CT Phát thanh trực tiếp
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình PTTT Hạnh phúc quanh ta ngày 

Chủ đề: Đồng hành cùng con- sẽ chia mùa thi cử.

Thời lượng 30 phút tại Phòng thu Đài PTTH Quảng Trị 16h30-17h.

Dẫn: Kính chào quí thính giả quen thuộc của CT PTTT Hạnh phúc quanh ta vào thứ 3 hàng tuần. Chủ đề mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong chương trình cùng quí thính giả là “ đồng hành cùng con- sẽ chia mùa thi cử” . Chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh có con thi chuyển cấp vào lớp 10, thi TN THPT và bước vào ngưỡng cửa CĐ, ĐH đều đang lo lắng. Đứng trước những kỳ thi quan trọng của cuộc đời, các em học sinh đang mong muốn có được những điều gì từ chính cha mẹ và nhà trường để có thể tiếp thêm động lực để chinh phục kỳ thi quan trọng của quảng đời học sinh. Trong thời gian nước rút này, không chỉ các bạn sĩ tử căng thẳng mà các bậc phụ huynh cũng chịu nhiều lo lắng. Vậy để đồng hành cùng các con trong kỳ thi này, các bố mẹ nên làm gì? CT Hôm nay chúng tôi mời đến phòng thu Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Diễm- giảng viên trường CĐSP Quảng Trị.- ô cũng đã đồng hành với CT HPQT trên sóng PT với nhiều chủ đề khác nhau và trở thành người bạn của thính giả nghe Đài.

NHẠC CẮT

Dẫn: Xin chào Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Diễm- đồng hành cùng thính giả nghe Đài trong các CT PTTT Hạnh phúc quanh ta với các chủ đề khác nhau, và trong chương trình hôm nay cô có suy nghì gì?

Cô Diễm trả lời

Dẫn: Đồng hành cùng con, chúng ta cũng đã có một chương trình nói về việc bố mẹ lớn lên cùng con bằng những câu chuyện gần gủi, những việc làm hàng ngày tuy nhỏ nhưng lại giúp con phát triển toàn diện cả tâm hồn lẫn thể chất, trí tuệ, nhiều tình yêu thương. Và trong một câu chuyện khác, đồng hành cùng con ở những thời điểm quan trọng hơn đó chính là vượt qua các kỳ thi. Theo cô vì sao chúng ta, mỗi phụ huynh lại phải xác định đây là thời điểm quan trọng?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Quan trọng thì phải xác định được việc cần phải làm, quan trọng là sẽ khó đúng không ạ? Vậy khó như thế nào đối với học sinh, và khó như thế nào đối với cha mẹ?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Chúng tôi những người làm chương trình cũng đã trải qua những thời điểm phải gọi là mất ngủ vì lo lắng, lo cho con, thương con phải đối mặt với những mốc đánh dấu quan trọng, đó là điều xãy ra đối với các phụ huynh vào thời điểm này đúng không ạ?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Khó là thế nhưng điều quan trọng là chúng ta, những bậc phục huynh nên làm gì để đồng hành cùng con, ở thời điểm nào là hợp lý và cần thiết thưa cô?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Như cô vừa chia sẽ thì tùy vào sức học, thế mạnh của các con để có thể tư vấn, có thể nói chuyện ngay từ năm cuối cấp chứ không phải đến thời điểm vào phòng thi đúng không ạ?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Vậy chúng ta cần quan tâm như thế nào ở những thời điểm đó? Việc đó cần thiết như thế nào thưa cô?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Bước vào thời điểm này, những ngày thi đang cận kề , tâm lý căng thẳng, áp lực của kỳ thi, các bố mẹ nên đồng hành cùng sĩ tử bằng những việc làm cụ thể nào?

Cô Diễm trả lời

Dẫn: Việc tạo tâm lý thoải mái cho các con là điều quan trọng phải không cô?

Dẫn: Xung quanh nội dung này PV Minh Hiển sẽ kết nối với một phụ huynh có con đang chuẩn bị bước vào kỳ thi và một em học sinh để lắng nghe chia sẽ của họ qua tiểu mục Kết nối ngay sau đây.

KẾT NỐI.

PV: Xin chào chị…. Phụ huynh đang có con đang chuẩn bị cho ký thi THPT năm nay, suy nghĩ của chị như thế nào về vai trò của những người làm cha mẹ ở thời điểm này?

Bản thân chị đã và đang đồng hành cùng con mình như thế nào?

Sức khỏe của con là yếu tố quan trọng mà mỗi người làm cha, làm mẹ có thể thực hiện trực tiếp và có ý nghĩa, ngoài ra gia đình có kỳ vọng nhiều ở con mình hay không?

Vâng cảm ơn những chia sẽ của chị.

Chào em, em có thể giới thiệu về mình, năm nay em chọn trường gì? Vì sao? Đây là sở thích của em hay là sự lựa chọn của gia đình?

Em mong muốn gì ở ba mẹ mình đồng hành cùng em trong kỳ thi quan trọng này?

Cảm ơn em.

Bài hát

Dẫn: Qua chia sẽ vừa rồi thì cô có suy nghĩ gì?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Giai đoạn sát kỳ thi, việc giữ sức khỏe tốt cả về sức khỏe lẫn tinh thần là ưu tiên hàng đầu của các sĩ tử, tuy nhiên các bạn lại thường bỏ qua. Các bậc phụ huynh có lẽ cũng hiểu được điều này, chính vì vậy đây là thời điểm các bậc phụ huynh tạo tâm lý thoải mái cho con em mình, việc lắng nghe và tin tưởng ở lựa chọn của con em là điều mà các bậc phụ huynh nên làm, ý kiến của cô như thế nào?

Cô Diễm trả lời

Dẫn: Trên thực tế đôi khi các bậc phụ huynh bị sức ép của mọi người xung quanh, phán xét khi con em mình theo đuổi ngành học hay chọn con đường chẳng giống ai. Có nhiều bạn ngay từ đầu chỉ đặt mục tiêu thi tốt nghiệp, sau đó sẽ quyết định học nghề hoặc chọn các chương trình học như ĐH cao hơn, tùy vào thời điểm năm cuối cấp các bạn suy nghĩ và có sự chia sẽ, phân tích của gia đình, thầy cô, bạn bè.

Theo cô, việc đặt cho con vào vị trí phụ huynh chọn có cần thiết không?

Cô Diễm trả lời: Có thể nói, xu thế "chọn chỗ đẹp" cho con em là điều chính đáng nhưng phải xem xét năng lực của con và nguyện vọng của con. Sức khỏe và đam mê của con mới là yếu tố quan trọng hàng đầu mà các bậc phụ huynh học sinh nên quan tâm. Hãy tập cho con thói quen tự chủ phát triển bản thân mới, đó mới là lâu dài, không nên đua nhau đặt con vào chỗ mà con không mong muốn.

Nhất là trong chặng nước rút này, các bậc phụ huynh nên là những người lắng nghe và hiểu được năng lực, sở thích và nguyện vọng của con em mình cùng các bạn trò chuyện, phân tích về ngành học, định hướng của các bạn. Không đặt kỳ vọng quá lớn khiến con em nặng nề, bị áp lực tâm lý.

Đặc biệt, với các bạn chọn mục tiêu chỉ thi để tốt nghiệp THPT, các bạn không chọn học đại học đi theo hướng riêng, các bạn thường bị đánh giá không hay ho bởi những người xung quanh, việc bên cạnh con mình trong những lúc như vậy là cực kỳ cần thiết.

Bố mẹ có thể “trang bị” cho mình một vài lời khuyên để con phấn chấn hơn . Trên thực tế các bạn học sinh vẫn nhận thấy được rằng có nhiều người anh, chị xung quanh ở khu phố, ở trong thôn  không học đại học nhiều người vẫn rất thành công, hoặc có bằng đại học thì vẫn thất nghiệp và không xin được việc.

Dẫn: Vâng, với nhiều lý do, nhiều cách làm, nhiều sự quan tâm và chia sẽ là người bạn lớn đồng hành cùng con trong kỳ thi quan trọng của các con. Tiếp sau đây là câu chuyện cuộc sống.

Câu chuyện cuộc sống.

Tôi có một câu chuyện của người bạn thân…..Năm học cuối cấp, thấy con trai liên tục đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi môn Toán cấp thành phố, rồi cấp tỉnh, anh chị tôi rất vui và tự hào. Nhưng kỳ vọng, những áp lực học thêm cũng bắt đầu đè nặng lên vai thằng bé từ đó. Dù không muốn nhưng lịch học thêm, học chính khóa của thằng bé hầu như phủ kín cả sáng, chiều, tối. Không chỉ học đội tuyển ở trường, học nhóm chung, nhóm riêng, anh chị tôi còn chạy ngược, chạy xuôi nhờ vả tìm thầy giỏi kèm cặp riêng cho cháu ở nhà. Nhìn thằng bé nhiều khi đờ đẫn, mệt mỏi vì áp lực học hành, áp lực thành công và sự kỳ vọng của cha mẹ, nhiều khi tôi cũng thấy ái ngại. Nhưng quan điểm của anh chị không thay đổi, muốn con trẻ thành công chỉ có một con đường duy nhất đúng là phải học thật giỏi, muốn học giỏi thì phải học ngày, học đêm, “văn phải ôn, võ phải luyện”,  nếu không “có công mài sắt” thì sao “có ngày nên kim” được. Ngày thi vào lớp 10, cả gia đình đều tin tưởng cháu sẽ đỗ đầu vào lớp chuyên Toán nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Không vào được trường chuyên và cũng phải khá trầy trật, cháu mới đỗ được vào một trường công lập của thành phố. Không chấp nhận kết quả đó, sau khi chạy đôn, chạy đáo phúc khảo lên, phúc khảo xuống nhưng điểm bài thì vẫn không thể thay đổi, anh chị quay sang dằn hắt, chì chiết con trai. Từ một đứa trẻ vui vẻ, nhanh nhẹn, thằng bé trở nên lầm lì và hay cáu bẳn. Không khí gia đình lúc nào cũng nặng nề, cho đến khi thấy cháu có những biểu hiện bất thường, khóc, cười một mình trong phòng và không chịu giao tiếp với ai, kể cả bố mẹ, anh chị tôi mới vội vàng cho cháu đi khám bệnh và tá hỏa khi bác sỹ nói cháu mắc hội chứng trầm cảm thể nhẹ. 

Câu chuyện của anh chị bạn tôi thực ra không phải là hiếm trong các gia đình hiện nay. Sự kỳ vọng của cha mẹ nếu không đúng lúc, đúng chỗ sẽ chuyển thành áp lực cho chính trẻ. Câu chuyện về những đứa trẻ tự tử, hay mắc bệnh trầm cảm vì áp lực học hành, áp lực thành công rất đáng để chúng ta phải suy ngẫm.

Thực tế, hiện nay, do có những nhận thức, quan điểm khá độc đoán, gia trưởng nên một số bậc làm cha, làm mẹ đã không chịu hiểu con cái mình. Họ luôn coi những đứa trẻ đã sang tuổi thanh, thiếu niên vẫn còn là trẻ con nên việc ứng xử mang tính áp đặt, thiếu tôn trọng ý kiến của trẻ và trong gia đình, cha mẹ mới là người quyết định, con cái không có nghĩa vụ tham gia. Vì vậy, trẻ cũng chẳng bao giờ muốn chia sẻ với cha mẹ về những điều trong cuộc sống, như tình bạn, tình yêu, mong muốn, nguyện vọng của mình. Những bất đồng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vì thế ngày càng trở nên sâu sắc. Rõ ràng, khi gia đình, cha mẹ không còn là điểm tựa tinh thần thì trẻ dễ tìm đến lựa chọn thiếu sự kiểm soát của lý trí, thậm chí là có thể dẫn đến những hành vi đáng tiếc …

Từ câu chuyện trên, thiết nghĩ, cho dù trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng phải thực sự là người bạn, người đồng hành của con theo sự phát triển của lứa tuổi. Hãy dành nhiều thời gian để tâm sự cùng con, đừng dùng vật chất để bù đắp khoảng trống tình cảm và đừng kỳ vọng quá nhiều vào con cái. Mọi sự kỳ vọng quá mức chính là con đường ngắn nhất dẫn đến thảm họa và bi kịch. Hãy luôn hài lòng với những gì con có, tôn trọng năng lực và đánh giá đúng tiềm năng của con để từ đó định hướng, gợi mở, khuyến khích con phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Bài hát.

Dẫn: Đồng hành cùng con không chỉ bắt đầu từ khi con 1,2 tuổi mà ròng rả theo năm tháng, cho đến khi con ở tuổi 16- 17, tuổi dậy thì, và thời điểm thi cuối cấp,  cô có thể cho biết tầm quan trọng của việc đồng hành cùng con trong những năm tháng này? Và trong chương trình hôm nay cô có thể chia sẽ thêm điều gì?

Cô Diễm trả lời

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Đồng hành cùng con, sẽ chia mùa thi cử là điều cần thiết, những năm tháng cuối cấp, đặc biệt là THPT, khi các con chuẩn bị rời xa vòng tay ba mẹ để bắt đầu cuộc sống mới, ba mẹ , gia đình sẽ giúp con tự tin hơn, yên tâm hơn với những gì mình đã chọn để có một tương lai tốt đẹp hơn. Một lần nữa cảm ơn Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Diễm- giảng viên trường CĐ Sư phạm Quảng Trị đã đồng hành cùng chương trình trong 30 phút vừa qua, cảm ơn quí thính giả đã quan tâm lắng nghe.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 08/05/2023 22:33 Lê Vĩnh Nhiên 10/05/2023 14:24

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà