SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG 7-9
Danh mục
Sức khỏe và đời sống
NỘI DUNG

 

SKĐS 7-9:

Tư thế ngồi học đúng cho trẻ và những điều cha mẹ cần biết

MC: Kính chào QV và CB! 5-9 vừa qua, hơn 22 triệu học sinh cả nước đã chính thức bước vào năm học mới. Đây là năm học được ngành GD&ĐT xác định chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng GD&ĐT”. Để có 1 năm học đạt nhiều kết quả thì tư thế ngồi học đúng cách cũng là một phần quan trọng với các em học sinh. CM SKĐS tuần này xin giành phần lớn thời lượng cho chủ đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Một trong những điều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh là tư thế ngồi học đúng. Đây tưởng như vấn đề kém quan trọng nên nhiều phụ huynh không quan tâm và khi phát hiện ra thì đã để lại những hậu quả.

Để biết được con em của mình đã ngồi đúng tư thế chuẩn hay chưa, bạn có thể dựa vào những thông tin sau đây:

Điều cần chú ý đầu tiên là khoảng cách từ mắt đến mặt bàn hay sách vở. Đối với học sinh tiểu học, tư thế ngồi viết chính tả hay đọc sách tối ưu nhất khi khoảng cách này trong khoảng 20 đến 30cm. Đây là số lý tưởng để lưng có thể thẳng, không đau mỏi khó chịu và giúp người đọc, viết nhìn rõ chữ.

Bên cạnh đó, khi trẻ học viết bạn cũng cần lưu ý nơi học cần có đủ ánh sáng và chọn vở ô ly phù hợp. Điều này cũng rất quan trọng bởi nếu không đủ sáng thì không thể nhìn rõ mặt chữ. Mắt phải điều tiết nhiều và vô tình rút ngắn khoảng cách đến vở. Điều này khiến lưng mỏi và tăng nguy cơ cận thị.

Tư thế ngồi học đúng là lưng luôn phải được giữ thẳng. Xương cột sống cần vuông góc với mặt ghế ngồi thì mới có thể ngồi lâu mà không mang đến cảm giác khó chịu hay đau mỏi. Đây cũng là điều quan trọng để hạn chế được căn bệnh cong vẹo cột sống thường gặp ở học sinh. Khi ngồi, không được ghì sát ngực vào mép bàn sẽ gây ra những tác động xấu đến cơ, xương, ảnh hưởng đến tư thế. Đầu chỉ cần hơi cúi để đảm bảo khoảng cách đến vở phù hợp.

 

Khi ngồi học, hai chân cần đặt trong trạng thái thoải mái với tư thế vuông góc với nền đất. Trong khi học không được di chuyển hay rung chân. Nếu thấy mỏi thì bạn có thể hướng dẫn con đứng lên đi lại hay massage nhẹ nhàng. Tay phải cầm bút và tay trái cần đặt trên vở để có điểm tựa chính là tư thế ngồi viết đúng chuẩn cần rèn luyện. Trong quá trình thao tác, cần phải giữ vở cố định, không bị xô lệch.

Cầm bút đúng cũng khiến trẻ nhỏ không bị đau mỏi cơ thể hay ảnh hưởng đến nét chữ. Khi cầm bút sai dễ ảnh hưởng đến tốc độ, nét chữ không đều, không ngay ngắn và tay nhanh bị mỏi hơn. Bé cần cầm chắc bút bằng ngón cái, trỏ và giữa với đầu ngón trỏ cách ngòi bút tầm 2,5cm. Mép bàn tay tì xuống bàn làm điểm tựa cho cả cánh tay và cần điều khiển bút bằng cổ tay chứ không phải cánh tay. Bạn cần hướng dẫn bé cầm bút xuôi theo chiều ngồi và đặt ngòi bút nghiêng so với mặt giấy khoảng 45 độ. Cách cầm bút cần được điều chỉnh từ những ngày đầu trẻ viết bài trên vở ô ly.

PV: Thạc sỹ Phan THị Linh đến từ Viện khoa học GD VN chia sẻ

 

Khi trẻ không được rèn luyện từ nhỏ dễ dẫn đến có những tư thế ngồi học sai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống. Bạn cần lưu ý để hướng dẫn và uốn nắn trẻ từ từ khi thấy những biểu hiện sau đây:

 

Trẻ cúi đầu quá mức và khoảng cách giữa mắt so với mặt bàn bị rút ngắn. Bên cạnh đó có một số bé còn nằm dài ra bàn để viết gây nên những tác động xấu đến cả mắt, tim, phổi...

Trẻ ngồi học trong trạng thái cong lưng, một tay cầm bút một tay chống cằm hay nghiêng hẳn đầu về một bên.

Trẻ không giữ đúng tư thế chân mà cho chân lên ghế hay chân co chân duỗi trong khi viết. Đây có thể khiến bé thoải mái trong thời gian ngắn nhưng không phải tư thế ngồi học đúng và sẽ ảnh hưởng về sau.

Trẻ ngồi học ở nơi thiếu sáng hay bàn ghế không đúng tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến tư thế.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này, bạn nên cẩn thận điều chỉnh từng chút một. Nếu bé thấy mỏi mắt, tay, chân, lưng... thì bạn nên bố trí thời gian giải lao với những hoạt động phù hợp mà không nên ép trẻ tiếp tục.

 

Để điều chỉnh cách ngồi học cho con em là điều khá khó khăn bạn phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài. Vậy phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề nào để có thể dễ dàng, thuận tiện hơn trong cách hướng dẫn trẻ ngồi học đúng cách? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của CT.

Nhạc cắt

 

Bàn ghế học sinh không phù hợp là điều đầu tiên ảnh hưởng đến tư thế ngồi đúng khi trẻ học. Không phải bất cứ bộ bàn ghế nào cũng phù hợp với trẻ và tùy từng độ tuổi khác nhau, chiều cao khác nhau mà nhà sản xuất sẽ đưa ra những kích cỡ phù hợp. Bàn ghế quá cao hay quá thấp đối với cơ thể cũng khiến cách ngồi không đúng, càng cố càng khiến trẻ khó chịu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều chỉnh ánh sáng phù hợp với mắt. Bàn ghế nên kê sát cạnh cửa sổ để có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên. Nếu không đủ hay trời tối thì cần sử dụng đèn sợi tóc hoặc đèn compact. Bạn không nên lắp đặt đèn huỳnh quang bởi ánh sáng mạnh dễ gây mỏi mắt, lóa mắt.

PV: Thạc sỹ Phan THị Linh đến từ Viện khoa học GD VN chia sẻ

Những ngày đầu tiên trẻ ngồi tập đọc, tập viết nếu không được điều chỉnh và rèn tư thế ngồi học đúng thì sau đó sẽ khó để chỉnh sửa. Bởi khi cơ thể, tay chân, cột sống của trẻ đã quen với cách ngồi sai thì sẽ mất khá nhiều thời gian để theo sát và hướng dẫn thay đổi.

Bởi vậy ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với bàn học, sách vở thì bạn cần lưu ý về cách trẻ ngồi. Điều chỉnh tư thế từng chút một, chỉnh sửa những lỗi sai nhỏ nhất là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ngồi đúng tư thế để trẻ có thể làm theo và không thực hiện những thói quen xấu từ cha mẹ.

Chúng ta hiểu rằng việc rèn tư thế ngồi đúng cho trẻ là điều khá khó khăn và không phải phụ huynh nào cũng có đủ kiên nhẫn. Việc la mắng thường xuyên xảy ra với hy vọng con em có thể tiếp thu nhanh chóng. Tuy nhiên từ đó sẽ gây ra những áp lực khiến bé lo lắng, căng thẳng mỗi khi ngồi vào bàn học. Điều này cũng vô tình tạo ra tâm lý bất an, không tin tưởng vào cha mẹ và có tâm lý chống đối.

Bạn nên theo sát con mình và thể hiện sự quan tâm theo cách mà trẻ mong muốn. Kết hợp việc điều chỉnh tư thế ngồi học đúng với sự khen ngợi khi trẻ có tiến triển sẽ là “phương thuốc kỳ diệu” giúp trẻ tiếp thu tốt hơn. Trẻ từ đó có thêm động lực và sự tin tưởng vào bố mẹ và sẽ thích nghi thay đổi tốt hơn.

Tư thế ngồi viết đúng của học sinh cũng bị ảnh hưởng bởi việc trẻ không tập trung khiến tư thế ngồi thay đổi mà không thể kiểm soát. Từ đó dẫn đến hình thành thói quen xấu. Bạn cần thường xuyên quan sát và theo dõi để giúp trẻ tập trung, không xao nhãng khi con em ngồi học. Khi thấy dấu hiệu giảm chú ý, có thể giải quyết vấn đề và những câu hỏi cho bé để có thể nhanh chóng quay trở lại học tập hiệu quả, đúng cách.

Việc tư thế ngồi học không được tối ưu sẽ gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe và quá trình học tập. Ví dụ như:

Gây khó thở do tỳ hay đè ngực vào bàn, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác.

Giảm tuần hoàn máu do các bộ phận không được lưu thông tốt.

Ảnh hưởng đến dáng đi đứng sau này nếu ngồi sai trong thời gian dài mà không được chỉnh sửa.

Tăng nguy cơ cận thị khi lưng cong, gù và mắt quá gần với mặt bàn. Bên cạnh đó còn kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh cột sống...

Hãy kiên trì điều chỉnh tư thế ngồi học đúng cho con em để cải thiện khả năng học tập và nâng cao sức khỏe, đề phòng nguy cơ cận thị, cong vẹo cột sống. Phụ huynh cần quan tâm đến vấn đề này và có hướng điều chỉnh phù hợp khi con em ngồi sai. Thay đổi thói quen xấu từ đầu sẽ giúp trẻ biết cách ngồi chuẩn xác nhất.

SKĐS 7-9:

Tư thế ngồi học đúng cho trẻ và những điều cha mẹ cần biết

MC: Kính chào QV và CB! 5-9 vừa qua, hơn 22 triệu học sinh cả nước đã chính thức bước vào năm học mới. Đây là năm học được ngành GD&ĐT xác định chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng GD&ĐT”. Để có 1 năm học đạt nhiều kết quả thì tư thế ngồi học đúng cách cũng là một phần quan trọng với các em học sinh. CM SKĐS tuần này xin giành phần lớn thời lượng cho chủ đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Một trong những điều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh là tư thế ngồi học đúng. Đây tưởng như vấn đề kém quan trọng nên nhiều phụ huynh không quan tâm và khi phát hiện ra thì đã để lại những hậu quả.

Để biết được con em của mình đã ngồi đúng tư thế chuẩn hay chưa, bạn có thể dựa vào những thông tin sau đây:

Điều cần chú ý đầu tiên là khoảng cách từ mắt đến mặt bàn hay sách vở. Đối với học sinh tiểu học, tư thế ngồi viết chính tả hay đọc sách tối ưu nhất khi khoảng cách này trong khoảng 20 đến 30cm. Đây là số lý tưởng để lưng có thể thẳng, không đau mỏi khó chịu và giúp người đọc, viết nhìn rõ chữ.

Bên cạnh đó, khi trẻ học viết bạn cũng cần lưu ý nơi học cần có đủ ánh sáng và chọn vở ô ly phù hợp. Điều này cũng rất quan trọng bởi nếu không đủ sáng thì không thể nhìn rõ mặt chữ. Mắt phải điều tiết nhiều và vô tình rút ngắn khoảng cách đến vở. Điều này khiến lưng mỏi và tăng nguy cơ cận thị.

Tư thế ngồi học đúng là lưng luôn phải được giữ thẳng. Xương cột sống cần vuông góc với mặt ghế ngồi thì mới có thể ngồi lâu mà không mang đến cảm giác khó chịu hay đau mỏi. Đây cũng là điều quan trọng để hạn chế được căn bệnh cong vẹo cột sống thường gặp ở học sinh. Khi ngồi, không được ghì sát ngực vào mép bàn sẽ gây ra những tác động xấu đến cơ, xương, ảnh hưởng đến tư thế. Đầu chỉ cần hơi cúi để đảm bảo khoảng cách đến vở phù hợp.

 

Khi ngồi học, hai chân cần đặt trong trạng thái thoải mái với tư thế vuông góc với nền đất. Trong khi học không được di chuyển hay rung chân. Nếu thấy mỏi thì bạn có thể hướng dẫn con đứng lên đi lại hay massage nhẹ nhàng. Tay phải cầm bút và tay trái cần đặt trên vở để có điểm tựa chính là tư thế ngồi viết đúng chuẩn cần rèn luyện. Trong quá trình thao tác, cần phải giữ vở cố định, không bị xô lệch.

Cầm bút đúng cũng khiến trẻ nhỏ không bị đau mỏi cơ thể hay ảnh hưởng đến nét chữ. Khi cầm bút sai dễ ảnh hưởng đến tốc độ, nét chữ không đều, không ngay ngắn và tay nhanh bị mỏi hơn. Bé cần cầm chắc bút bằng ngón cái, trỏ và giữa với đầu ngón trỏ cách ngòi bút tầm 2,5cm. Mép bàn tay tì xuống bàn làm điểm tựa cho cả cánh tay và cần điều khiển bút bằng cổ tay chứ không phải cánh tay. Bạn cần hướng dẫn bé cầm bút xuôi theo chiều ngồi và đặt ngòi bút nghiêng so với mặt giấy khoảng 45 độ. Cách cầm bút cần được điều chỉnh từ những ngày đầu trẻ viết bài trên vở ô ly.

PV: Thạc sỹ Phan THị Linh đến từ Viện khoa học GD VN chia sẻ

 

Khi trẻ không được rèn luyện từ nhỏ dễ dẫn đến có những tư thế ngồi học sai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống. Bạn cần lưu ý để hướng dẫn và uốn nắn trẻ từ từ khi thấy những biểu hiện sau đây:

 

Trẻ cúi đầu quá mức và khoảng cách giữa mắt so với mặt bàn bị rút ngắn. Bên cạnh đó có một số bé còn nằm dài ra bàn để viết gây nên những tác động xấu đến cả mắt, tim, phổi...

Trẻ ngồi học trong trạng thái cong lưng, một tay cầm bút một tay chống cằm hay nghiêng hẳn đầu về một bên.

Trẻ không giữ đúng tư thế chân mà cho chân lên ghế hay chân co chân duỗi trong khi viết. Đây có thể khiến bé thoải mái trong thời gian ngắn nhưng không phải tư thế ngồi học đúng và sẽ ảnh hưởng về sau.

Trẻ ngồi học ở nơi thiếu sáng hay bàn ghế không đúng tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến tư thế.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này, bạn nên cẩn thận điều chỉnh từng chút một. Nếu bé thấy mỏi mắt, tay, chân, lưng... thì bạn nên bố trí thời gian giải lao với những hoạt động phù hợp mà không nên ép trẻ tiếp tục.

 

Để điều chỉnh cách ngồi học cho con em là điều khá khó khăn bạn phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài. Vậy phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề nào để có thể dễ dàng, thuận tiện hơn trong cách hướng dẫn trẻ ngồi học đúng cách? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của CT.

Nhạc cắt

 

Bàn ghế học sinh không phù hợp là điều đầu tiên ảnh hưởng đến tư thế ngồi đúng khi trẻ học. Không phải bất cứ bộ bàn ghế nào cũng phù hợp với trẻ và tùy từng độ tuổi khác nhau, chiều cao khác nhau mà nhà sản xuất sẽ đưa ra những kích cỡ phù hợp. Bàn ghế quá cao hay quá thấp đối với cơ thể cũng khiến cách ngồi không đúng, càng cố càng khiến trẻ khó chịu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều chỉnh ánh sáng phù hợp với mắt. Bàn ghế nên kê sát cạnh cửa sổ để có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên. Nếu không đủ hay trời tối thì cần sử dụng đèn sợi tóc hoặc đèn compact. Bạn không nên lắp đặt đèn huỳnh quang bởi ánh sáng mạnh dễ gây mỏi mắt, lóa mắt.

PV: Thạc sỹ Phan THị Linh đến từ Viện khoa học GD VN chia sẻ

Những ngày đầu tiên trẻ ngồi tập đọc, tập viết nếu không được điều chỉnh và rèn tư thế ngồi học đúng thì sau đó sẽ khó để chỉnh sửa. Bởi khi cơ thể, tay chân, cột sống của trẻ đã quen với cách ngồi sai thì sẽ mất khá nhiều thời gian để theo sát và hướng dẫn thay đổi.

Bởi vậy ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với bàn học, sách vở thì bạn cần lưu ý về cách trẻ ngồi. Điều chỉnh tư thế từng chút một, chỉnh sửa những lỗi sai nhỏ nhất là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ngồi đúng tư thế để trẻ có thể làm theo và không thực hiện những thói quen xấu từ cha mẹ.

Chúng ta hiểu rằng việc rèn tư thế ngồi đúng cho trẻ là điều khá khó khăn và không phải phụ huynh nào cũng có đủ kiên nhẫn. Việc la mắng thường xuyên xảy ra với hy vọng con em có thể tiếp thu nhanh chóng. Tuy nhiên từ đó sẽ gây ra những áp lực khiến bé lo lắng, căng thẳng mỗi khi ngồi vào bàn học. Điều này cũng vô tình tạo ra tâm lý bất an, không tin tưởng vào cha mẹ và có tâm lý chống đối.

Bạn nên theo sát con mình và thể hiện sự quan tâm theo cách mà trẻ mong muốn. Kết hợp việc điều chỉnh tư thế ngồi học đúng với sự khen ngợi khi trẻ có tiến triển sẽ là “phương thuốc kỳ diệu” giúp trẻ tiếp thu tốt hơn. Trẻ từ đó có thêm động lực và sự tin tưởng vào bố mẹ và sẽ thích nghi thay đổi tốt hơn.

Tư thế ngồi viết đúng của học sinh cũng bị ảnh hưởng bởi việc trẻ không tập trung khiến tư thế ngồi thay đổi mà không thể kiểm soát. Từ đó dẫn đến hình thành thói quen xấu. Bạn cần thường xuyên quan sát và theo dõi để giúp trẻ tập trung, không xao nhãng khi con em ngồi học. Khi thấy dấu hiệu giảm chú ý, có thể giải quyết vấn đề và những câu hỏi cho bé để có thể nhanh chóng quay trở lại học tập hiệu quả, đúng cách.

Việc tư thế ngồi học không được tối ưu sẽ gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe và quá trình học tập. Ví dụ như:

Gây khó thở do tỳ hay đè ngực vào bàn, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác.

Giảm tuần hoàn máu do các bộ phận không được lưu thông tốt.

Ảnh hưởng đến dáng đi đứng sau này nếu ngồi sai trong thời gian dài mà không được chỉnh sửa.

Tăng nguy cơ cận thị khi lưng cong, gù và mắt quá gần với mặt bàn. Bên cạnh đó còn kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh cột sống...

Hãy kiên trì điều chỉnh tư thế ngồi học đúng cho con em để cải thiện khả năng học tập và nâng cao sức khỏe, đề phòng nguy cơ cận thị, cong vẹo cột sống. Phụ huynh cần quan tâm đến vấn đề này và có hướng điều chỉnh phù hợp khi con em ngồi sai. Thay đổi thói quen xấu từ đầu sẽ giúp trẻ biết cách ngồi chuẩn xác nhất.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 05/09/2022 08:50 Lê Vĩnh Nhiên 05/09/2022 10:51
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà