Khúc hát yêu thương - Bài hát Giấc mơ Chapi
Danh mục
Khúc hát yêu thương
NỘI DUNG
Lời dẫn : a

 

Ca khúc Giấc mơ Chapi 4-5

MC: Xin kính chào quý vị thính giả đang nghe Đài. Rất vui khi gặp lại quý thính giả trong 15p chuyên mục phát thanh Khúc hát yêu thương của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện tại chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5mkz, mời quý vị thính giả chú ý đón nghe.

Thưa quý vị thính giả.

Kể từ khi bài hát “Giấc mơ chapi” do nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác và được nghệ sĩ Y Moan hát lần đầu tiên, cây đàn chapi của dân tộc Rắc Lây trở nên nổi tiếng cả nước. Những âm thanh trầm bổng lúc khoan, lúc nhặt từ cây đàn chapi đã khiến du khách bị đắm chìm trong dòng suối nhạc, thả hồn phiêu diêu cùng thảo nguyên bao la - “nơi chỉ có hai người yêu nhau/ Họ đã sống không mùa đông, không mùa nắng mưa/ Chỉ có một mùa yêu nhau” qua bài hát ngọt ngào “Giấc mơ chapi” của nhạc sĩ Trần Tiến. Để rồi du khách lại háo hức, mong muốn tìm về nguồn gốc đàn chapi, tìm hiểu cách chế tác nhạc cụ mà theo nhạc sĩ Trần Tiến: “Khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Rắc Lây”.

Phát ½ bài hát

Thưa quý vị thính giả, để quý vị thính giả hiểu nhiều hơn về ca khúc Giấc mơ Chapi của nhạc sĩ Trần Tiến, hôm nay chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với anh Hoàng Hà, là giáo viên phụ trách bộ môn âm nhạc trường THCS Nguyễn Trãi, Vĩnh Linh.

Chào anh Hà, trước tiên cảm ơn anh đã dành thời gian tham gia cùng chương trình.

Anh Hà: Vâng, chào quý thính giả, chào MC chương trình Khúc hát yêu thương.

1.    Thưa anh, vừa rồi chúng ta đã cùng nhau thưởng thức ca khúc Giấc mơ Chapi của nhạc sĩ Trần Tiến. Anh có thể chia sẻ 1 vài cảm xúc của mình khi nghe ca khúc này?

TL: Vâng. Thực sự khi nghe ca khúc này tôi cảm thấy như mình đang sống trong khung cảnh thời gian, không gian đó. Và ca khúc này nhạc sĩ Trần Tiến viết về người Raglai. Đó là một miền cao nguyên mênh mông, bạt ngàn rừng cây và núi rừng hùng vĩ, núi xanh dựng vách hùng vĩ trước mặt làm nổi lên những làng Raglai, có những ngọn núi cao như tường thành, dáng núi đẹp và thế giới ở đây chỉ tồn tại trong ngoặc kép của từ yêu thương, lãng mạn và hạnh phúc. Sớm trưa ngày đêm không là thời gian và đêm ngày cũng như nhau nữa chỉ có ta với núi rừng, chim thú là để chứng nhân cho một tình cảm lâu bền. Và do vậy, chỉ có một mùa, mùa yêu thương! Đặc biệt khi người ca sĩ hát lên đều cho ta cảm giác như là đang kể 1 câu chuyện.

2.    Có nhiều ý kiến cho rằng, nghe bài hát cho ta cảm giác rất thanh bình. Họ tưởng tượng ra được khung cảnh ở đó rất thực? Anh Hà nghĩ sao về ý kiến này?

TL: Vâng, đúng như vậy. Bởi như quý vị thính giả cũng đã biết, dân tộc Ra Glai, còn viết là Ra-glai hoặc Raglai (tên gọi khác Ra Glây, Hai, Noana, La Vang) là dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở huyện Khánh Sơn, phía Nam tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận. Người Raglai không có tết, họ chỉ có một mùa gọi là mùa uống rượu sau một năm tươm tất và chuẩn bị cho mùa rẫy mới. Cuộc sống họ rất yên bình, yên bình và thanh thản nhẹ nhàng như lời bài hát. Trên con đường chu du qua những cánh rừng, du khách còn nghe tiếng mõ những đàn dê trắng nhởn nhơ lưng đồi, hay nghe tiếng giã gạo, tiếng trẻ em chơi đùa hay gà đồi gáy bên rẫy, cả thân người đen nhẻm nhưng đôi mắt cứ trong veo. Hình ảnh quen thuộc nhất là những bà mẹ Raglai địu con sau lưng đi ra suối tắm, những nhóm thanh niên du xuân ăn mặc sặc sỡ. Tất cả đề hòa quyện và tạo nên bức tranh rất gần gũi và đầy yêu thương.

3.    Vậy nhạc sĩ Trần Tiến đã sáng tác ca khúc theo giai điệu, tiết tấu như thế nào?

TL:

4.    Trong bài hát có những điệp khúc vang lên, nghe có chút gì đó khắc khoải, tha thiết. Anh nghĩ đây có phải là ngụ ý của tác giả?

TL: Những câu điệp khúc vang lên, nghe như khắc khoải, da diết, hùng hồn và cả như một chút chờ, một chút đợi, một chút niềm tin. Tôi thích nhất đoạn ấy, đoạn điệp khúc đầy cao trao và hùng hồn. Mỗi lần nghe là nó như muốn quên đi tất cả mọi muộn phiền trong cuộc sống và trong lòng nó trỗi dậy sức trẻ và niềm tin của thanh niên.

Tiếng đàn Chapi nghe sao vẫn văng vẳng đâu đây. Ngọn núi trong mơ vẫn có thể xanh màu hi vọng cho tình yêu. Con thác chảy theo nỗi nhớ nhung hòa vào dòng sông phía dưới xuôi về. Hình ấy cả trong giấc mơ đôi khi vẫn chưa tìm thấy lại được nói chi đến nhìn thấy và cảm thấy phải không?

5.    Nhân dịp cuối tuần anh có thể hát tặng quý thính giả ca khúc được không?

TL: Hát

 

MC: Thưa quý vị thính giả. Hát lên một bản tình ca giữa đại ngàn, nó làm thức tỉnh cuộc sống của vạn vật mà bấy lâu nay đang dần ngủ quên. Khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Ragrai. Đúng vậy, có tới đây, có được tận tay cầm nắn cây đàn Chapi, được lắng tai nghe giọng hát truyền đời của một cộng đồng người, chúng ta mới cảm nhận trọn vẹn được tình yêu người và đất ở đây đã thật sự thẩm thấu vào mỗi gốc cây, ngọn cỏ mang dáng hình người Ragrai. Chamalé Âu, người con yêu quê hương đến cháy bỏng.

Đàn chapi được đồng bào Rắc Lây sử dụng vào tất cả các hoạt động, từ dịp lễ, Tết hay lúc vui, lúc buồn, thậm chí thay lời tỏ tình của người con trai gửi đến người con gái mình thương. Ngày nay, đàn chapi không còn bó gọn trong cộng đồng người Rắc Lây nữa mà tiếng vang của nó đã lan ra toàn quốc và quốc tế khi cây đàn chapi được nghệ nhân Chamaléa Âu tặng cho nhạc sĩ Trần Tiến và được ông đưa vào tác phẩm "Giấc mơ chapi".

 

Chú thích duyệt

Khi giao lưu gọi danh xưng khách mời có chữ lót. Trước khi hoặc sau khi  phát  bài hát giới thiệu ca sỹ nào hát.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 06/05/2019 18:57 Lê Vĩnh Nhiên 09/05/2019 15:24
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà