Khúc hát yêu thương (Bài ca may áo)
Danh mục
Khúc hát yêu thương
NỘI DUNG
Lời dẫn : a

 

 

Ca khúc Bài ca may áo

Sáng tác: Xuân Hồng

Mỹ Nhị và Như Hòa xin kính chào quý vị thính giả đang nghe Đài. Chúc quý vị thính giả có ngày cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân. Thưa quý vị thính giả, hiện tại chuyên mục đang được phát sóng trên tần số 92,5mkz. Mời quý vị thính giả chú ý lắng nghe.

MC NHƯ HÒA: Mỹ Nhị này, một tuần nữa lại trôi qua, tuần trước thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ca khúc Hành trình tuổi 20, một ca khúc rất hay của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. Như Hòa đang rất là tò mò, không biết tuần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ca khúc gì đây?

MC MỸ NHỊ: Vâng, thưa quý vị thính giả cũng như chị Như Hòa, tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu một bài hát của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Chị Như Hòa này, nhắc đến nhạc sĩ Xuân Hồng thị chị ấn tượng với ca khúc nào của ông?

MC NHƯ HÒA: Vâng, khi nhắc đến nhạc sĩ Xuân Hồng tôi thường hay nghĩ nhất đến những ca khúc như Chiếc khăn tay, Cây đàn ghi ta của đại đội 3, Xuân chiến khu, Tiếng chày trên sóc bom bo, Bài ca may áo cùng nhiều ca khúc khác. Nhưng mà nói đến ấn tượng thì chị Như Hòa ấn tượng với ca khúc Bài ca may áo đó Mỹ Nhị.

MC MỸ NHỊ: Chị Như Hòa có thể chia sẻ lý do vì sao chị lại ấn tượng với ca khúc này?

MC NHƯ HÒA: Vâng. Sỡ dĩ tôi ấn tượng là bởi vì lời của bài hát gần gũi, dễ nghe, dễ nhớ và đặc biệt, khi nghe ca khúc này tự nhiên mình cảm thấy như kiểu chính mình đang là những chị em trong ca khúc. Mình cần phải làm nhanh tay, nhanh tay hơn nữa.

MC MỸ NHỊ: Vâng, ca khúc mà chị vừa chia sẻ cũng chính là ca khúc chúng ta sẽ tìm hiểu trong 30p của chương trình Khúc hát yêu thương ngày hôm nay. Trước tiên, mời chị Như Hòa cùng tất cả mọi người lắng nghe ca khúc

Phát ca khúc

MC NHƯ HÒA: Thưa quý vị thính giả. Trong số những bài hát vượt ngàn cây số từ nơi tuyến lửa nóng bỏng ra miền Bắc có một bài hát gọn gàng, xinh xắn được mọi người yêu thích là “Bài ca may áo” của Xuân Hồng - một nhạc sĩ quen biết của văn nghệ giải phóng.     

Một lần cố nhạc sĩ chứng kiến bàn tay mềm mại của các cô gái thoăn thoắt may áo gửi ra chiến trường cho bộ đội giải phóng. Nhìn thấy các cô gái vô cùng hạnh phúc khi dệt từng đường kim mũi chỉ, tạo nên những tấm áo nghĩa tình gửi cho chiến sĩ, nhạc sĩ nảy ngay ra một ý nhạc: “Chiến sĩ ta dầm mưa dãi nắng. Mưa rét run người nắng sẫm màu da. Tấm vải ta làm ra mảnh áo. Là chiến sĩ quyết tâm diệt thù…”. Áo may xong mùa đông đã đến, Gửi chút tình thương mến về anh. Áo xếp nhanh chờ anh giải phóng, Lòng vui sướng sướng vui dạt dào…

Ông viết liền một mạch là xong cả bài. Có thể nói “Bài ca may áo” là mẫu mực cho thể ca khúc bởi tính chất hàm súc, cô đọng, được bố cục rất chặt chẽ, khúc chiết. Sự tinh giản đến mức không thể hơn thế đã làm cho ca khúc này đạt được những chuẩn mực nghệ thuật.

Về chất liệu âm nhạc dễ nhận ra bóng dáng làn điệu “Bậu lỡ thời” - một điệu dân ca quen thuộc vùng đồng bằng Nam bộ, nhưng ngay sau đó đã được tác giả phát triển, sáng tạo nên thành một giai điệu hài hòa, hoàn chỉnh. “Bài ca may áo” ngay từ khi mới ra đời đã được đồng bào và chiến sĩ ưa thích bởi kết hợp được cả 2 yếu tố: vừa rất dân dã, đại chúng, gần gũi với sự cảm thụ của số đông vừa đạt tới đỉnh cao nghệ thuật, tinh tế.

MC MỸ NHỊ: “Bài ca may áo” lời lẽ ca từ có phần nôm na như khẩu ngữ hằng ngày, không một chút cầu kỳ. Điệp khúc cuối cùng là sự giục giã một cách hối hả, sau những lời bình dân, nghĩ sao nói vậy. Đó là ý nghĩ, tình cảm tự nhiên, chân thành của những cô gái ở hậu phương may áo gửi ra tiền tuyến cho các chiến sĩ.

Không cầu kỳ, chải chuốt, khách sáo. “Bài ca may áo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng đã làm say đắm trái tim hàng triệu người ở sự chân thật này. Đó chính là hơi thở tự nhiên nhất của cuộc sống - yếu tố tiên quyết tạo nên thành công cho mọi sáng tác văn nghệ.

Phát ca khúc:

MC NHƯ HÒA: Thưa quý vị thính giả, và trong mỗi số của chương trình đều không thể thiếu những vị khách mời. Và trong chương trình ngày hôm nay, xin được giới thiệu anh Trần Đại Nhật Nhật sẽ là người đồng hành với chúng ta trong chương trình ngày hôm nay. Bây giờ, xin mời Mỹ Nhị sẽ tiếp tục chương trình.

MC MỸ NHỊ: Vâng, trước tiên, xin cảm ơn anh đã dành thời gian để tham gia cùng chương trình.

1/ Chào anh Nhật. Đây là lần đầu tiên tham gia cùng chương trình chắc hẳn lúc này cảm xúc của anh sẽ có chút gì đó hồi hộp. Nhưng tôi nghĩ rằng cảm giác đó sẽ được xua tan nhanh khi bên cạnh anh còn có chúng tôi nữa. Anh Nhật có thể chia sẻ một chút thông tin về cá nhân mình?

2/ Vừa nãy chúng ta cũng đã nghe ca khúc Bài ca may áo của tác giả Xuân Hồng. Xin được hỏi anh Nhật là anh biết đến ca khúc này từ khi nào và lúc đó anh cảm nhận ca khúc ra sao?

3/ Theo quan điểm cá nhân, khi nghe ca khúc Bài ca may áo, tôi cảm giác được là bài hát này có tiết tấu hơi nhanh. Và cũng chính nhờ tiết tấu hơi nhanh này đã khiến cho người nghe nhanh hiểu về ca khúc cũng như sức truyền cảm hứng mạnh mẽ của nó. Vậy theo anh thì tiết tấu của ca khúc được nhạc sĩ viết theo hình thức nào?

4/ Vâng. Có ý kiến cho rằng, những ca từ, giai điệu trong ca khúc là những giai điệu sống mãi với thời gian. Anh nghĩ gì về ý kiến này?

Cảm ơn …đã tham gia cùng chương trình. Chúc …ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.

Phát ca khúc

MC NHƯ HÒA: Vâng, vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu sâu hơn về ca khúc. Còn bây giờ, tôi xin được giới thiệu đôi nét về cố nhạc sĩ Xuân Hồng.

Xuân Hồng tên thật Nguyễn Hồng Xuân, sinh năm 1928 tại Tây Ninh. Ông sinh ra trong gia đình nông dân yêu thích nahjc tài tử do đó ông học nhạc từ rất sớm.

Xuân Hồng tham gia cách mạng từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiệm vụ giao liên. Ngoài làm nhiệm vụ, ông bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ ở chiến trường. Năm 1949, ông bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tiên. Năm 1954,  ông được phân công hoạt động bí mật ở miền Nam. Năm 1960, ông tham gia Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và làm chính trị viên đơn bị C.40. Thời điểm này ông có được nhiều sáng tác trong đó kể đến là ca khúc Bài ca may áo.

Năm 1963, ông được giao nhiệm vụ thành lập đoàn văn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ đây, những nhạc phẩm nổi tiếng của ông ra đời như Xuân chiến khu (1963), Chiếc khăn tay (1964), Hành quân đêm (viết với Trí Thanh- 1965) và Tiếng chày trên sóc Bom Bo (1966). Năm 1967, ông làm trưởng đoàn ca múa Quân giải phóng rồi sau đó được cử đi học sáng tác tại Trường âm nhạc Việt Nam . Năm 1973 , ông trở về chiến trường và giữ các chức đoàn trưởng đoàn văn công rồi Trưởng ban văn nghệ Cục chính trị của Quân giải phóng.

Sau 1975, đất nước thống nhất, ông giữ chức Trưởng phòng Nghệ thuật sân khấu Sở Văn hóa, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ TP HCM

Cố nhạc sĩ Xuân Hồng là Nhạc sĩ có nhiều sáng tác hay về mùa xuân. Những sáng tác của ông đa phần đều mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, dễ nghe và dễ đi vào lòng người. Ngoài những sáng tác kể trên, ông còn có những sáng tác khác cũng nói về mùa xuân như Gương mặt mùa xuân, Bức ảnh mùa xuân, Thành phố vườn hoa bốn mùa, Nắng Sài Gòn,...

Ông mất vào tháng 5 năm 1996. Trước khi mất, trong 4 tháng đầu của năm 1996, ông đã hoàn thành 7 ca khúc cuối cùng: Gương mặt mùa xuân, Đà Lạt cuối thu (thơ P.N. Thường Đoan), Biết nói cùng ai (thơ Hồ Thụy Mỹ Hạnh), Khi người lính trở về (thơ Trần Văn Trà)...

Phát ca khúc

Chào cuối

 

 

 

 


 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 05/04/2018 08:01 Võ Nguyên Thủy 10/04/2018 19:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà