ct thơ 16/11 pt
Danh mục
Tạp chí người yêu thơ Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Ct thơ 16/11: -Thưa quý thính giả ! Mở đầu ct, trong mục điểm thơ sẽ là bài viết của An Thái về tác phẩm chọn lọc đã đăng tải trên tạp chí văn nghệ địa phương. -Qúy thính giả thân mến! Tiếp nối ct, chúng ta cùng ghi nhận về một nhà thơ tên tuổi từng gắn bó với Quảng Trị và có sáng tác về mảnh đất này. Bài của Hiếu Giang. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi. -Phần cuối ct là cuộc chuyện trò giữa pv với tác giả thơ Cao Việt Dũng từ Hà Nội. Chúng ta cùng theo dõi (băng) -Qúy thính giả vừa nghe ct: người yêu thơ Quảng Trị, ct do Xuân Dũng thực hiện với sự tham gia của...thân ái chào tạm biệt

Điểm thơ:

 

-Tạp chí phát thanh “Người yêu thơ Quảng Trị” xin điểm một vài bài thơ đăng tải trên tạp chí Cửa Việt.

  Tác giả Bùi Việt Phương với bài thơ “Viết cho núi” cho thấy một hướng tìm tòi khá mới trong cấu tứ và thể hiện về một đề tài kinh điển, nhất là với thơ Đường. Thi nhân khắc họa hình tượng thẩm mỹ bằng những nét tạo hình như tranh thủy mặc, nhanh, gọn và gợi cảm:

       Ừ! thì khó nhọc

Cũng ngang lưng trời,

Đứng bóng, để mây quần tụ

Đổ bóng, để nước ngừng trôi.

   Cũng với lối viết chấm phá, ít lời, nhiều ý, Bùi Việt Phương mượn cả cách nói của đồng bào miền núi đưa vào thơ với hình tượng chọn lọc khá đắt khi nói rằng : “Mường có núi như nhà có nóc” để  tôn vinh và biết ơn  những giá trị vùng cao từ cảm quan trước núi rừng mang lại:

    Mường có núi như nhà có nóc

Vách nhà thưng gió, thưng sương,

Lặng thinh cho ong kéo tổ làm mật

Thủ thỉ mạch ngầm cho lúa lên hương.

   Để cuối cùng vẫn là những câu hỏi tưởng chừng như muôn thưở nhưng chính là những mệnh đề thơ đề cao vai trò của núi:

   Nhưng mà

Núi từ đâu tới?

Dưới chân

Người lặng thinh

Lững thững gùi tháng năm.

   Lời đã dừng lại nhưng ý còn bước tiếp...

  Tác giả Ngưng Thu hiện diện trên tạp chí Cửa Việt với bài thơ “Khi em nghĩ về anh” với cảm xúc và tâm trạng nữ tính, cả cách thể hiện cũng vậy. Ngay khi mở đầu bài thơ:

  Khi em nghĩ về anh
người đàn ông có trái tim cháy bỏng
như nắng ấm ngày đông len vào em thổi bùng khát vọng
nung nấu một thời xuân...

  Chân dung thơ nữ tính dần hiện lên rõ nét hơn qua ước mơ và khát vọng dường như lãng mạn nhưng cũng rất thực tế đời thường:

  Khi em nghĩ về anh và cả khi em nghĩ về cuộc đời
em đều nghe như có dòng sông bốn mùa xanh mát
dẫu cuộc đời cuốn anh đi như những cơn lốc ngày nóng khát
anh vẫn hướng về em... đồng thơ ngát hương tình.

 

   Nhưng khổ cuối mới thấy rõ thần thái của một thiếu phụ đích thực qua tâm tình của một tượng trưng nhan sắc:

  Khi em nghĩ về anh và cả khi nghĩ về những đứa con bé nhỏ của chúng mình
niềm hạnh phúc chợt tràn dâng trong lòng, ôi! bình yên quá đỗi
khi hàng cây đứng im nghe đời bước ngang rất vội
em lại muốn đan một lưới thơ tình vây kín trái tim anh.

 

 

 

 

 

Thể loại: tùy bút-bình luận văn nghệ.

          QUẢNG TRỊ-DA DIẾT NHỮNG VẦN THƠ.

                                                                                 (Xuân Dũng)

   Phạm Ngọc Cảnh (1934-2014) là tên khai sinh, sinh ngày 20/7/1934 tại thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, hiện sống ở Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1974). Ông còn có bút danh Vũ Ngàn Chi.
   Sinh trưởng trong một gia đình tiểu thị dân, Phạm Ngọc Cảnh được cha mẹ cho ăn học tử tế. Cách mạng Tháng Tám thành công, Phạm Ngọc Cảnh mới 12 tuổi đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ Vệ quốc quân, làm liên lạc viên, rồi tham gia vào đội tuyên truyền văn nghệ của trung đoàn 103 Hà Tĩnh rồi trở thành diễn viên kịch nói. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông ở đoàn Văn công quân khu Trị Thiên, từng biểu diễn giữa thành phố Huế trong chiến dịch Mậu Thân. Về sau ông là diễn viên trụ cột của đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.

   Nhưng rồi từ một diễn viên chuyên nghiệp, ông trở thành nhà thơ như một điều không thể khác. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã tâm sự rằng:

 Từ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, nếu tôi nghe theo lời nhạc sĩ Phạm Duy, có lẽ tôi trở thành người hoạt động ở ngành nhạc. Nhưng tôi ham thích sân khấu. Tôi theo anh Bửu Tiến. Tôi phải vượt qua nhiều khó khăn để đứng được trên sàn diễn hai mươi lăm năm. Diễn viên kịch là một nghề cao quý. Có thể gắn bó trọn đời người. Nhưng phía sau các vai diễn là lớp son phấn tạo sự hóa thân kỳ diệu… tôi vẫn là tôi. Vẫn muốn có tiếng nói riêng của mình. Một thứ tiếng nói có thể đối thoại tiếp với một người. Không cần hai cánh màn khép mở. Không cần cái khung kịch bản văn học, kịch bản đạo diễn. Không đợi lên đèn. Những bài thơ đầu tiên ra đời khi tôi đã là diễn viên thực thụ. Và thế là tôi phạm nhiều khuyết điểm trong những quy chế nghiêm ngặt của sân khấu. Tôi phân thân. Chỉ chực thoát ra như con chim bị nhốt chặt trong lồng. Chính những bài thơ thời chống Mỹ tôi viết để tự cứu mình.
   Rồi bầu trời thơ ca mênh mông, cánh rừng thơ ca thăm thẳm, cuộc tìm kiếm thơ ca đầy quyến rũ và không bị trói buộc ấy là của tôi. Một hành trình không có ga dừng, không có trạm nghỉ. Khi có dấu hiệu mệt mỏi, tôi thường ngoái lại gọi tên một người lính, một người tình. Hai người này chứ không phải ai khác đã cổ vũ tôi nâng sức tôi bay tiếp. Tôi đoán chắc rằng bài thơ sau cùng của cuộc hành trình đam mê và trắc ẩn cũng chỉ vì một trong hai người đó mà thôi.

   Bài thơ "Một tên làng Quảng Trị" là một sáng tác đáng nhớ về miền đất ông từng đi qua trong chiến tranh và gắn bó lúc hòa bình. Bài thơ như nhiều tác phẩm khác của những nhà thơ áo lính, bắt đầu là những hoài niệm đằm sâu:

   Qua rất nhiều tháng năm
hết sáng bình yên lại chiều binh lửa
lòng ta chốt giữ hai đầu
cái tên làng ở giữa

   Hình như không có điều gì to tát cả. Một tên đất, một tên làng, thậm chí có thể là một ngôi làng nhỏ như bao nhiêu ngôi làng khác mà người lính-người thơ đã đi qua. Nhưng, không hiểu sao nó vẫn hiện về ám ảnh, vẫn thao thức, thúc giục người ta nhớ về nó như là một hướng đi của cảm xúc không thể khác, từ những điều tưởng như quen thuộc và rất đỗi bình thường:

   Ùa vào sâu niềm tưởng nhớ
cái ta chưa để ý một lần
cái không có tên trên bản đồ chiến sự
ai hơi đâu mà chép thêm vào lịch sử
lối rẽ vào làng in dấu chân
mà chiều qua trong một thoáng phân vân
đã chợt về nâng đỡ

   Có vẻ như không thể cắt nghĩa theo kiểu số học về những cảm xúc khó quên và khó tả, nhưng nó hiện hữu cụ thể, rất cụ thể, và nói như tác giả, những điều có vẻ nhỏ nhặt, như không đáng kể, như không có ai để ý lại có một bí ẩn sâu xa đeo đẳng tâm tư nhà thơ, nâng đỡ nhà thơ vào những khi tâm hồn chống chếnh.

   Mẹ chẳng cố tình bắt ta lưu giữ
em không hề khuyên
không bát về dâng hương ngày giỗ kỵ
một tên làng Quảng Trị
suốt đời đâu dám quên

   Đúng vậy, tình cảm là một trạng thái tinh thần tự nhiên, không thể gò ép, miễn cưỡng, cả tên làng và nỗi nhớ về Quảng Trị cũng thế, nó hình thành tự nhiên và ăn sâu vào tiềm thức, thành nỗi nhớ thương da diết, sâu nặng, có khi theo suốt một đời người. Chính vì thế mà bài thơ kết thúc trong tâm cảm dạt dào.

    Ở với ta lúc vui lúc buồn
lúc suôn sẻ lúc cay đắng
không đòi trả ơn mà nghĩa nặng
không ràng buộc mà thân gần
không giao đãi ngọt ngào mà lặng thấu
làm vốn nuôi con làm quà tặng cháu
cái tên làng Quảng Trị ấy thôi
cái tên làng Quảng Trị đứng loi thoi
dọc bấy nhiêu trận mạc
trắng phau doi cát bồi.

   Một tên làng Quảng Trị với thi tứ và ngôn ngữ bình dị, cụ thể, chân thực đã khắc họa tình cảm của một nhà thơ tên tuổi với mảnh đất này.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 05/11/2019 20:10 Nguyễn Việt Hà 09/12/2019 07:53

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà