị đã tỏ nét rạng ngời. Trên chặng đường đó đội ngũ âm nhạc đã được trẻ trung hoá không ngừng, và lực lượng sáng tác trẻ luôn luôn kịp thời có mặt để bổ sung thêm tiếng nói của mình vào tiếng nói của các thế hệ đi trước. Lực lượng sáng tác của Quảng Trị nhờ thế đã đông đảo hơn và nhiều màu sắc hơn.

MC1: Tạp chí VNCN tuần này mời QV & CB cùng chúng tôi tìm hiểu về những bước trưởng thành, phát triển và đóng góp của âm nhạc Quảng Trị trong đời sống Văn hóa xã hội tỉnh nhà. Trước khi đến với nội dung này, mời QV & CB cùng lắng nghe những thông tin văn hóa – văn nghệ diễn ra thời gian qua.

Nhạc cắt

MC2: Tin 1: Tổ chức xem bóng đá tập trung cho người dân với màn hình lớn

Nhằm kịp thời cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của người hâm mộ và người dân trên địa bàn, Sở Văn hóa thể thao du lịch tỉnh đã tổ chức công chiếu trực tiếp các trận đấu của đội tuyển U23 tại Quảng Trường trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh. Trong buổi tối đầu tiên tổ chức công chiếu truyền hình trực tiếp trận đấu giữa Việt Nam và Indonesia trong khuôn khổ Seagame 30, đã có gần 1.000 khán giả trong và ngoài tỉnh đã đến để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam tại quảng trường Trung tâm Văn hoá tỉnh. Ban tổ chức đã bố trí 2 màn hình led cỡ lớn để người hâm mộ bóng đá trong và ngoài tỉnh có thể tập trung để theo dõi trận đấu. Để chương trình thành công, BTC yêu cầu các đơn vị trong quá trình tổ chức phải đảm bảo an ninh, trật tự; phòng chống cháy nổ, tránh các hành động quá kích, phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục.

MC1: Tin 2: Xe Ô tô thư viện lưu động đưa sách tới vùng cao

Thư viện tỉnh Quảng Trị vừa phối hợp với Trung tâm VHTT-TDTT huyện Đakrông tổ chức thư viện lưu động mang tên "Ánh sáng tri thức" để đưa sách phục vụ các em học sinh tại Trường Tiểu học xã Tà Rụt, huyện Đakrông.

Hàng nghìn cuốn sách, máy tính xách tay, ti vi, bộ máy chiếu, máy phát điện, ổn áp, loa tăng âm, ghế nhựa… là những đồ dùng được trang bị trên xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện nhằm giúp các em học sinh vùng sâu, vùng xa được đọc sách báo, nghiên cứu, truy cập tài liệu, được tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng, chống tệ nạn xã hội... Hoạt động này đã giúp các em hình thành và phát huy thói quen đọc và tự học, sự tự tin trong giao tiếp và các kĩ năng học tập. Cùng với sách, cán bộ Thư viện tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động như kể chuyện theo sách, vẽ tranh theo sách, chiếu phim hoạt hình, đố vui nhận quà thu hút các em tham gia.

MC2: Tin 3: Làng hoa An Lạc sẵn sàng cung ứng nhiều loại hoa đẹp phục vụ tết nguyên đán

Với điều kiện thời tiết khá thuận lợi nên các loại hoa tết phát triển tốt theo kế hoạch. Tính đến thời điểm hiện nay, tổ hợp tác trồng hoa An Lạc đã trồng trên 20.000 chậu hoa cúc, hơn 30.000 chậu hoa hồng, dạ yến thảo, đồng tiền, vạn thọ…Ngoài ra, còn trồng thêm hoa hướng dương để làm phong phú vườn hoa An Lạc, đồng thời phục vụ nhu cầu đến ngắm hoa đẹp, chất lượng và chụp hình kỉ niệm ngày tết. Với kinh nghiệm trồng hoa, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất hoa tết theo hướng hữu cơ, an toàn, cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi từ khi bắt đầu xuống vụ hoa Tết Nguyên đán 2020 nên các loại hoa tết phát triển rất tốt, cho những bông hoa đẹp, chất lượng.

Nhạc cắt

TRONG DÒNG CHẢY ÂM NHẠC QUẢNG TRỊ

 

MC1: Thưa QV & CB! Người dân Quảng Trị trong hòa bình luôn mơ ước xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Chính công cuộc xây dựng đang đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của người nhạc sĩ. Và những người con của Non Mai – Sông Hãn ngày hôm nay đang viết tiếp trang sử vẻ vang của quê hương thời hòa bình, hưng thịnh. Đội ngũ nhạc sĩ Quảng Trị cùng xiết tay nhau, tự tin và hồ hởi, hòa nhập vào hành trình đi tới đó. Họ như là những hạt hồng cầu náo nức chuyển động trong dòng máu nóng. Các nhạc sĩ Quảng Trị đã bám sát những vấn đề sôi đô%3ḅng và chiều sâu của cuô%3ḅc sống, phản ánh trung thực bức tranh đa dạng, phong phú của công cuô%3ḅc đổi mới trên quê hương Quảng Trị thân yêu.

MC2: Dòng chảy âm nhạc Quảng Trị trong năm qua vẫn là dòng chảy chính thống, gắn bó với quê hương Quảng Trị, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi cuô%3ḅc sống lao đô%3ḅng sáng tạo của nhân dân, ôn lại lịch sử hào hùng, ký ức về chiến tranh cách mạng, biển đảo quê hương, ca ngợi tình yêu trong sáng, lạc quan...

Thành tích âm nhạc Quảng Trị trong năm qua được ghi nhâ%3ḅn trên các lĩnh vực sáng tác và biểu diễn. Tại các Hô%3ḅi diễn nghê%3ḅ thuâ%3ḅt chuyên nghiê%3ḅp và Hô%3ḅi diễn nghê%3ḅ thuâ%3ḅt quần chúng với quy mô toàn quốc, khu vực và trong tỉnh, các sáng tác của các nhạc sĩ Quảng Trị đã giành được nhiều giải cao, các nghê%3ḅ sĩ biểu diễn cũng gặt hái được nhiều HCV, HCB.

MC1: Nếu nhìn vào những con số tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Quảng Trị được công bố trong năm năm qua, ta có thể thấy rõ một vụ mùa đầy hoa trái. Các bài hát của các nhạc sĩ Quảng Trị sáng tác trong thời gian qua hầu hết đều phả ra cái hơi thở hừng hực của cuộc sống, đã trải ra hầu hết các đề tài, mang dấu ấn của các vùng quê Quảng Trị, đó là những Hướng Hoá, Khe Sanh, Đakrông, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Thành Cổ, Gio Linh, Cam Lộ… Việc thâm nhập thực tế, lao động sáng tạo nghiêm túc đã làm nên cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ. Đi thực tế là công việc cần thiết của hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật. Việc kết hợp với các huyện, thị, thành phố, và các ban ngành mở trại sáng tác đã tạo nên một luồng sinh khí mới, làm thay đổi nhịp điệu, cường độ lao động sáng tạo của toàn thể hội viên, là dấu hiệu cho việc hình thành những tác phẩm có giá trị, mang hơi thở của cuộc sống. Xã hội hóa việc mở trại sáng tác là bước đi thích hợp và mang lại thành công cho hoạt động của phân hội Âm nhạc Quảng Trị.

Nghệ sĩ Hoàng Thỉ, hội viên Phân hội Âm nhạc chia sẻ rằng:

 

PV: Nghệ sĩ Hoàng Thỉ

Nội dung: kết hợp với cơ sở để mở trại sáng tác…

 

MC2: Bên cạnh phối hợp với các địa phương để mở trại sáng tác, Phân hội Âm nhạc đã mở trại với thể loại đồng ca, hợp xướng, thu về nhiều tác phẩm có chất lượng, trong đó hợp xướng “Vang mãi bài ca” của Hoàng Anh phổ thơ hội viên đã được dàn dựng, phục vụ cho lễ kỷ niệm lớn của tỉnh, hội diễn khu vực và trong nước, được dư luận đánh giá cao, đạt HCV Hội diễn 5 nước (Việt Nam, Lào, Camphuchia, Myanma, Thái Lan), Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp “Đường 9 Xanh”; ca khúc “Tình em gió hát” của Xuân Vũ phổ thơ hội viên đạt giải cao của Ban Tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc kỷ niệm 45 năm ngày chiến thắng Khe Sanh giải phóng Hướng Hóa và giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2018. Các nhạc sĩ Võ Thế Hùng, Hoàng Anh, Hoàng Hữu Lộc, Thanh Liêm, Trần Tích, Xuân Vũ, Thúy Hương cũng đã dự trại sáng tác ca khúc nhân kỷ niệm 60 năm Đặc khu Vĩnh Linh; 15 năm thành lập huyện đảo Cồn Cỏ và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh…Đánh giá về những kết quả đã đạt được của âm nhạc Quảng Trị thời gian qua, ông Nguyễn Hoàn – Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị chia sẻ:

Băng ghi âm

MC1: Có thể nói, Từ những tác giả cựu trào đến các tác giả đang sung sức của Phân hội đều đã có những đóng góp xứng đáng; cho ra đời hàng loạt các ca khúc có chất lượng, không chỉ bó hẹp trong địa bàn Quảng Trị mà đã vươn ra tầm quốc gia, được khán giả quan tâm và dành nhiều tình cảm yêu mến. Những tác phẩm có được đã minh chứng cho sự dấn thân của người nhạc sĩ, sống hết mình, sống trong một niềm tin vững chắc vào sự nghiệp đổi mới, sống cùng với bao nỗi thao thức, trở trăn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.  Với những gì đã có, chúng ta có thể nói rằng các nhạc sĩ Quảng Trị đã hội nhập đầy đủ vào đời sống Quảng Trị, là một phần của cơ thể sống đang bật dậy trên mảnh đất yêu thương này. Nó như là cây lá sinh ra từ đất để rồi trở về làm mỡ màu cho đất.

Nhạc cắt

Người nhạc sĩ khát vọng sống

 

MC2: |Thưa QV & CB! Quảng Trị luôn tự hào vì đã sản sinh ra những nghệ sĩ nổi tiếng cả nước. Và hôm nay, những thế hệ tiếp nối đang miệt mài trên cánh đồng nghệ thuật với nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật công phu, mới lạ, tạo được xúc cảm mạnh mẽ cho công chúng trong tỉnh và cả nước. Được biết, năm vừa qua, ở Phân hội Âm nhạc Quảng Trị đã kết nạp một trường hợp rất đặc biệt, chị không những là một người sáng tác âm nhạc tài năng mà còn là một biểu tượng của tinh thần vươn lên, một nghị lực sống mạnh mẽ, chị là Nguyễn Thúy Hương, một cán bộ của Trung tâm văn hóa thể thao của thành phố Đông Hà, nguyên là giáo viên âm nhạc của trường tiểu học Hùng Vương. Bài viết của nhà báo Võ Thế Hùng, mời QV & CB cùng nghe!

MC1: Khi xưa tiếng hát át tiếng bom, còn ngày nay tiếng hát át đi những đau đớn của bệnh tật. Đó chính là tâm niệm của những người bệnh đang hàng ngày đấu tranh với căn bệnh ung thư tại Quảng Trị. Và cũng chính tại nơi đây, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng ca trong trẻo của một người phụ nữ đặc biệt, đó là chị Nguyễn Thúy Hương. Từ niềm đam mê ca hát, làm thơ, đến một đêm nhạc đặc biệt dành cho những người cùng cảnh ngộ, sự ấm áp từ trái tim lan tỏa tới trái tim vượt qua những khó khăn của căn bệnh hiểm nghèo.

Chúng ta biết rằng, ở VN mỗi năm có hơn 26 ngàn ca mắc bệnh ung thư mới và 94 ngàn người chết vì ung thư. Tỷ lệ tử vong do ung thư ở VN đứng thứ 78/172 số các quốc gia được điều tra…

Chị Nguyễn Thúy Hương đã chia sẻ như sau:

PV: Nhạc sĩ Thúy Hương

MC2: Đêm nhạc “Rứa khi mô anh về” đã thành công và gây tiếng vang lớn trong đời sống âm nhạc Quảng Trị với sự tham gia của nhiều ca sĩ tên tuổi là con em của Quảng Trị. Một người phụ nữ mắc bệnh ung thư. Lấy ngay căn bệnh ấy làm điểm khác biệt của mình, cô bước lên cười thật xinh đẹp trên sân khấu, duyên dáng bước ôm đàn và hát bài hát ca ngợi quê hương của mình. Với những người bệnh đang chiến đấu với căn bệnh ung thư, mỗi ngày trôi qua là một ngày quý giá, và tiếng hát của người phụ nữ có dáng hình nhỏ nhắn này đang tiếp tục tiếp thêm nguồn động lực mạnh mẽ cho chính chị và những người xung quanh. Dù cho tiếng hát có yếu đi, nhưng nghị lực và tình yêu thương vẫn đầy ắp nơi trái tim ấy.

MC1: Nếu các nhạc sĩ khác luôn tự động viên mình vượt qua bản thân và những khó khăn thường nhật để sáng tác tốt hơn, thì tác giả Nguyễn Thúy Hương có suy nghĩ đơn giản hơn mà mạnh mẽ hơn, đó là "Sống mỗi ngày thật trọn vẹn ý nghĩa". Có lẽ không ai thấu hiểu lời khuyên "Sống trọn vẹn ngày này, giờ này, phút này" hơn những người đang sống chung với bệnh nan y như Thúy Hương, dù cô chỉ mới 39 tuổi, cái tuổi cứ tưởng như ngày đang rất dài, tháng đang rất rộng và tinh thần cống hiến thì sẽ không kết thúc bao giờ. Căn bệnh giúp Thúy Hương chững chạc hơn và cô đã mau chóng mang những điều mình học được trao cho người khác.

Những đau đớn, tiếc xót cho quá khứ, cho hiện tại, tương lai chừng như họ đã buông được xuống để nụ cười tỏa sáng, làm tiêu tán hết những buồn bực, bóng tối trong lòng người khác, và truyền đến cả cộng đồng nguồn năng lượng vĩnh viễn của an nhiên, chia sẻ, yêu thương. 

MC2: Cuộc đời vốn vô thường, con người lại càng mong manh nhưng chẳng phải là sẽ không có gì vĩnh viễn đó sao. Nhìn nụ cười của Thúy Hương hôm nay, người người đều cầu chúc và tin tưởng cô vượt qua được trọng bệnh. Và trước cả khi những lời cầu chúc cộng hưởng đến tiếp sức cho Thúy Hương, mỗi người lại đã nhận được ánh sáng của sự an nhiên và hạnh phúc được sống và sống thật ý nghĩa mà cô trao tặng rồi.

Chị Nguyễn Thúy Hương chia sẻ thêm:

PV: Nhạc sĩ Thúy Hương

(nhạc: Ngẫu hứng Đông Hà)

 

Âm nhạc Vân Kiều - Pa Cô Quảng Trị -

Thực trạng và giải pháp

MC1: Quý vị và các bạn thân mến! Có thể khẳng định, âm nhạc Quảng Trị đã có những thành công và ghi được dấu ấn trong lòng công chúng tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Và cùng với âm nhạc hiện đại, âm nhạc dân gian, đặc biệt là âm nhạc của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô trên dãy Trường Sơn đã làm cho bức tranh âm nhạc tỉnh nhà thêm đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, mảng âm nhạc Vân Kiều – Pa Cô vẫn chưa được quan tâm đúng mức.  Mời QV & CB cùng nghe bài viết “ Âm nhạc Vân Kiều – Pa Cô thực trạng và giải pháp của nhà báo Võ Thế Hùng, mời QV & CB cùng nghe.

MC2: Quảng Trị đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá dân gian, văn hoá phi vật thể. Tuy nhiên, đối với âm nhạc dân gian thì còn quá ít, nhất là âm nhạc của hai dân tộc Vân Kiều và Pa Cô.

Phận “viên ngọc sáng bị phủ rêu mờ’ của âm nhạc dân gian Vân Kiều - Pa Cô không phải là vấn đề bây giờ mới được đặt ra. Chủ đề này từng có mặt trong công trình “Âm nhạc cổ truyền Quảng Trị” do Viện nghiên cứu âm nhạc Việt Nam và Sở VHTT Quảng Trị thực hiện năm 1997. Đây quả là “nỗi đau đáu” của nhiều nhà hoạt động văn hoá, những người luôn nặng lòng với sự sống còn của vốn quý dân tộc.

MC1: Cuộc sống cần cơm gạo và người Vân Kiều - Pa Cô cũng cần âm thanh của núi rừng trong tâm hồn của họ. Âm nhạc của hai dân tộc này tuy chưa phong phú và kỹ nghệ chế tác nhạc cụ chưa cao, nhưng nền âm nhạc ấy đã giúp cho một tộc người rung cảm chân thành, tạo cho họ một sức mạnh trường tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Cùng sống trong một khu vực lịch sử, dân tộc học và cùng thuộc một loại hình kinh tế - văn hoá, hai dân tộc Vân Kiều - Pa Cô từ xa xưa đã có những quan hệ thân thiết với nhau. Ở đây quan hệ trong bộ tộc người, quan hệ với những dân tộc cận cư, quan hệ Đông - Tây Trường Sơn, quan hệ với người Kinh... đã từng xảy ra. Những rõ ràng trong các quan hệ đó thì quan hệ giữa người Vân Kiều - Pa Cô là mối quan hệ hết sức đặc biệt. Xét trên nhiều phương diện: nhân chủng, nguồn gốc, ngôn ngữ, cư trú, kinh tế, văn hoá... thì hai dân tộc Vân Kiều và Pa Cô có rất nhiều điểm tương đồng. Có những tập quán, những nghi lễ, các nhạc cụ để tế lễ ở hai dân tộc đều giống nhau. Có thể nói, hai dân tộc Vân Kiều - Pa Cô có một kho tàng văn nghệ dân gian, kết tinh qua bao đời lao động sáng tạo của cha ông để lại là của riêng từng dân tộc đã đành mà còn là của chung của nhân dân lao động. Kho tàng ấy đã phản ánh một cách chân thực cuộc sống trong quá trình đấu tranh, xây dựng và phát triển văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của bà con dân tộc thiểu số trong các bản làng. Nhưng kho tàng văn hoá dân gian ấy, nền âm nhạc dân gian ấy đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại.

MC2: Thực trạng trong nhiều năm qua công tác giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục âm nhạc truyền thống của chúng ta trong cộng đồng là rất yếu kém và thiếu đồng bộ. Công tác bảo tồn chỉ mới dừng ở việc phát hiện, sưu tầm, thống kê mà chưa có kế hoạch đào tạo để phát triển lâu dài. Đây là một việc làm khó và phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian, phải thực sự là công việc của những người tâm huyết, đặc biệt là người của các dân tộc Vân Kiều - Pa Cô. Qua đó, để có điều kiện tìm hiểu nghệ nhân, phát hiện nắm chắc các vấn đề về nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử dân tộc, cuộc sống, phong tục tập quán và khâu ngôn ngữ, phiên âm, dịch thuật.

Theo chúng tôi, để bảo tồn và phát triển nền âm nhạc Vân Kiều - Pakô Quảng Trị trong tình hình hiện nay, cần phải có những việc làm sau đây: Khi đi sưu tập, khai thác, trước tiên phải lưu ý đến các nghệ nhân dân gian, đặc biệt là những nghệ nhân nhiều tuổi. Chính họ - những nghệ nhân dân gian đang lưu giữ cái gia tài nghệ thuật đầy bản sắc của dân tộc Vân Kiều - Pa Cô sẽ là nơi để bắt đầu công việc bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân gian miền núi nói chung và nền âm nhạc Vân Kiều - Pa Cô nói riêng.

MC1:  Sau khi phát hiện ra các nghệ nhân dân gian, bước kế tiếp là mời họ trở thành những người thầy để truyền dạy những gì mà họ biết cho lớp người trẻ tuổi. Nhiều năm trước đây, Trung tâm Văn hoá - Thông tin Quảng Trị hàng năm đã tổ chức các lớp tập huấn đàn và hát dân ca cho các cán bộ văn hoá cơ sở của các xã, huyện trong tỉnh. Mỗi lớp tập huấn thường kéo dài từ 3 - 4 tuần và đã thu lại những hiệu quả thiết thực. Nhưng đó mới chỉ là “lớp tập huấn đàn và hát dân ca Trị - Thiên” chủ yếu là âm nhạc cổ truyền của người Kinh. Vậy, tại sao không mở những lớp như thế cho cán bộ văn hoá cơ sở người Vân Kiều - Pakô ở hai huyện Đakrông và Hướng Hoá?, Nếu việc này không được tiến hành sớm thì những nghệ nhân như ông Pả Hôm (xã Húc Nghì, huyện Đakrông), hay nghệ nhân ưu tú Mai Hoa Sen, nghệ nhân ưu tú Kray Sức (xã Tà Rụt, huyện Đakrông) - là những người biết sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ và biết nhiều bài hát dân ca của người Pa Cô - về với tổ tiên thì khó có thể tìm người để truyền dạy cho lớp trẻ. Đây có thể coi là phương thức truyền nghề mang tính thực hành, chứ không chỉ dựa trên lý thuyết sách vở, khả dĩ cho chúng ta thấy những tia sáng của niềm hy vọng.

MC2: Các trường THPT, THCS dân tộc nội trú của tỉnh, của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hoá cần phải có kế hoạch đưa vào chương trình giảng dạy bộ môn “đàn và hát dân ca các dân tộc Vân Kiều - Pa Cô”. Từ thực tiễn giảng dạy, chúng ta sẽ đúc kết dần những cái hay, cái hợp lý cho phương pháp. Bên cạnh việc đưa âm nhạc Vân Kiều - Pa Cô vào giảng dạy ở học đường, chúng ta cũng nên tiến hành xã hội hoá đào tạo âm nhạc. Bởi xã hội hoá đào tạo âm nhạc chính là xã hội hoá cái nguồn cội ra đời, xuất xứ và xã hội hoá cả quá trình phát triển, vận động của âm nhạc. Xã hội hoá đào tạo âm nhạc cũng chính là trả lại cái nguồn gốc ra đời của âm nhạc với các phương thức đào tạo đa dạng hơn, phong phú hơn, linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn. Trong đó bao gồm cả việc xây dựng những nội dung đào tạo phù hợp hơn, kết hợp với các biện pháp tăng cường tuyên truyền giáo dục phổ cập âm nhạc Vân Kiều - Pa Cô tới đông đảo bà con dân bản.

Việc tổ chức lễ hội và tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt văn hoá cộng đồng ở các thôn bản sẽ góp phần nâng cao đời sống văn hoá nghệ thuật của người dân, phổ cập những hiểu biết về âm nhạc của dân tộc mình, đồng thời giáo dục thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho người dân. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện phát triển một nguồn lực dồi dào giúp các trung tâm văn hoá, các trường đào tạo âm nhạc bồi dưỡng và phát triển các tài năng nghệ thuật.

Tính bức thiết của việc giữ gìn và phát huy âm nhạc Vân Kiều - Pa Cô đang đặt ra cho những nhà làm công tác chuyên môn những vấn đề lớn. Việc khẳng định giá trị kho tàng âm nhạc dân gian miền núi Quảng Trị - một di sản có bản sắc riêng, có lịch sử lâu đời - đang đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội.

          Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 05/12/2019 10:57 Lê Vĩnh Nhiên 10/12/2019 15:12

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà