Sức khỏe đời sống – Khắc phục khó khăn của bệnh nhân mắc bệnh về âm ngữ
Danh mục
Sức khỏe và đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn cùng đến với chuyên mục Sức khỏe đời sống của Đài PTTH Quảng Trị. Chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Và đừng quên gửi những băn khoăn về sức khỏe của mình đến hộp thư suckhoequangtri@gmail.com chúng tôi sẽ chuyển đến chuyên gia y tế giải đáp thắc mắc cho quý vị và các bạn. Chị Như Quỳnh này, có bao giờ chị thắc mắc về những người bệnh bị tai biến ảnh hưởng đến giọng nói, không thể nói chuyện bình thường hay những đứa trẻ chậm nói, nói lắp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đên chất lượng cuộc sống không? Vâng, thực tế thì trong cuộc sống thi thoảng tôi vẫn gặp những trường hợp như Thúy Hằng vừa nói. Có những bệnh nhân tai biến bị nặng ảnh hưởng đến hoạt động ngôn ngữ, không nói được hoặc nói không nghe rõ. Rồi nhiều trẻ nhỏ cũng gặp những trường hợp chậm nói hay phát âm không chuẩn. Những trường hợp này chắc sẽ khó điều trị và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Nhưng hiện nay có một phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền mà người dân có thể áp dụng và điều trị khi bị bệnh về âm ngữ mà chúng ta đang nói tới chị Như Quỳnh ạ. Và đây cũng là nội dung mà chúng tôi muốn chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục Sức khỏe và đời sống hôm nay, trước hết là một số thông tin trên lĩnh vực y tế mà chúng tôi vừa mới tổng hợp, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Sức khỏe đời sống – Khắc phục khó khăn của bệnh nhân mắc bệnh về âm ngữ

Kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn cùng đến với chuyên mục Sức khỏe đời sống của Đài PTTH Quảng Trị. Chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Và đừng quên gửi những băn khoăn về sức khỏe của mình đến hộp thư suckhoequangtri@gmail.com chúng tôi sẽ chuyển đến chuyên gia y tế giải đáp thắc mắc cho quý vị và các bạn. Chị Như Quỳnh này, có bao giờ chị thắc mắc về những người bệnh bị tai biến ảnh hưởng đến giọng nói, không thể nói chuyện bình thường hay những đứa trẻ chậm nói, nói lắp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đên chất lượng cuộc sống không?

Vâng, thực tế thì trong cuộc sống thi thoảng tôi vẫn gặp những trường hợp như Thúy Hằng vừa nói. Có những bệnh nhân tai biến bị nặng ảnh hưởng đến hoạt động ngôn ngữ, không nói được hoặc nói không nghe rõ. Rồi nhiều trẻ nhỏ cũng gặp những trường hợp chậm nói hay phát âm không chuẩn. Những trường hợp này chắc sẽ khó điều trị và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mỗi người.

Nhưng hiện nay có một phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền mà người dân có thể áp dụng và điều trị khi bị bệnh về âm ngữ mà chúng ta đang nói tới chị Như Quỳnh ạ. Và đây cũng là nội dung mà chúng tôi muốn chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục Sức khỏe và đời sống hôm nay, trước hết là một số thông tin trên lĩnh vực y tế mà chúng tôi vừa mới tổng hợp, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Phần tin –

Tin1 - Trung tâm  Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị vừa phối hợp với Trung tâm y tế huyện Triệu Phong tổ chức Lễ phát động “Giảm thiểu chất thải nhựa trong bảo quản thực thẩm”. Buổi phát động nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon đối với kinh tế xã hội, môi trường và sức khỏe con người. Khuyến cáo mọi người nhất là cán bộ, đảng viên và nhân viên y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ y tế khác về giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị; Vận động 100% cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân thực hiện giảm thiểu và tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân huỷ tại nơi làm việc, gia đình và cộng đồng.

Tin 2 - Sở Y tế tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản pháp luật về tiêm chủng và triển khai hướng dẫn Quyết định số 2470/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. Hội nghị đã hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ≥ 1 tháng tuổi đối với điểm tiêm chủng tại Bệnh viện và điểm tiêm chủng ngoài Bệnh viện, các trường hợp cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại Bệnh viện, một số lưu ý khi khám sàng lọc trước tiêm chủng tại Bệnh viện đối với trẻ em trên 1 tháng tuổi, thực hành phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh. Qua đó, nhằm bổ sung những kiến thức chuyên môn và cơ sở pháp lý hỗ trợ các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế tuyến huyện phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng, không tiêm chủng, hoãn tiêm chủng hoặc chuyển khám sàng lọc, góp phần tăng cường đảm bảo an toàn tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.

Tin 3 - Theo báo cáo của BV Nhi TƯ và BV Da liễu TƯ, những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang tăng mạnh thêm 20-30% so với các tháng trước. TS.BS Lê Ngọc Duy, Trung tâm cấp cứu và chống độc, BV Nhi TƯ cho biết, kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm, trong cơ thể có chứa độc tố Pederin có độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ mang. Tuy nhiên, do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Khi không may bị kiến ba khoang đốt, BS Duy khuyến cáo, việc đầu tiên là lấy nước sạch mát cùng xà phòng rửa vết đốt. Khi rửa, cần hết sức nhẹ nhàng để không bị trầy xước hay vỡ vết thương. Nếu không may dùng tay đập chết kiến, cần rửa tay bằng xà phòng càng sớm càng tốt, không tiếp xúc vùng da lành với nơi dính độc. Sau đó có thể dùng nước muối sinh lý (9‰) rửa để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da rồi nhanh chóng bôi hồ nước (thành phần chính là kẽm oxyd) giúp sát khuẩn, dịu da.

Tin 4 - Ngày 8/10, Sở Y tế Bình Định cho biết đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc thu hồi lô thuốc viên nén bao phim Clavophynamox 1000 không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan của Amoxicillin, Clavulanic acid và được xác định vi phạm mức độ 3.

Trước đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo thu hồi toàn quốc lô thuốc viên nén bao phim Clavophynamox 1000 (Amoxicillin 875 mg, clavulanic acid 125 mg), hạn dùng 13.1.2020, do Công ty Flamingo Pharmaceuticals Ltd. (Ấn Độ) sản xuất, và Công ty CP Dược Đại Nam nhập khẩu, do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Lô thuốc Clavophynamox 1000 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng vi rút, kháng nấm.

Nhạc cắt

Bài 1 – Nỗi khổ của những người mắc bệnh về âm ngữ

Thưa quý vị và các bạn! Bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ diễn tả hay còn gọi bị mắc các bệnh về âm ngữ thường vẫn có thể hiểu, nhận biết sự vật, người thân nhưng không tìm được từ ngữ thích hợp để truyền đạt cho người nghe. Trong bài viết sau của CTV Nguyên Hương sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn về những khó khăn và nỗi khổ của người bị mắc các bệnh về âm ngữ. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới những người thân trong gia đình. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Chậm nói là một phần của chậm phát triển ngôn ngữ là dạng chậm phát triển phổ biến nhất của trẻ em, là khi lời nói vẫn phát triển đúng theo trình tự nhưng với tốc độ chậm hơn. Con chậm nói luôn là mối quan tâm lo lắng của các bậc cha mẹ. Phụ huynh thường băn khoăn tình trạng trẻ chậm biết nói chỉ là tạm thời, không cần điều trị hay là biểu hiện của một rối loạn bệnh lý thực sự như bệnh tự kỷ, mất thính lực, cần sự can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy hiểu và nhận biết được các dấu hiệu báo động khi bé chậm nói là cần thiết, hỗ trợ các bậc phụ huynh đưa ra các quyết định đúng đắn và phối hợp tốt trong việc điều trị cùng các chuyên gia. Chị Lê Thị Lưu, ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ cho biết, cháu nhà chị từng bị mắc chứng chậm nói khi còn nhỏ, điều này khiến gia đình rất lo lắng, sợ cháu bị trầm cảm, chậm phát triển. Nhiều lúc cháu diễn đạt rất khó khăn về 1 động tác hay 1 yêu cầu nào đó với cha mẹ. Ví dụ như cháu muốn uống nước mà không thể nói ra được, phải tới chỉ tận cái ly, người lớn phải nhanh chóng nhận ra con mình muốn gì để hỗ trợ cho cháu. Một thời gian sau, gia đình cho cháu đi học mầm non, sau 1 thời gian tiếp xúc với bạn bè bằng cách chơi đùa, nhận thức của cháu dần dần phát triển hơn, cháu biết được đồ vật. Chị Lê Thị Lưu chia sẻ thêm:

Trích băng:

Đối với một số bệnh nhân hoặc người già, sau khi bị tai biến không nói được là một di chứng rất thường gặp. Rối loạn ngôn ngữ do tổn thương não làm giọng nói bệnh nhân bị méo tiếng, khi phát âm như bị mất nguyên âm cuối từ, nói lắp, nói bập bẹ. Bệnh nhân bị chuyển giọng, nhịp điệu tiếng nói và âm điệu ngôn ngữ bị thay đổi. Chị Nguyễn Thị Ly, ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị cho biết, ông của chị vừa trải qua cơn tai biến mạch máu não, sau khi điều trị tại bệnh viện về, ông bị mắc phải căn bệnh không nói được. Ban đầu, ông rất khó khăn trong việc trao đổi thông tin với mọi người xung quanh bằng lời nói, có thể khó nói, khó trình bày mong muốn bản thân, không hiểu lời nói,… Thỉnh thoảng ông còn gặp phải tình trạng rối loạn vận ngôn, nói ngọng, rối loạn hơi thở, nói ngắt quãng, rối loạn phát âm ở thanh quản… Các cơ quan liên quan đến chức năng nói như môi, lưỡi, thanh quản,…bị yếu liệt không thể điều khiển được. Một thời gian sau, khi ông bắt đầu tập nói thì  gặp phải tình trạng hoàn toàn hiểu lời nói và trình bày rõ ý kiến của mình, nhưng lại bị “méo mó, sai lệch” trong ngữ âm khiến người nghe cảm thấy khó hiểu. Đến bây giờ, ông gặp phải tình trạng dù nói lưu loát nhưng không hiểu hoặc chỉ hiểu một phần rất ít những gì người khác nói với mình, các câu nói của ông thường vô nghĩa, khả năng lặp lại câu nói của người khác kém. Để điều trị căn bệnh nay, gia đình chị Ly đã tạo điều kiện cho ông tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là bạn bè, gợi lại ký ức trong trí nhớ, gia tăng cảm xúc để kích thích khả năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, gia đình hỗ trợ ông thực hành và khôi phục kỹ năng nghe- nói- đọc- viết, học lại những cách phát âm đơn giản, cho ông xem các hình ảnh nhằm củng cố khả năng tư duy và kích thích khả năng nói của ông. Chị Nguyễn Thị Ly chia sẻ:

          Trích băng:

Mất khả năng ngôn ngữ khiến người bệnh khó khăn trong giao tiếp với người khác, từ đó dẫn đến khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày. Việc không nói được sẽ làm người bệnh sống khép kín, tự ti, trầm cảm, sức khỏe bị suy giảm. Người bệnh cần rất nhiều thời gian tập luyện, điều trị với sự hỗ trợ của gia đình, thầy thuốc mới có cơ hội quay lại cuộc sống như bình thường./.

Nhạc cắt

Bài 2 – Tín hiệu vui đối với những người mắc bệnh về âm ngữ

Thưa quý vị và các bạn! Ngày nay, khá nhiều bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh về âm ngữ và việc điều trị thật không hề đơn giản do điều kiện sống và sức khỏe của người bị bệnh. Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho những bệnh nhân này và phục hồi giúp họ có thể sử dụng ngôn ngữ bình thường, Trung tâm y tế huyện Triệu Phong đã sớm đưa vào điều trị cho những bệnh nhân này. Bài viết sau của PV Nguyên Bảo sẽ chia sẻ thêm về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Khoa Y học cổ truyền phục hồi chức năng, trung tâm y tế Triệu Phong là một trong những đơn vị hoạt động khá hiệu quả trong việc phục hồi chức năng cho các bệnh nhân khi đến điều trị. Số lượng bệnh nhân của yếu là người cao tuổi, bị các bệnh về xương khớp, thần kinh, tai biến mạch máu não, các bệnh sau chấn thương như gãy tay, gãy chân.v.v.

Gần đây, nhận thấy nhu cầu của người dân bị các bệnh về âm ngữ khi bị tai biến hoặc trẻ chậm nói, chậm phát triển, Trung tâm đã cử người đi đào tạo để có thể điều trị đáp ứng nhu cầu của người dân.  Chị Đoàn Thị Hải Hà, Trưởng Khoa Y học Cổ truyền phục hồi chức năng, Trung tâm y tế huyện Triệu Phong chia sẻ thêm:

Trích băng:

Bắt đầu từ tháng 10/2019, Trung tâm y tế Triệu Phong sẽ chính thức đưa phương pháp điểu trị các bệnh về âm ngữ cho bệnh nhân. Những bệnh nhân khó nói, nói lắp, trẻ chậm nói, tự kỷ hay những người không nói được đều có thể điều trị để có thể phát âm, nói trở lại. Để làm được điều này, Trung tâm đã cử hai cán bộ y tế vào học tại Bệnh viện Trung ương Huế. Chị Hoàng Thị Kim Ngọc, điều dưỡng Khoa Y học cổ truyền Phục hồi chức năng, Trung tâm y tế Triệu Phong cho biết, chị rất phấn khởi khi được Trung tâm tin tưởng cử đi học. Vì đây là một phương pháp điều trị mới nên đòi hỏi người cán bộ y tế phải chuyên tâm và quan trọng hơn hết là đặt cái tâm của mình vào công việc, vào việc điều trị cho người bệnh. Bởi lẽ với những bệnh nhân này thì sự kiên trì và nhẫn nại là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi tập để cho bệnh nhân có thể nói được đòi hỏi cả một quá trình, người cán bộ y tế phải hiểu về từng mức độ tổn thương của não để có phương pháp điều trị phù hợp. Chị Hoàng Thị Kim Ngọc chia sẻ thêm:

Trích băng:

Tuy nhiên, để bệnh nhân có thể điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất thì đòi hỏi có sự phối hợp tích của của người nhà bệnh nhân. Đó chính là sự phối hợp trong việc giành thời gian đưa bệnh nhân tới điều trị, phối hợp với cán bộ y tế hỗ trợ để kích thích người bệnh nhận biết, phát âm tốt hơn. Chị Đoàn Thị Hải Hà, Trưởng Khoa Y học Cổ truyền phục hồi chức năng, Trung tâm y tế huyện Triệu Phong cho biết thêm:

Trích băng:

Có thể thấy rằng, từ sự hỗ trợ điều trị của trung tâm y tế Triệu Phong sẽ góp phần quan trọng và là tín hiệu vui đối với những bệnh nhân bị bệnh về âm ngữ. Thực tế, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị những cơ sở điều trị bệnh về âm ngữ chưa nhiều, trong khi nhu cầu chữa trị trong cộng đồng rất lớn. Chính vì vậy, đây sẽ là cơ sở để người bệnh có thể đến điều trị, phục hồi âm ngữ để có cuộc sống tốt hơn./.

Nhạc cắt

Hộp thư sức khỏe

Thưa quý vị và các bạn!

Điều trị các bệnh về âm ngữ đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các phương pháp điều trị của bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Xung quanh vấn đề này, thì chúng tôi cũng nhận được câu hỏi của một thínhgiả gửi về chương trình. Thính giả hỏi rằng, có người thân bị tai biến và không thể nói chuyện được như trước thì có thể điều trị được không và mất thời gian bao lâu, người nhà cần phải làm gì. Câu hỏi này sẽ được chị Hoàng Thị Kim Ngọc, điều dưỡng Khoa Y học cổ truyền Phục hồi chức năng, Trung tâm y tế Triệu Phong chia sẻ ngay sau đây. Mời quý thính giả cùng nghe.

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 11/10/2019 09:34 Nguyễn Thị Bảo 11/10/2019 09:34
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà