hạnh phúc quanh ta
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình Hạnh phúc quanh ta ngày 6.6.2023

Chủ đề: Hạnh phúc của ngoại

Thời lượng: 30 phút

Dẫn: Những người thực hiện chương trình xin gửi lời chào đến quý thính giả đang nghe Đài, chương PTTT Hạnh phúc quanh ta với những chia sẽ từ các vị khách mời về cuộc sống quanh ta, những điều bình dị làm nên sắc màu cuộc sống. Đôi khi trong cuộc đời mỗi người có những vướng mắc, khó khăn, nhưng hết thảy, hãy nhìn về những điều tốt đẹp để có thêm suy nghĩ tích cực mà cố gắng vươn lên, dù là kỷ niệm và cả những người thân yêu luôn bên cạnh mình. Hạnh phúc quanh ta cũng sẽ mang đến cho chúng ta những cảm xúc như thế.

Nhạc cắt.

Dẫn: Với chủ đề “ Hạnh phúc của Ngoại” chúng tôi mời đến phòng thu cô giáo Nguyễn Thị Phụng – nguyên giáo viên dạy môn Văn Học trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn.

Trước hết xin cảm ơn cô nhận lời tham gia CT và chia sẽ về chủ đề ngày hôm nay.

Cô Phụng chào thính giả nghe Đài, chia sẽ suy nghĩ về chủ đề này.

Dẫn: Thưa cô, với chủ đề Hạnh phúc của ngoại, thì trong mỗi chúng ta đều nghĩ ngay đến hình ảnh bà ngoại của mình, và ai cũng có những câu chuyện, kỷ niệm thật đẹp, với cô thì sao ạ?

Cô Phụng trả lời.

Dẫn: Trong văn chương thì hình ảnh bà ngoại cũng đi vào thơ ca và những tác phẩm văn học, cô có thể chia sẽ đôi nét về điều này?

Cô Phụng trả lời.

 Dẫn: Những lý thuyết các nhà nghiên cứu khác cũng chia sẻ về vai trò đặc biệt của bà ngoại trong cuộc đời của một đứa trẻ. Tuy nhiên, mỗi người đều không giống nhau và chúng ta có các gia đình với các mối quan hệ khác nhau. Theo cô thì bà ngoại có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi đứa trẻ?

Cô Phụng trả lời.

Dẫn: Trẻ nuôi con, già chăm cháu, nói là nói vậy chứ không phải cụ ông, cụ bà nào cũng đủ sức lực, hiểu biết để chăm cháu, chơi với cháu thật đúng cách. Đôi khi chính vì khoảng cách thế hệ, khác tư duy nuôi trẻ, mối quan hệ gia đình thiếu sự cân bằng, hòa hợp đã khiến những bậc ông bà giữ khoảng cách với những đứa cháu nhỏ. Suy nghĩ của cô như thế nào?

Cô Phụng trả lời.

Dẫn: Chúng ta không phủ nhận vai trò của bà nội, nội là quan trọng không thể so sánh, tuy nhiên với Bà ngoại lại có vai trò vô cùng đặc biệt trong quá trình chúng ta lớn lên, những kỷ niệm thời thơ ấu về bà ngoại tràn đầy niềm vui, cảm giác an toàn và thoải mái. Rất ít người trong chúng ta nghĩ đến sự khác biệt về cách mà bà nội và bà ngoại ảnh hưởng đến cháu. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, có một số điều còn đặc biệt hơn cả tình yêu thương mà chúng ta nhận được từ bà ngoại. Cô có suy nghĩ như vậy không ạ?

Cô Phụng trả lời.

Dẫn: Chính bản thân mỗi người đều có cho mình những hình ảnh, những kỷ niệm về bà ngoại, với cô thì sao, kỷ niệm nào đáng nhớ?

Cô Phụng trả lời.

          Dẫn: Theo cô thì về mặt tâm lý, cảm xúc, từ quan điểm tình cảm, trong hầu hết các trường hợp, bà ngoại có liên quan nhiều hơn đến việc mang thai, sinh nở và nuôi dạy con cháu của họ. 

Bà ngoại có mối liên hệ gần gũi hơn với các cháu của họ vì họ sinh ra những người mẹ, rồi người mẹ mới sinh ra các cháu. Trong nhiều gia đình, bà ngoại có xu hướng chịu trách nhiệm nhiều hơn và dành nhiều thời gian hơn cho các cháu. Bà ngoại có nhiều khả năng giúp đỡ con mình sau khi sinh em bé, do đó có sự gắn kết sớm với cháu. Ông bà gắn kết sớm với cháu có nhiều khả năng sẽ được nhờ giữ trẻ sau này cũng như tham gia vào các hoạt động ở trường khi cháu bắt đầu đi học. Liệu đây có phải lý do mà ngoại luôn có vị trí đặc biệt trong mỗi chúng ta không thưa cô?

Cô Phụng trả lời.

Dẫn: Cũng không phải ngẫu nhiên mà xưa đến nay người ta thường hay có câu ví von rằng “ Cháu bà nội, tội bà ngoại”, cô có suy nghĩ gì về câu nói này ạ?

Cô Phụng trả lời.

Dẫn: Có nhiều bậc phụ huynh, nhiều người vừa làm bà nội, vừa làm bà ngoại, như thế sẽ cân đối trong ứng xử với cháu ngoại, cháu nội hơn đúng không thưa cô?

          Cô Phụng trả lời.

Nhạc cắt Câu chuyện cuộc sống.

Chuyến xe buýt dừng tại bến lúc 5 giờ kém khiến Châu vui như “mở cờ trong bụng”. Vậy là sau quãng thời gian di chuyển hơn một tiếng đồng hồ, cuối cùng cô gái nhỏ đã có thể “tái hòa nhập cộng đồng”. Bước xuống bến, Châu đi bộ ra tiệm bánh. Đang tính mua vài cái bánh papparoti ăn lót dạ rồi báo tin cho bạn mình sắp đến nơi thì Châu bị tiếng vỗ vai của ai đó làm cho giật mình.

- Cháu ơi, giúp bà qua đường được không? - Châu vừa kịp quay lại thì bà cụ đứng đằng sau cất tiếng hỏi.

- Dạ được ạ!

Nói đoạn, Châu nhẹ nhàng nắm lấy tay, dắt bà sang mé đường bên kia.

- Cảm ơn cháu nhiều nhé, nhà bà ở ngay trong ngõ này rồi.

- Không có gì đâu bà ạ! - Châu mỉm cười đáp lại. Bà cụ cũng mỉm cười với Châu rồi nhanh chóng rời đi.

Châu rảo bước, định quay về tiệm bánh. Nhưng không hiểu sao, khi vừa đi được một đoạn, chân Châu bỗng khựng lại còn đôi mắt thì cứ hướng theo bóng bà cụ cho đến khi khuất hẳn, mờ dần. Trong khoảnh khắc đặc biệt ấy, hình ảnh bà ngoại thân yêu của Châu cứ thế hiện về rõ ràng như một thước phim cận cảnh.

Bà ngoại là một phần quan trọng trong kí ức tuổi thơ Châu. Hồi nhỏ, vì công việc cả bố và mẹ đều bận rộn nên Châu chủ yếu sống với bà. Bà là người hát ru Châu ngủ mỗi trưa hè, đút cho Châu ăn hết bát cháo gà nóng hổi, thậm chí không ngần ngại dắt Châu ra đầu ngõ đón mẹ trở về khi hoàng hôn buông.

Kỉ niệm của Châu với bà đầy ăm ắp như cuốn tiểu thuyết dày mấy trăm trang đọc hoài chưa tìm ra hồi kết. Châu thích học Văn. Phần vì trái tim cô gái nhỏ nơi miền quê luôn chứa đựng nhiều suy tư, rung cảm. Phần vì ngay từ thuở lọt lòng, tâm hồn Châu đã được “bồi đắp” bởi những vần thơ, câu chuyện của bà. Bà ngoại Châu, dù chỉ biết đọc viết nhờ tham gia lớp bình dân học vụ nhưng có một trí nhớ siêu phàm. Từ truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh, những câu ca dao đến Truyện Kiều bà đều thuộc cả. Mỗi lúc rảnh rỗi, bà thường đọc cho Châu nghe. Và rồi, Châu không rõ mình mê những ca từ đậm chất trữ tình ấy từ khi nào.

Năm lớp 6, Châu tham gia đội tuyển học sinh giỏi. Chỉ có điều, một thời gian ngắn trước khi kì thi diễn ra, vì lí do sức khỏe, Châu đành rút lui. Ngày buộc phải đưa ra quyết định, Châu buồn lắm. Châu tự nhủ: năm sau, mình nhất định sẽ đi thi và đạt giải thật cao để bà được vui lòng.

Một chiều mùa xuân năm Châu học lớp 7, Châu đi học về thấy nhà có rất đông người. Tưởng người cậu từ miền Nam ra thăm, Châu háo hức chạy vào thì bất ngờ thấy bà nằm trên giường đau đớn. Hỏi mẹ mới biết, hồi nãy bà bị một người đi xe đạp điện tông vào. Những ngày sau đó, Châu luôn mong bà mau bình phục. Hai bà cháu còn rất nhiều lời hẹn với nhau, trong đó có lời hẹn bà sẽ đón Châu từ kì thi học sinh giỏi trở về.

Ấy vậy mà... Cũng là một buổi chiều của mười ba ngày sau đó, Châu đang chuẩn bị sách vở đến trường thì từ bệnh viện mẹ gọi điện về báo tin: bà mất. Châu nghe xong thấy trống rỗng hoàn toàn. Không thể nào! Sáng nay khi đi học, Châu còn thấy bà ngồi uống nước cơ mà. Tối qua, mẹ còn bảo Châu pha mì tôm cho bà ăn nữa... Châu bỏ sách vở, chạy như bay tới nhà bà. Vào đến nơi, Châu thấy bà nằm trên giường bất động. Châu vẫn không tin, liên tục gọi. Mọi khi, chỉ cần Châu gọi thật lớn, bà sẽ nghe thấy và mỉm cười. Nhưng lần này, Châu càng gọi thì càng thấy vô vọng. Thứ duy nhất đáp lại Châu không phải giọng nói quen thuộc của bà mà là âm thanh tĩnh lặng đến rợn người. Châu ước lúc đó mình có thể khóc. Vậy mà, Châu không khóc được. Châu muốn thì thầm vào tai bà lần cuối “cháu yêu bà”. Dù thế, Châu cũng chẳng thể làm. Cảm giác trong Châu khi đó gói gọn trong hai từ: đau khổ.

Mọi chuyện có lẽ sẽ đỡ khó khăn hơn nếu như không phải một ngày sau đó, Châu bước vào kì thi học sinh giỏi. Đó là kì thi lớn đầu tiên của Châu, kì thi mà cả bà và Châu đều mong đợi. Vậy mà giờ đây, bà ra đi, bỏ lại Châu với biết bao cảm xúc bộn về. Ngày Châu đi thi khác xa tưởng tượng của cô bé trước đây - không lời chúc tụng, không người đón đưa, cũng không có bà đợi chờ ở đầu ngõ. Với Châu, đó là kì thi buồn nhất cuộc đời.

Những ngày sau đó dường như dài vô tận. Châu phải học cách thích nghi cuộc sống thiếu vắng bà. Châu sợ về nhà sớm, bởi về sớm thì phải ở một mình. Mà cảm giác ở một mình khiến Châu thấy cô đơn, hiu quạnh. Châu không dám bước vào căn phòng trước kia hai bà cháu thường nằm. Vì ở đó, trong mọi góc nhỏ của căn phòng đều chứa đựng những kỉ niệm của người bà đáng kính. Châu nhớ giọng nói khàn đặc của bà. Châu thèm nghe tiếng thở mạnh của bà mỗi đêm bởi âm thanh ấy báo hiệu rằng bà còn sống. Rồi Châu còn làm cả những việc trong vô thức. Ví dụ như có lần, Châu mua về gói kẹo me - loại kẹo mà cả Châu và bà đều thích ăn, sau đó ngồi ăn hết chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ.

Châu không biết phải làm gì để vượt qua nỗi đau mất mát ấy. Dẫu biết, mình phải sống thật tốt, thật vui để bà được an lòng nhưng với một cô bé chưa tròn 13 tuổi như Châu, làm được điều đó chẳng dễ dàng.

* * *

Một chiều đầu hạ, sau lễ tổng kết năm học khoảng hai tuần, Châu tranh thủ ngày nghỉ sắp xếp lại đồ đạc trong phòng. Và... trong lúc với tay lấy chồng sách cũ, Châu vô tình làm rơi tấm ảnh kẹp trong đó. Châu nhặt tấm ảnh lên và kinh ngạc nhận ra: đó là tấm ảnh hai bà cháu chụp vào dịp Tết Âm lịch năm ngoái. Trong bức ảnh, cả Châu và bà đều mỉm cười thật tươi, gương mặt lộ rõ vẻ rạng ngời, hạnh phúc.

Châu bần thần nhìn tấm ảnh hồi lâu. Thì ra, dù đã đi đến một nơi thật xa, bà vẫn luôn dõi theo, ủng hộ Châu. Và có lẽ, nụ cười trong bức ảnh này chính là điều mà ở thế giới bên kia, bà muốn nhắn nhủ. Chắc hẳn bà đang mong dẫu cuộc sống có khắc nghiệt thế nào, Châu vẫn sẽ luôn dùng thái độ lạc quan để đối diện, dùng nụ cười đẹp nhất để hóa giải muộn phiền. Vậy mà... Bất giác, Châu nghĩ lại những ngày đã qua và thấy hối hận vì mình đã lãng phí một khoảng thời gian khá dài để “gom nhặt” nỗi buồn.

- Bà ơi! Kể từ ngày mai, cháu sẽ sống tích cực. - Châu nhẹ nhàng hôn lên bức ảnh, khẽ thì thầm.

Kí ức đẹp quả là một phần đáng trân trọng trong đời. Có những người, dù ta chỉ gắn bó một khoảng thời gian không dài nhưng suốt cả hành trình sau này ta sẽ mãi nhớ về họ bằng tất cả niềm yêu thương, kính trọng.

BÙI LÊ MINH HUYỀN

Bài hát Ngoại tôi- NSUT Tố Nga trình bày.

Dẫn: Một số thông tin thú vị về bà ngoại đó là Vai trò của ông bà ngoại nổi cộm hơn khi bố mẹ ly hôn. Mặc dù có những tiến bộ trong bình đẳng giới, nhưng chỉ có khoảng 1/6 người bố giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn. Khi người mẹ giành được quyền nuôi con, ông bà ngoại thường tham gia cùng để lấp đầy những khoảng trống trong việc nuôi dạy trẻ và mang lại sự ổn định cho gia đình. Trong quá trình đó, họ có xu hướng trở nên gần gũi hơn với cháu của họ. Điều này cũng có thể xảy ra với ông bà nội khi người bố được quyền nuôi con, nhưng đó là một điều tương đối hiếm.

Các lý thuyết khác cho thấy vai trò độc đáo của bà ngoại

Theo lý thuyết của Alejandro Jodorowsky, một tiểu thuyết gia người Chile: bất kể cháu có mối quan hệ thân thiết với bà ngoại hay không thì cháu vẫn gắn bó với bà ngoại thông qua gen.

Với tình thương trong gia đình, dù là ông bà nội hay ngoại đều yêu thương cháu mình, nhưng đúc kết từ người xưa: “Con so về nhà mẹ” đế có thể thấy chỉ bà ngoại mới có những “ưu tiên” về mối liên kết chặt chẽ với trẻ ngay từ lúc mới sinh. Con gái về nhà mẹ sinh nở có bà ngoại lo cho miếng cơm, món ăn phù hợp, chăm nom cả mẹ và bé. Đến khi mẹ đi làm, người trông cháu còn bé không ai đáng tin hơn bà ngoại cả. 

 

Người già, trẻ con chơi với nhau, tiếng cười nói, bi bô vỡ òa như một thước phim về tình cảm gia đình ngập tràn yêu thương, trìu mến. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những ngôi nhà có đầy đủ ông bà và cháu nhỏ mà các thế hệ lại xa cách, chọn lui vào một cõi tách biệt thiếu thốn, cô đơn.

Đó là khi ông bà vì tuổi cao sức yếu, muốn chơi với cháu nhưng đành lực bất tòng tâm. Đó là khi đâu đó, có những người ông, người bà vì mê ti vi, điện thoại hơn những giây phút được tương tác, trả lời những câu hỏi ngô nghê. Đó là những lần, người con trong gia đình không muốn con mình đến gần ông bà vì cho rằng ông bà có cách nói chuyện, cư xử chưa khoa học, hợp ý. Điều đó cũng đang xãy ra ở một số gia đình hiện nay đúng không ạ?

Cô Phụng trả lời.

Dẫn: Ở góc độ vừa là mẹ, vừa là người bà thì theo cô cách để khắc phục điều đó là gì thưa cô?

Cô Phụng trả lời.

Trẻ con là những thiên thần. Đôi mắt to tròn, má hồng phúng phính, miệng nói bi bô, người thơm mùi sữa, chỉ cần thấy bóng dáng ông bà từ xa đã lập cập dang tay đòi bế, thì ai mà chẳng nghiện, chẳng yêu.

Mọi khúc mắc, rào cản trong gia đình từng được dựng lên, nhưng nếu đủ yêu thương và quyết tâm thì sẽ luôn có cách tháo gỡ và cần được tháo gỡ. Bức tranh về gia đình luôn là bức tranh đẹp nhất. Ông bà nghiện cháu rõ ràng là một cơn nghiện rất sung sướng, ngọt ngào và đó cũng chính là hạnh phúc của tuổi xế chiều.

Dẫn: Với chương trình này, chủ đề ngày hôm nay, cô có điều gì muốn chia sẽ, nhắn gửi đến thính giả nghe đài không ạ?

Cô Phụng trả lời.

Bà ngoại là món quà quý mà thượng đế ban tặng cho những ai có cha mẹ đỡ đần khi lập gia đình riêng. Có rất nhiều người không được hưởng hạnh phúc thấy ông bà nội ngoại. Bởi vậy nên hầu như trong ký ức của đa phần con người, hình ảnh bà ngoại sâu đậm trong tâm trí.

Mỗi người một phần số, cũng có những người lớn lên nhờ vào sự chăm nom của bà nội. Nhưng nhìn chung, bà ngoại thường thân thiết với cháu hơn. 

Thời đại công nghiệp, vội vàng, gia đình trẻ bây giờ có ông bà nội ngoại mạnh khỏe phụ một tay chăm cháu là hạnh phúc lớn lao, không gì so sánh được. Dù ở gần hay ở xa, tình cảm ông bà với cháu là điều trân quí và ngày càng được vun vén, người đứng giữa là những bậc làm cha làm mẹ, hãy tạo nên mối quan hệ gia đình thật đầm ấm, yêu thương.

Chào cuối.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 06/06/2023 08:59 Lê Vĩnh Nhiên 07/06/2023 13:39

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà