Sức khỏe đời sống 25 8 2019 – Mất ngủ và phương pháp điều trị
Danh mục
Sức khỏe và đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn cùng nghe chương trình sức khỏe đời sống của Đài PTTH Quảng Trị, chương trình đang được phát trên tần số 92,5 Mhz. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình này trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Chị Thúy Hằng này, chị có thấy ai đó từng bị mất ngủ và rất ảnh hưởng đến sức khỏe chưa? Riêng bản thân tôi thì thấy rằng xung quanh cuộc sống của chúng ta, có không ít người bị mất ngủ, có nhiều người mất ngủ triền miên không làm cho sức khỏe bị giảm sút, người sụt cân. Vâng, đúng rồi, bản thân tôi thấy cũng khá nhiều người bị mất ngủ mà đa phần trong số họ là người lớn tuổi. Do tuổi tác kèm theo sức khỏe yếu, hay lo nghĩ nên làm cho cơ thể không ngủ đúng, ngủ đủ giấc. Và chương trình hôm nay chúng tôi giành phần lớn thời lượng chia sẻ đến quý vị và các bạn những hậu quả của chứng mất ngủ và phương pháp nào hạn chế tình trạng này. Bây giờ mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Sức khỏe đời sống 25 8 2019 – Mất ngủ và phương pháp điều trị

Kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn cùng nghe chương trình sức khỏe đời sống của Đài PTTH Quảng Trị, chương trình đang được phát trên tần số 92,5 Mhz. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình này trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn

Chị Thúy Hằng này, chị có thấy ai đó từng bị mất ngủ và rất ảnh hưởng đến sức khỏe chưa? Riêng bản thân tôi thì thấy rằng xung quanh cuộc sống của chúng ta, có không ít người bị mất ngủ, có nhiều người mất ngủ triền miên không làm cho sức khỏe bị giảm sút, người sụt cân.

Vâng, đúng rồi, bản thân tôi thấy cũng khá nhiều người bị mất ngủ mà đa phần trong số họ là người lớn tuổi. Do tuổi tác kèm theo sức khỏe yếu, hay lo nghĩ nên làm cho cơ thể không ngủ đúng, ngủ đủ giấc. Và chương trình hôm nay chúng tôi giành phần lớn thời lượng chia sẻ đến quý vị và các bạn những hậu quả của chứng mất ngủ và phương pháp nào hạn chế tình trạng này. Bây giờ mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1 – Chia sẻ của những bệnh nhân bị mất ngủ

Quý vị và các bạn thân mến!

Ngày nay, không ít người lớn tuổi lâm vào tình trạng mất ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi không ngủ được thì chắc chắn một điều, các cơ quan trong cơ thể luôn luôn phải hoạt động, không thể nghỉ ngơi. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi phải chống chọi với việc thức ngủ vào ban đêm. Trong bài viết sau chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn chia sẻ của các bệnh nhân khi bị mất ngủ, ảnh hưởng đến đời sống như thế nào. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Chúng tôi gặp ông Cáp Kim Tiến, 67 tuổi ở xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng trong khi ông tới trạm y tế xã để gặp nhân viên y tế tư vấn về việc điều trị chứng mất ngủ. Dù có nhiều phương pháp nhưng thi thoảng ông vẫn khó khăn khi đối mặt với tình trạng mất ngủ. Ông Tiến cho biết, ông khổ sở với việc bị mất ngủ cách đây đã mấy năm. Nửa đêm, không ngủ được, ông phải đi quanh nhà, hoặc khi ngủ được thì cứ nửa đêm lại thức, ông thấy mình gây không ít phiền toái cho những người thân trong gia đình khi cứ phải dậy nửa đêm. Cũng chính vì vậy, sức khỏe ông đã giảm sút nhiều, không còn khỏe như trước. Dù nhìn bề ngoài khá khỏe mạnh nhưng ông đã bắt đầu có nhiều biểu hiện bệnh của người già, của chứng mất ngủ. Ông Cáp Kim Tiến, 67 tuổi ở xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng chia sẻ:

Trích băng:

Còn với bà Võ Thị Sinh, ở xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tình trạng mất ngủ đã đồng hành với mình đã 5 năm nay. Do hoàn cảnh gia đình, bà rất khó khăn để chống chọi với cơn mất ngủ thường xuyên, liên tục trong thời gian qua. Bà Sinh cho biết, Nhà thuộc diện hộ nghèo, gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, đứa con gái vừa sinh được 1 tháng bị mất, tiếp sau đó là một người con trai của bà bị tai nạn cũng vĩnh viễn ra đi. Nỗi buồn chồng chất nỗi buồn. Trong khi đó, nhà khó khăn nay còn khó khăn hơn khi tất cả sinh hoạt, nuôi con cái ăn học đều do một tay chồng bà lo lắng. Bà lại thường xuyên đau ốm, đứa con trai út đang theo học đại học, lo lắng không có tiền lại làm cho chứng mất ngủ của bà ngày càng nặng thêm. Bà Võ Thị Sinh, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong chia sẻ:

Trích băng:

Bà Sinh hay ông Tiến chỉ là số ít trong rất nhiều người lớn tuổi bị chứng mất ngủ, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và sinh hoạt. Với những biểu hiện, những khó khăn khi đối mặt với chứng mất ngủ, nhiều người bệnh đã dùng nhiều biện pháp điều trị nhưng vẫn khó có thể giải quyết được tình trạng mất ngủ. Thực tế một điều rằng, theo kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều bài thuốc có thể điều trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên nó có thể phụ thuộc vào cơ địa từng người. Điều trị chứng mất ngủ như thế nào, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong ít phút nữa, mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình.

Nhạc cắt

Bài 2 – Chia sẻ kinh nghiệm điều trị mất ngủ

Quý vị và các bạn thân mến! Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Bởi sau một ngày hoạt động thì cơ thể cần được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Không ít người chứng mất ngủ diễn ra thường xuyên, phản ánh tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Mất ngủ liên tục sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động trong ngày hôm sau. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn chia sẻ của một số người dân và nhân viên y tế những phương pháp điều trị mất ngủ mà quý vị và các bạn có thể áp dụng. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Theo các chuyên gia y tế, trung bình, một người bình thường có thể ngủ từ  khoảng 7 - 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 - 11 giờ. Ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ thời gian, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy để bắt đầu một ngày mới. Nhưng đối với những người mất ngủ thì đây quả là một điều vô cùng khó khăn. Đã có không ít bài thuốc nam người dân có thể áp dụng để chữa chứng mất ngủ. Ông Cáp Kim Tiến, ở xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng cho biết, tim sen, lá vông là những loại thực vật có sẵn ở địa phương mà ông được các cán bộ y tế hướng dẫn có thể dùng để chữa chứng mất ngủ. Ông Cáp Kim Tiến, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng cho biết:

Trích băng:

Trao đổi với chúng tôi, bà Cáp Thị Thúy Kiều, Trưởng Trạm y tế xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng cho biết, những dấu hiệu của bệnh mất ngủ thường xuất hiện ở người cao tuổi. Trong đó, ngủ không đủ giấc, ngủ hay thức dậy nửa đêm, khó ngủ, không tỉnh táo hoặc mệt mỏi khi thức dậy, tỉnh giấc nhiều lần và khó ngủ lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ như bị căng thẳng, sử dụng các chất gây nghiện, ăn no trước giờ ngủ hoặc ánh sáng, tiếng ồn. Đối với người cao tuổi có thêm nguyên nhân gây khó ngủ nữa là do máu khó lưu thông lên não, gây ra chứng đau đầu, chóng mặt và khó đi vào giấc ngủ sâu. Khi lực bơm máu lên não kém sẽ gây triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, khó ngủ, liên tục lặp lại, cần điều trị thường xuyên và lâu dài để giảm biến chứng về sau. Bà Cáp Thị Thúy Kiều, Trưởng Trạm y tế xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng cho biết thêm:

Trích băng:

Như vậy, muốn điều trị chứng mất ngủ thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu kỹ về nguyên nhân của bệnh là gì. Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì, nguyên nhân có thể do chất kích thích, do lo lắng, suy nghĩ gây ra chứng mất ngủ nhất là đối với người cao tuổi. Điều quan trọng cần để tinh thần thư thái, thoải mái mới có được giấc ngủ sâu và ngủ đủ giấc, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống./.

Bài 3: Để người cao tuổi sống khỏe, sống lâu

Sống vui khỏe của người cao tuổi không chỉ ở việc được đáp ứng nhu cầu về vật chất mà còn thể hiện ở tinh thần. Với người cao tuổi, mong muốn của họ không chỉ ở sống vui khỏe mà còn được làm việc có ích phù hợp với tuổi già, giúp phần nào cho con cháu và cho xã hội. Sống vui, sống khỏe giúp các cụ cảm thấy ăn ngon, ngủ dễ, tinh thần sảng khoái, tràn đầy sinh lực hơn và giúp sống lâu hơn. Bài viết của TCV Nguyên Hương, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

 Ở tuổi 85, cụ ông Nguyễn Đức Tấn, ở khu phố 7, phường 1, thành phố Đông Hà có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, đầm ấm cùng con cháu. Đối với ông cuộc sống lúc về già không còn vội vã bon chen với cuộc mưu sinh mà thay vào đó là giây phút ngả lưng trên chiếc ghế bành, nhâm nhi tách trà, lắng tai nghe những câu chuyện, những tin tức, chương trình từ chiếc radio. Ông Hiền chia sẻ, muốn sống khỏe thì trước tiên tâm hồn mình phải thảnh thơi, không lo nghĩ quá nhiều để có thể ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc. Bên cạnh đó, sự quan tâm, hỏi han của con cháu trong cuộc sống hằng ngày giúp ông có thêm động lực, niềm vui. Khi tâm hồn mình thoải mái thì mới có thể ăn ngon, ngủ kỹ, không trằn trọc thức khuya dậy sớm tránh ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tập thể dục đều đặn, rèn luyện sức khỏe vào mỗi buổi sáng và vận động buổi tối trước khi đi ngủ, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hạn chế uống trà buổi tối để có được giấc ngủ ngon và sâu:

Trích băng:

Chị Hồ Thị Ngọc Hà, ở khu phố 9, phường 1, thành phố Đông Hà sống với bố mẹ chồng tuổi tác đã cao. Chị chia sẻ, với người gia phải biết chăm sóc chu đáo mới giúp ông bà khỏe mạnh, ít đau ốm. Bên cạnh mình chăm sóc sức khỏe cần động viên ông bà thường xuyên tập thể dục, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm tăng cường sức khỏe, giảm bệnh tật để sống lâu hơn với con cháu.

Theo chị Hồ Thị Ngọc Hà, tuổi già mọi hoạt động đều giảm lại, ăn nhai lâu hơn, khả năng nhai nghiền thức ăn và chức năng tiêu hoá đều giảm. Hiểu được vấn đề này nên chị luôn chế biến bữa ăn sao cho người già dễ hấp thu, các món hầm, luộc, hấp là những lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, chị hạn chế những món chiên, rán, quá mặn, quá ngọt hay quá giàu dinh dưỡng gây áp lực lớn cho dạ dày của người già. Buổi tối, chuẩn bị thức ăn cho ông bà làm sao cho ông bà ăn ít hơn một chút và ăn sớm trước 19 giờ và có những bữa lót dạ nhẹ nhàng 2 tiếng trước khi đi ngủ như uống một chút sữa nóng, ăn miếng bánh nhỏ để sẽ giúp người già ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, tránh để người già sử dụng rượu bia và các chất kích thích nhằm tránh ảnh hưởng tới tim mạch, ảnh hưởng tới trí nhớ, làm tăng huyết áp, gây béo phì, gây mất ngủ.

Trích băng:

Để người cao tuổi được sống vui khỏe, sống lâu và an hưởng tuổi già thì vai trò của con cháu trong gia đình rất quan trọng. Con cháu càng thương yêu cha mẹ, ông bà thì càng quan tâm chăm sóc, dành cho họ những khoảng thời gian, không gian tận hưởng. Quan tâm đến cha mẹ, những người già cả không chỉ đời sống vật chất mà phải có cả đời sống tinh thần. Cần xây dựng thói quen khám sức khỏe cho người cao tuổi sẽ giúp phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm, phát hiện bệnh sớm./.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 22/08/2019 11:01 Nguyễn Thị Bảo 22/08/2019 11:01
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà