CÙNG NÔNG DÂN LÀM GIÀU 30-5
Danh mục
Cùng nông dân bàn cách làm giàu
NỘI DUNG

 

CÙNG NDBCLG 30-5

PTV: Chào bà con và các bạn! CM CNDBCLG tuần này mời bà con cùng tìm hiểu mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ được trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai tại 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Phần cuối chương trình là mục sổ tay nhà nông sẽ cung cấp với bà con một số việc cần làm trong tháng 6 đối với nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Còn bây giờ như thường lệ là một số thông tin nông nghiệp đáng chú ý trong tỉnh thời gian qua. 

I.                   THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1.   KHẨN TRƯƠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU KEO MÙA THU

Sâu keo mùa thu là đối tượng dịch hại nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh và gây hại trên 300 loài thực vật như: ngô, lúa, mía, rau,… trong đó thức ăn ưa thích nhất của chúng là cây ngô. Theo điều tra của chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại trên cây ngô trên địa bàn tỉnh. Vì vậy các địa phương cần tăng cường các biện pháp phòng trừ triệt để sâu keo mùa thu trong thời gian đến.

Tại Quảng Trị, đến nay hầu hết các diện tích ngô trong tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong, riêng huyện Hướng Hóa có khoảng 150 ha ngô đang giai đoạn 5 lá - bắp non và một số diện tích ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh đang thu hoạch. Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại trên cây ngô với diện tích 4,2 ha, mật độ sâu phổ biến 4 con/m2, nơi cao 8 con/m2,cục bộ có nơi 10 con/m2. Vì  vậy, khả năng gây hại của sâu keo mùa thu trong thời gian tới là rất lớn.

Theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, để kịp thời phát hiện và phòng trừ triệt để sâu keo mùa thu, không để lây lan ra diện rộng, các địa phương cần thực hiện một số biện pháp như sau:  Đối với diện tích đã bị sâu keo mùa thu gây hại và những diện tích đang thu hoạch,  sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tiêu hủy ngay toàn bộ tàn dư cây ngô; làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng  ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu; làm đất kỹ rồi phơi đất khô để ấu trùng, nhộng trong đất chết hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt; Đối với diện tích ngô chưa thu hoạch cần thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu, nếu phát hiện sâu keo mùa thu cần tập trung thực hiện các biện pháp diệt trừ;

Đối với những diện tích chuẩn bị trồng mới: Thực hiện phòng chống sâu keo mùa thu bằng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp theo quy trình kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu.

2. TRIỆU HÒA PHÁT TRIỂN DIỆN TÍCH SEN CÁ

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây con có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng nhằm nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. Thời gian qua, UBND Triệu Hòa huyện Triệu Phong đã tập trung chỉ đạo rà soát diện tích đất thấp trũng, thường gặp khó khăn trong gieo trồng để khuyến khích, vận động người dân chuyển sang trồng sen, cá có hiệu quả, cho thu nhập cao hơn.

Theo báo cáo của UBND xã Triệu Hòa, đến nay diện tích sen ,cá đã trồng trên địa bàn là xã là 23 ha. Tập trung nhiều nhất ở các thôn Hà My, Duy Hòa, Vân Hòa. Hiện người dân chủ yếu trồng các giống sen như: Sen cao sản, sen đỏ và sen hồng…

Sen được trồng 1 vụ/năm bắt đầu từ tháng 2 và sau 4 - 6 tháng có thể cho thu hoạch, sen nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8. Hiện tại thị trường sen đang dễ bán, các thương lái tìm đên thu mua tận nơi, đầu vụ giá sen hạt khoảng 40 đến 50 nghìn đồng/1kg, cuối vụ khoảng 25 nghìn đồng/kg. Tính ra 1 ha trồng sen lãi rồng trên 80 triệu đồng/năm chưa kể nguồn thu từ cá trong hồ.

UBND xã Triệu Hòa đang tập trung chỉ đạo các ngành và địa phương rà soát diện tích lúa vùng thấp trũng hiệu quả thấp và một số diện tích khác như các trằm, bàu, hồ… để vận động người dân chuyển đổi trồng sen kết hợp nuôi cá. Đồng thời, xã tổ chức triển khai quy hoạch, nhân rộng các vùng trồng sen trên địa bàn; chủ động kết nối với các doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm từ cây sen. Từng bước hình thành thương hiệu Sen, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.

Nhạc cắt

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO HƯỚNG HỮU CƠ

Thưa quý vị và bà con! Nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc Bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa; giúp người dân nắm bắt được quy trình sản suất, quen dần với việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Vụ Hè Thu 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng trị đã triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Mời bà con cùng tìm hiểu về mô hình này.

Mô hình được triển khai trên diện tích 20 ha, sử dụng giống lúa Bắc Thơm 7, tại 2 điểm xã Gio Quang (huyện Gio Linh) và xã Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh). Tham gia mô hình các hộ dân được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 50% giống và vật tư phân bón. Điểm khác biệt của mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ so với các mô hình đại trà là mô hình sử dụng phân bón hữu cơ Quế lâm và 100% hộ tham gia mô hình sử dụng phân chuồng được ủ bằng chế phẩm Trichoderma. Được biết áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa sẽ tốt hơn.

P/v: ông Trần Đăng Tư- Vinh Quang Hạ, xã Gio Quang, huyện Gio Linh

Trong quá trình triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp cùng các đơn vị chọn ruộng ở mức độ trung bình, ruộng chuyên sản xuất 2 vụ lúa. Trước khi bắt đầu vào vụ sản xuất 45 ngày, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã tổ chức tập huấn hướng dẫn cho bà con quy trình ủ phân hữu cơ, quy trình kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng hữu cơ, gieo bằng công cụ sạ hàng, đồng thời cán bộ kỹ thuật sẽ trực tiếp theo dõi chỉ đạo trong suốt thời gian thực hiện mô hình.

P/v: ông Trần Văn Kinh –GĐ HTX Vinh Quang Hạ- xã Gio Quang, huyện Gio Linh

Phát triển nông nghiệp theo phương pháp canh tác hữu cơ không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe con người mà về lâu dài còn góp phần cải tạo thỗ nhưỡng, hệ sinh thái đồng ruộng. Ngoài hiệu quả kinh tế mang lại mô hình còn có tác động lớn về mặt môi trường xã hội. Nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân trong việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, bền vững đảm bảo sản phẩm an toàn, môi trường đất nước không bị ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhạc cắt

Thưa bà con và các bạn! Hôm nay đã là ngày cuối cùng của tháng 5, chúng ta sẽ bước sang tháng 6 với rất nhiều công việc cần làm cho nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Mời bà con cùng lắng nghe một số việc cần làm trong tháng 6 để góp phần có những mùa vụ bội thu.

 

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG THÁNG 6

 1- Công việc đồng áng:

- Phun thuốc trừ cỏ cho lúa gieo thẳng theo hướng dẫn.

- Chăm sóc, tỉa dặm xới xáo sục bùn, bón phân các trà lúa gieo thẳng khi lúa gieo được 12-15 ngày.

- Gieo ngô, đậu đỗ, lạc vụ Hè Thu kết thúc trước 10/6/2019 ở vùng đủ ẩm hoặc có nước tưới.

- Xới xáo phá váng chăm sóc, tưới nước cho ngô, đậu đỗ, lạc vụ Hè Thu.

- Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp vùng Hướng Hoá nơi đủ ẩm.

- Trồng khoai môn, từ, tía vụ Hè Thu.

- Tiếp tục thu hoạch hồ tiêu.

- Tăng cường công tác phòng chống hạn cho cây trồng.

- Diệt chuột và ốc bưu vàng, tập trung công tác phòng trừ rầy lưng trắng và bệnh LSĐ trên lúa ngay từ đầu vụ. Phòng trừ rệp sáp, tuyến trùng, chết chậm hại hồ tiêu.

2- Chăn nuôi:

- Tăng cường công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

- Quản lý chăm sóc gia súc, gia cầm.

- Bảo đảm nguồn nước hợp vệ sinh cho gia súc, gia cầm sống, chăn giữ vật nuôi nơi râm mát.

- Tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm.

- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại.

3- Thuỷ sản:

- Vỗ béo cá thịt vùng trũng để thu hoạch trước lụt.

- Tăng cường quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi tôm, cá; phòng chống dịch bệnh cho tôm, cá. Chăm sóc cá bố mẹ.

- Khai thác nghề lưới vây; Lưới mành; các lợi lưới rê như: Thu, Ngừ, chuồn; lưới chụp; nghề câu tay cá Nục; lưới vây kéo mực lá; lồng bẫy khai thác mực lá. 

4- Lâm nghiệp:

- Tiếp tục phòng chống cháy rừng, chống hạn cho vườn ươm.

- Phòng chống bệnh rơm lá thông, chuẩn bị hỗn hợp trộn bầu ươm các loại cây trong kế hoạch 2019 và chuẩn bị hỗn hợp trộn ruột bầu ươm cây thông nhựa trong kế hoạch 2020.

5- Thuỷ lợi:

- Kiểm tra, duy tu bão dưỡng các trạm bơm đã có sẵn, đồng thời lắp đặt thêm các trạm bơm dã chiến để phục vụ bơm chống hạn cho vụ Hè Thu.

- Cấp nước phục vụ công tác làm đất gieo cấy để gieo cấy vụ Hè Thu.

- Kiểm tra hệ thống kênh mương tưới tiết kiệm và chống tổn thất nước.

- Theo dõi tình hình mặn xâm nhập nội đồng, sông để có kế hoạch lấy nước từ sông bảo đảm cấp nước sản xuất.

- Kiểm tra công trình đê điều, hồ đập đảm bảo an toàn trước mùa lụt bão.

Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 27/05/2019 08:09 Lê Vĩnh Nhiên 04/06/2019 14:24
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà