Khoa học và công nghệ: Xây dựng thương hiệu làng nghề
Danh mục
Khoa học và Công nghệ
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và công nghệ:

Kính chào QV&CB! Chuyên mục Khoa học và Công nghệ kỳ này sau phần Điểm tin hoạt động KH&CN mời QV&CB cùng theo dõi Phóng sự về Tăng cường xây dựng thương hiệu, quảng bá các sản phẩm nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Phần cuối chương trình là mục Giới thiệu văn bản pháp luật.Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

(Nhạc cắt)

I.Tin tức:

Tin 1: Sở KH&CN vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả hợp tác về KH&CN giữa Sở KH&CN Quảng Trị và Sở KH&CN tỉnh Salavan và Savannakhet, nước CHND Lào. Hoạt động hơp tác quốc tế về KH&CN giữa Quảng Trị với tỉnh Salavan và Savannakhet đạt được một số kết quả quan trọng. Nổi bật như các Dự án “ Điều tra, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên, xây dựng luận cứ khoa học cho việc hợp tác phát triển kinh tế- bảo vệ môi trường trên khu vực biên giới quốc gia chung thuộc địa phận Quảng Trị và Sannavankhet có các cửa khẩu phụ Cheng và Tà Rùng”; dự án “ Đánh giá tổng hợp hiện trạng tự nhiên, kinh tế- xã hội, xây dựng luận cứ khoa học phát triển các vùng kinh tế động lực của Quảng Trị và Savannakhet trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây”...Trong giai đoạn 2018-2020, Sở KH&CN đề nghị cần tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Hợp tác nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp cho liên kết kinh tế giữa Quảng Trị và Savannakhet, chuyển giao và hỗ trợ nâng cao tiềm lực KH&CN trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ sinh học...

Tin 2: Trong những năm qua, việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản mang yếu tố địa danh ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đang được tích cực triển khai. Đến nay đã có 09 tổ chức quản lý sản phẩm đặc sản của mỗi địa phương và thiết kế mẫu nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản của mỗi địa phương nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm như: Rau an toàn Đông Hà, Chuối Hướng Hóa, Rượu truyền thống men lá Ba Nang, Khoai Môn Vĩnh Linh, sản phẩm cao dược liệu Định Sơn, Đậu đen xanh lòng Triệu Vân, Nước mắm Cửa Việt, Nước mắm Cồn Cỏ, Nước mắm Mỹ Thủy. Trong thời gian đến Sở KH&CN sẽ tiến hành đăng ký, xác lập quyền về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của 9 sản phẩm đặc sản gắn với địa danh ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đồng thời hỗ trợ về chiến lược xây dựng, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đặc sản ở địa phương nhằm phát triển thương hiệu sau khi được chứng nhận.

II. Phóng sự:

Thực hiện Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành chính sách củng cố, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, Sở KH&CN đã hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, đổi mới thiết bị cho bảo tồn và phát triển ngành nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; Hỗ trợ các làng nghề, làng nghề truyền thống xác lập, quản lý và phát triển các đối tượng Sở hữu công nghiệp; Bố trí thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cho các cơ sở sản xuất làng nghề nhằm củng cố và phát triển khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ghi nhận về vấn đề này, mời QV&CB theo dõi phóng sự sau:

Tăng cường xây dựng thương hiệu, quảng bá các sản phẩm nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Song song với việc xác lập Quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm đặc sản mang yếu tố địa danh ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Sở KH&CN đã tăng cường hướng dẫn quản lý, sử dụng nhãn hiệu nhằm phát triển thương hiệu sau khi được chứng nhận. Trong đó, việc tiến hành đăng ký, xác lập quyền về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của 09 sản phẩm đặc sản gắn liền với địa danh của 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; tăng cường hướng dẫn quản lý, sử dụng nhãn hiệu nhằm phát triển thương hiệu sau khi được chứng nhận. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ về chiến lược xây dựng, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đặc sản ở địa phương nhằm phát triển thương hiệu sau khi được chứng nhận được chú trọng, cụ thể Sở KH&CN đã phê duyệt việc triển khai thực hiện dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường quảng bá, thương mại hóa sản phẩm các nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh" theo Quyết định số 217/QĐ-SKHCN ngày 26/7/2016 về phê duyệt nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở.

PV bà Thái Thị Nga – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN, Sở KH&CN

(Giới thiệu về mục đích xây dựng Website nghề, làng nghề tỉnhQuảng Trị)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 61 nghề, làng nghề, phân thành các ngành nghề cụ thể như: làng nghề nấu rượu men lá, rượu cần, rượu Kim Long; làng nghề chế biến hải sản; làng làm bún bánh; chổi đót; nón lá; giá đỗ; dệt thổ cẩm; khai thác đá; sản xuất cao chè vằng, nghề rèn, nghề đậu phụ và làm dầu tràm, làm mứt gừng, làm hến, làm nem chả;... Lĩnh vực sản xuất của các nghề, làng nghề khá đa dạng, tập trung chủ yếu ở các huyện như: Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong. Với sự hình thành, phát triển của các nghề, làng nghề đã đóng góp tích cực vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhân dân. Tuy nhiên, để tăng cường lợi thế cạnh tranh, bên cạnh việc xây dựng nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm của địa phương thì công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ yêu cầu thực tế này, Website nghề, làng nghề tỉnhQuảng Trị (với địa chỉ: http://langnghequangtri.com) được xây dựngđảm bảo tính thống nhất; đảm bảo tính mở và linh hoạt,đồng thời thân thiện với người sử dụng. Kết quả của dự án có thể chuyển giao cho các địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý, quảng bá và phát triển các nghề, làng nghề và sản phẩm truyền thống tại các địa phương. Sản phẩm có thể được chuyển giao theo phương pháp chuyển giao sản phẩm trọn gói, và chuyển giao công nghệ có đào tạo cho các địa phương khác (tỉnh bạn) có nhu cầu.

PV ông Lê Thái Sơn – Chủ nhiệm dự án cơ sở Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường quảng bá, thương mại hoá sản phẩm các nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh

(Các chính sách hỗ trợ làng nghề, làng nghề truyền thống quảng bá sản phẩm trên Trang thông tin điện tử nghề, làng nghề tỉnh Quảng Trị)

Thực tế, sản phẩm của nhiều làng nghề có chất lượng bảo đảm, mẫu mã đẹp, nhưng quảng bá thế nào để chứng minh cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm, tin tưởng, sử dụng sản phẩm thì đây là việc các hộ làm nghề, ban quản lý làng nghề cần quan tâm. Bởi thế, với việc kết hợp các kênh quảng bá sản phầm truyền thống như tham gia triển lãm, hội chợ,... thì việc ứng dung CNTT xây dựng Trang thông tin điện tử langnghequangtri.com để quảng bá sản phẩm được xem là 1 kênh hữu ích để quảng bá sản phẩm trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

PV: Anh Hồ Văn Ân-Cơ sở sản xuất dầu tràm thôn Tân Minh, xã Gio Thành, huyện Gio Linh

(Thị trường tiêu thụ sản phẩm của nghề/làng nghề sản xuất ra chủ yếu là ở trong tỉnh và mong muốn của hộ dânhỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm)

Xây dựng thương hiệu đã khó, phát triển thương hiệu còn khó hơn, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư và chiến lược lâu dài. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường quảng bá, thương mại hoá sản phẩm các nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với với xu hướng ngày nay nhằm khai thác tối đa thành quả mà KH&CN mang lại để phục vụ cho người dân. Trang thông tin điện tử nghề, làng nghề Quảng Trị ra đời là một trong những hình thức quảng bá sản phẩm sâurộng và nhanh nhất hiện nay góp phần từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nghề, làng nghề; là bước đột phá và là địa chỉ tin cậy cho các hộ sản xuất, làng nghề đăng tải thông tin, hình ảnh về sản phẩm để thương mại hóa, mở rộng thị trường; tạo niềm tin cho khách hàng về thông tin sản phẩm, hàng hóa; góp phần thúc đẩy các nghề và làng nghề phát triển, đồng thời tiếp tục xây dựng nét đẹp văn hóa lâu đời của làng nghề Quảng Trị.

III. Giới thiệu văn bản:

Mục văn bản pháp luật kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị và các bạn Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành chính sách củng cố, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 Quyết định ban hành chính sách củng cố, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.Theo đó các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh bao gồm: Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Hộ kinh doanh cá thể hoạt động theo quy định của pháp luật…Ngoài ra, phân công nhiệm vụ Sở KH&CN thực hiện các nội dung về hỗ trợ việc chuyển giao, ứng dụng, công nghệ mới, đổi mới thiết bị cho bảo tồn và phát triển ngành nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống. Đối với nhiệm vụ của UBND huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ban ngành xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể để bảo tồn và phát triển làng nghề của địa phương.

PTV: QV&CB thân mến! Chuyên mục Khoa học và Công nghệ đến đây là kết thúc. Cảm ơn QV&CB đã quan tâm theo dõi! Xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau.

Chuyên mục Khoa học và Công nghệ

Do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp

với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Trị thực hiện

 

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 01/08/2017 08:28 Lê Vĩnh Nhiên 01/08/2017 10:26
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà