ức khỏe đời sống – 27 10 2019 – Làm gì khi bị ngộ độc hải sản
Danh mục
Sức khỏe và đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Sức khỏe và đời sống, chương trình đang được phát sóng trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm gửi câu hỏi đến hộp thư suckhoequangtri@gmail.com Chị Thúy hằng này, theo dõi tin tức hàng ngày chắc chị có biết gần đây một số cơ sở kinh doanh hải sản đã bơm tạp chất vào hải sản. Đây thực sự là một hành vi lừa dối người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vâng, đúng rồi chị Như Quỳnh ạ, hành vi bất chính này không ít thì nhiều sẽ trực tiếp gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Và với địa phương giáp biển như tỉnh Quảng Trị thì hải sản là loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì chúng ta rất có thể bị ngộc độc nếu ăn phải thực phẩm gây ngộ độc hoặc sử dụng hải sản có các chất độc được tiểu thương sử dụng. Trong cuộc sống chúng ta vẫn gặp không ít trường hợp bị ngộc độc hải sản. Có nhiều biểu hiện khác nhau có thể dẫn tới ngứa, gây khó chịu cho cơ thể hoặc nặng hơn không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Trong chuyên mục Sức khỏe đời sống hôm nay, chúng tôi sẽ giành phần lớn thời lượng chuyển tải đến quý vị và các bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề ngộ độc hải sản, trước hết là một số thông tin trên lĩnh vực y tế mà phóng viên chuyên mục vừa tổng hợp. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Sức khỏe đời sống – 27 10 2019 – Làm gì khi bị ngộ độc hải sản

Kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Sức khỏe và đời sống, chương trình đang được phát sóng trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm gửi câu hỏi đến hộp thư suckhoequangtri@gmail.com Chị Thúy hằng này, theo dõi tin tức hàng ngày chắc chị có biết gần đây một số cơ sở kinh doanh hải sản đã bơm tạp chất vào hải sản. Đây thực sự là một hành vi lừa dối người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Vâng, đúng rồi chị Như Quỳnh ạ, hành vi bất chính này không ít thì nhiều sẽ trực tiếp gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Và với địa phương giáp biển như tỉnh Quảng Trị thì hải sản là loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì chúng ta rất có thể bị ngộc độc nếu ăn phải thực phẩm gây ngộ độc hoặc sử dụng hải sản có các chất độc được tiểu thương sử dụng.

Trong cuộc sống chúng ta vẫn gặp không ít trường hợp bị ngộc độc hải sản. Có nhiều biểu hiện khác nhau có thể dẫn tới ngứa, gây khó chịu cho cơ thể hoặc nặng hơn không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Trong chuyên mục Sức khỏe đời sống hôm nay, chúng tôi sẽ giành phần lớn thời lượng chuyển tải đến quý vị và các bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề ngộ độc hải sản, trước hết là một số thông tin trên lĩnh vực y tế mà phóng viên chuyên mục vừa tổng hợp. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Phần tin

Tin 1 – Mới đây, cơ quan chức năng Đà Nẵng cho biết, tôm hùm bị bơm tạp chất Agar (thạch rau câu) nhằm mục đích tăng trọng lượng, giữ tôm tươi lâu hơn. Đây là hành vi lừa dối người tiêu dùng để trục lợi bất chính, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.Vi phạm này bị phát hiện khi lực lượng chức năng kiểm tra cửa hàng hải sản nằm trên đường Hoàng Hoa Thám. Chủ cửa hàng cho hay, tôm hùm được nhập từ một vựa hải sản tại thị xã Sông Cầu, Phú Yên, chuyển về Đà Nẵng bằng xe khách.Ban Quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng cho biết, cơ sở này mới đi vào hoạt động, không có giấy phép kinh doanh, chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điểu kiện an toàn thực phẩm. Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP Đà Nẵng vừa đình chỉ hoạt động đối với cửa hàng hải sản trên để lập hồ sơ xử lý, đồng thời gửi các mẫu tôm mới nhập đi kiểm nghiệm tại Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản Vùng 2.

Tin 2 - BS. Thân Trọng Tùy – Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, BV Da liễu Trung ương cho biết, các bác sĩ vừa tiếp nhận trường hợp bé gái 13 tuổi (ở Yên Bái) nhập viện trong tình trạng bị biến chứng nặng nề sau tiêm filler (chất làm đầy) để nâng mũi. Do người tiêm đã tiêm đúng mạch máu khiến cháu bé mất hoàn toàn thị lực mắt bên phải, hoại tử da nghiêm trọng. Bênh nhân nhập viện trong tình trạng thị lực mắt bên phải đã mất hoàn toàn. Bên cạnh đó, có hiện tượng xuất huyết kết mạc của mắt bên phải kèm theo một số vùng hoại tử ở trán và gốc mũi. May mắn, trẻ vẫn còn thị lực của mắt bên trái.Thống kê trong 2 năm trở lại đây, các bác sĩ BV Da liễu Trung ương đã xử lý khoảng 10 ca biến chứng sau tiêm filler; trong đó có 2 trường hợp mất hoàn toàn thị lực một bên; một số trường hợp khác có hoại tử sau khi được điều trị tích cực đã phục hồi tương đối tốt.

Tin 3 - Việt Nam có tỷ lệ ức chế virus HIV đạt mức không lây nhiễm thuộc diện cao nhất thế giới - Đó là nhận định của bà Caryn R. McClelland, Phó Đại sứ Hoa Kỳ và TS.John Blandford, Giám đốc CDC Việt Nam tại chiến dịch quốc gia Không phát hiện = Không lây truyền (K=K), nghĩa là người nhiễm HIV sẽ không lây truyền virus HIV sang cho người khác nếu tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu.Bà Caryn R. McClelland cho biết: "Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động Không phát hiện = Không lây truyền do đã sớm đưa các phát hiện này vào chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. Chúng ta nên khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người có HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Bằng cách này, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV".

Nhạc cắt

Bài 1 –Cảnh giác trước ngộ độc thủy hải sản

Ngộ độc thủy hải sản rất phổ biến, bên cạnh nguyên nhân cơ địa, hải sản bị ươn, hư hỏng thì nguồn hải sản bị nhiễm độc là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Bài viết của CTV Nguyên Hương về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Vấn đề dị ứng, ngộ độc khi ăn hải sản là một tình trạng khá thường gặp, tuy nhiên không phải người nào cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó, dẫn đến tâm lý chủ quan. Có nhiều trường hợp bị dị ứng tôm cua nhưng không hề biết hoặc mới ăn lần đầu, tưởng sẽ không sao nhưng triệu chứng lại xảy ra ngay lập tức. Chị Nguyễn Thị Xuân, ở đường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Đông Hà là một trường hợp như vậy. Chị Xuân cho biết, chị từng bị dị ứng tôm cua 1 lần lúc đi biển. Từ đó chị chẳng khi nào dám động tới những món đó. Trước đây, khi chưa ăn hải sản, vì chủ quan nghĩ cơ thể mình dung nạp được hải sản nên chị Xuân đã ăn hải sản một cách ngon miệng mà không nghĩ sẽ bị dị ứng. Chị kể vừa ăn tôm biển vào buổi chiều thì đến khoảng 20 giờ đêm đã đau bụng quằn quại, rồi đi ngoài, dị ứng nổi ban khắp người… Sau khi nôn hết mọi thứ trong bụng ra chị đã thấy ổn hơn nhưng lại bị mất nước, cơ thể bị tê liệt, mất hết sức lực. Gia đình thấy thế lập tức chuyển chị lên bệnh viện để điều trị. Chị Xuân nằm điều trị mất 3 ngày, từ lần ngộ độc đó đến nay, chị Xuân bị ám ảnh, lo sợ và không bao giờ đụng đến hải sản. Chị Nguyễn Thị Xuân chia sẻ:

Trích băng:

Người bệnh khi bị dị ứng hải sản trường hợp nhẹ sẽ có biểu hiện khó chịu trong người như nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, sưng mắt, sổ mũi, hắt xì liên tục… Những trường hợp bị phản ứng nặng hơn sẽ làm cho người bệnh bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen gây khó thở. Một số trường hợp lại bị đi ngoài, nôn mửa, mệt mỏi, bơ phờ, thậm chí đi ngoài ra máu…Tình trạng dị ứng, ngộ độc hải sản còn có thể nguy hiểm hơn nếu xảy ra ở trẻ em. Mới đây, chị Bùi Thị Kim Liên, ở đường Hàm Nghi, phường 5, thành phố Đông Hà mua hải sản về cho con của mình ăn. Thấy cua biển ngon nên chị đã tranh thủ hấp lên để nấu cháo cho con. Cứ tưởng làm cho con được một bữa cháo cua ngon nào ngờ vì ăn cháo cua mà con chị bị đi ngoài và nổi ban khắp người. Chị Liên kể lại, con của chị mặc dù đã 4 tuổi nhưng là lần đầu tiên chị cho cháu ăn cua biển, cứ tưởng cua biển nhiều chất bổ, tốt cho sức khỏe, lại rất ngon nên chị đem 1 nửa nấu cháo còn 1 nửa hấp lên rồi bóc cho con ăn. Cháu ăn xong đến giữa buổi chiều thì xảy ra hiện tượng bị ngộ độc, quấy khóc, đau bụng, vã mồ hôi, đi ngoài… Lo lắng trước tình trạng của con nên vợ chồng chị đã lập tức đưa con đi viện. Sau 4 ngày nằm viện, sức khỏe của con chị Liên mới dần ổn định trở lại. Theo chị Liên, từ trước đến giờ cháu chưa hề ăn cua, do chị không cẩn thận tập cho con ăn từng chút một để thử phản ứng cơ thể của con trước, nếu thấy con bình thường thì mới tiếp tục cho ăn tăng lượng dần lên để cơ thể con có thời gian thích nghi. Nhưng ở đây chị Liên cho con ăn 1 lúc nhiều nên mới xảy ra hình huống nguy hiểm. Chị Bùi Thị Kim Liên chia sẻ:

Trích băng:

Có thể thấy rằng, bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc hải sản. Chính vì vậy, để phòng tránh tình trạng ngộ độc, cần hạn chế ăn các món tươi sống, đặc biệt thủy hải sản không có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo. Khi mua hải sản cần lưu ý chọn hải sản còn tươi ngon, tốt nhất là hải sản còn sống, không lựa chọn loại đã ươn, để nhiều giờ sau khi đánh bắt hoặc không được bảo quản cẩn thận.

Nhạc cắt

Bài 2 – Bác sĩ chia sẻ khi người dân bị ngộ độc hải sản

Quý vị và các bạn thân mến! Với địa phương gắn liền với biển như Quảng Trị, trong nhiều gia đình chúng ta thì hải sải luôn là những món ăn có mặt trong các bữa cơm gia đình, tại các hàng quán, nhà hàng hay khách sạn. Điều này cho thấy hải sản là thực phẩm không thể thiếu đối với phần lớn người dân chúng ta. Tuy nhiên, khi sử dụng nếu không để ý thì rất dễ xảy ra ngộ độc. Để giúp quý thính giả hiểu hơn về ngộ độc hải sản, phóng viên Nguyên Bảo đã có bài viết sau khi trao đổi với bác sỹ Võ Quang Duy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Võ Quang Duy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết, ngộ độc hải sản thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, có hai nguyên nhân chính là do cơ địa của từng người không hợp với các loại hải sản và sử dụng nhiều hải sản dễ bị ngộ độc nếu ta không phân biệt và phòng tránh được. Và một trong những nguyên nhân quan trọng là do người kinh doanh buôn bán sử dụng nhiều hóa chất để bảo quản, tăng trọng lượng của các loại hải sản, nếu sử dụng sẽ nhiều sẽ rất dễ bị ngộ độc. Và đặc biệt nếu gia đình có người bị ngộ độc thì chúng ta có tỉ lệ bị ngộc độc cao hơn so với những người khác. Chia sẻ thêm về điều này, bác sĩ Võ Quang Duy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:Nguy cơ ngộ độc khi sử dụng hải sản. Đối tượng dễ bị ngộ độc khi sử dụng hải sản mọi độ tuổi, giới tính.

Khi bị ngộ độc hải sản, biểu hiện biểu hiện mà chúng ta thường thấy là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Một số người thì sổ mũi, hắt xì liên tục, ngứa ngáy toàn cơ thể. Hay có thể bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, phù nề thanh quản gây khó thở.Trong một số trường hợp, thì triệu chứng sẽ giống như ngộ độc các loại thực phẩm khác như nôn, đau bụng đi ngoài.Ngộ độc hải sản còn có thể chuyển biến rất nặng với một số đối tượng, gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và tử vong nhanh chóng.

Dù là trời nắng nóng hay tạnh ráo thì sử dụng hải sản luôn là lựa chọn của nhiều gia đình trong bữa ăn hay trong thực đơn khi đến với các hàng quán khách sạn. Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, caxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và caxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Tuy là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, hấp dẫn về hương vị nhưng nhiều loại hải sản cũng thường trực có trong danh sách các thực phẩm dễ gây ngộ độc. Bác sĩ bác sỹ Võ Quang Duy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết thêm:

Trích băng:Các loại hải sản dễ bị ngộ độc như cá nóc, ốc cối, ốc bùn... cua hạt cua mặt quỷ, một số loài rắn biển. Biểu hiện ngộ độc, cảm giác nôn, tê môi, tê đầu lưỡi, .... trụy tim mạch và thậm chí tử vong

Như vậy có thể thấy, việc sử dụng hải sản luôn cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, đây cũng là loại thưc phẩm dễ gây ngộ độc khi chúng ta không phân biệt được những hải sản dễ bị ngộ độc hay không biết cách phòng tránh để hạn chế ngộ độc khi cơ thể khó hấp thu. Hi vọng rằng qua bài viết này, quý vị và các bạn có thêm thông tin về ngộ độc hải sản để biết bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Nhạc cắt

Hộp thư sức khỏe

Thưa quý vị và các bạn! Xung quanh vấn đề ngộ độc hải sản, đã có những thính giả hỏi biên tập viên chương trình rằng, làm gì để hạn chế ngộ độc hải sản và khi bị ngộ độc cần phải làm gì. Xung quanh nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng nghe tư vấn của bác sĩ Võ Quang Duy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh ngay sau đây:

Phỏng vấn

Đến đây thời lượng của chương trình Sức khỏe và Đời sống tuần này đã hết. Chương trình do PV Nguyên Bảo, Nguyên Hương thực hiện với sự tham gia của PTV… BTV…. Cảm ơn quý thính giả đã chú ý lắng nghe. Xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình lần sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 24/10/2019 09:05 Nguyễn Thị Bảo 24/10/2019 09:05
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà