DÂN CA NHẠC CỔ 23-8
Danh mục
Đến với dân ca nhạc cổ Việt Nam
NỘI DUNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN VỚI DÂN CA NHẠC CỔ VIỆT NAM

Phát sóng: thứ 6 ngày 23-8

Kính chào QV&CB! Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong 15 phút chương trình phát thanh Đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Thưa quý vị! Âm nhạc là nghệ thuật hoàn hảo và cuộc sống của chúng ta sẽ không đầy đủ nếu không có nó. Có rất nhiều phong cách âm nhạc khác nhau cho chúng ta lựa chọn thưởng thức, có thể loại rất nhẹ nhàng, thư giãn có thể làm cho những ngày mệt mỏi trở nên tốt hơn, giai điệu sôi động làm bạn có thêm tinh thần và động lực…Hi vọng những giai điệu từ chương trình của chúng tôi cũng sẽ là những lựa chọn của quý vị trong rất nhiều sự lựa chọn âm nhạc phong phú hiện nay.

Trích một đoạn hò Như Lệ

Quý vị và cá bạn thân mến! Là người Quảng Trị hẳn quý vị sẽ cảm nhận được giai điệu vừa rồi rất quen thuộc đúng không ạ? Vâng! Chúng tôi vừa chuyển đến quý vị điệu hò Như Lệ - một điệu hò nổi tiếng của thôn Hải Lệ, Hải Lăng Quảng Trị chúng ta. Trong những trang sử hào hùng của dân tộc, Quảng Trị không chỉ được biết đến bởi Thành Cổ, sông Thạch Hãn..., mà còn cả điệu hò Như Lệ. Ra đời cách nay ngót 63 năm, có một thời, điệu hò Như Lệ không chỉ là món ăn tinh thần cổ vũ bao thế hệ thanh niên cầm súng bảo vệ quê hương, mà còn là ngọn đuốc soi đường cho những đứa con lạc lối buông súng trở về với cách mạng.

Chưa có một tài liệu cụ thể nào cho biết hò Như Lệ hình thành từ bao giờ. Trong ký ức của người dân Hải Lăng thì điệu hò Như Lệ được phổ biến trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Hò Như Lệ được biến điệu từ hò mái nhì, thuở ban đầu, người dân nơi đây sáng tác nên những làn điệu hò đò dọc để gửi gắm tâm tình, hò trong lúc lên thuyền xuống biển. Khi kháng chiến nổ ra, dân quân Hải Lệ đã dùng điệu hò Như Lệ với những câu hò chan chứa ân tình để cảm hóa, thức tỉnh những người con quê hương bên kia chiến tuyến buông súng trở về với cách mạng, với nhân dân. Vậy nên, hò Như Lệ còn có tên gọi là “hò địch vận”, “hò kháng chiến”. Đây là điệu hò bắt nguồn từ hò đò dọc kể trên. Người nghệ sĩ của hai điệu hò này có chung một điểm là tự sáng tác lời, tự biến tấu nhạc cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, hò Như Lệ vẫn mang đặc điểm riêng, đó là chất giọng khỏe, dài hơi và mang nhiều sắc thái hơn. Ông Trương Kim Quy – nguyên cán bộ văn hóa huyện Triệu Phong cho biết thêm:

PV: Kim Quy

Thưa quý vị! Không chỉ man mác buồn như hò đò dọc, hò Như Lệ hát trong lúc tiễn quân ra trận thì mang sắc thái cổ vũ, khích lệ; hát để khuyến khích binh lính về với cách mạng thì đầy tâm trạng của người lầm đường lạc lối. Nghe những người già ở Như Lệ say sưa hò lại những điệu hò thời xa xưa, mới hiểu được rằng: Loại hình văn nghệ dân gian này chỉ có sinh ra trên mảnh đất này, đã chia bùi sẻ ngọt với con người trong cuộc sống lao động, tình yêu, trong chiến đấu với giặc ngoại xâm. Thời giặc Pháp chiếm đóng, Như Lệ là quê hương cách mạng kiên cường. Giọng hò Như Lệ là tiếng tâm tình của người vợ, người yêu gọi  người thân về theo chính nghĩa:

Nghe Bắc Bộ thắng to

Đồn gịăc thành tro thành khói

Cán bộ nhiều lần kêu gọi anh lui

Nay lần mai lửa, anh cứ lôi thôi

Anh ơi! Anh chớ theo giặc

Thêm một giờ thêm một tội

Phản lại kháng chiến

Phản lại giống nòi răng anh?

Trích một đoạn hò Như Lệ

Quý vị và các bạn thân mến! Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước, đội văn nghệ của thôn Như Lệ đã góp sức mình bằng những lời ca, điệu hò địch vận xoáy vào tâm can những người lầm đường lạc lối. Giọng hò quê hương thân thuộc ấy chính là tiếng mẹ ru con, tiếng vợ ngóng chồng, tiếng xóm làng tha thiết chờ mong:

Hò ơi!...

Ngày xưa, em tưởng rằng anh chung đầu cùng một gối

Không ngờ đâu bọn phản bội đã phỉnh phờ mua chuộc lòng anh

Chúng quyết đẩy anh lên trung Lào

Đày anh ra chiến trận, không được trở lui về với vợ, với con...

Vậy là 64 năm đã qua, hò Như Lệ vẫn là niềm tự hào, là món ăn tinh thần của bao thế hệ người con Hải Lệ. Tuy nhiên, làn điệu hò binh địch vận ấy đang dần mai một theo thời gian. Ở Hải Lệ bây giờ người có thể hò Như Lệ rất ít, may thay vẫn còn mệ Ngô Thị Huế được ca ngợi là giọng hò còn giữ được những nét thanh tao, mượt mà đúng chất hò Như Lệ. Đã ngoài 70 tuổi, mệ Huế được người dân xã Hải Lệ trìu mến gọi là người giữ “hồn” cho điệu hò Như Lệ. Mệ Huế kể về cái thuở cả làng sục sôi kháng chiến, đâu đâu cũng văng vẳng câu hò binh địch vận, lúc ấy mệ lên tám. Ngay từ khi nhỏ mệ Huế được tắm mình trong những làn điệu hò và niềm say mê với hò Như Lệ cứ lớn dần trong tâm hồn mệ. Lớn lên trong gia đình có mẹ, cô và hai chị gái đều là những người hò rất hay. Ngay từ nhỏ mệ đã thuộc và thể hiện được khá nhiều bài hò. Khi mười tuổi mệ thường theo người chị gái là nghệ nhân Ngô Thị Gái tham gia các buổi tập diễn văn nghệ, bắt đầu tiếp xúc và tập ca những bài hò tuyên truyền, địch vận. Đến năm mười sáu tuổi mệ chính thức tham gia vào đội văn nghệ của xã, cùng các chị em trong hội tích cực tổ chức những buổi hò tuyên truyền, cổ động kháng chiến. Mệ Huế tự hào kể thêm:

PV: Bà Huế

Mấy mươi năm đã qua, ở cái tuổi xế chiều ấy vậy mà giọng hò của mệ Huế vẫn mượt mà, ngọt ngào, thanh trong lắm. Sau ngày hòa bình, mặc dù phải bươn chải lo toan cho cuộc sống, mệ vẫn không quên niềm đam mê ca hát. Những lúc rảnh rỗi mệ ngồi nhớ lại, ghi chép lại những bài hò đã có từ trước, đồng thời mệ còn sáng tác thêm một số bài ca mới để thể hiện. Những quyển sổ ghi chép chi chít những bài hò, những dòng chữ nhòa dần theo năm tháng, vẫn còn đó tấm lòng của một người con trọn tình với làn điệu quê hương, mệ Huế vẫn một lòng hướng về điệu hò thôn dã mang đậm nét làng quê. Mời quý vị và các bạn cùng nghe một đoạn hò Như Lệ do bà Huế thể hiện:

Trích đoạn hò Như Lệ

Thưa quý vị! Nhiều nơi khi nghe nói đến Như Lệ hay Hải Lệ, nghĩa là có chữ “lệ” thì đều nghĩ rằng: Lệ tức là nước mắt. Nhưng khi được nghe các cụ ở Như Lệ cắt nghĩa thì mới ngớ ra: Như cũng có nghĩa là Nguyên, Lệ phải theo đúng nghĩa người xưa đã đặt là: tục lệ, luật lệ, mỹ lệ. Như Lệ tức là: nơi giữ nguyên tục lệ của làng, của nước. Và trên thực tế, từ xa xưa cho đến nay, thôn Như Lệ là nơi có luật lệ nghiêm túc, có tôn ti trật tự, trở thành một nét đẹp văn hóa cộng đồng, ai ai cũng thừa nhận. Các dòng họ ở đây cũng răn dạy cháu con dù đi đâu về đâu cũng phải giữ được cốt cách của con người Như Lệ, giữ được gia phong truyền thống của dòng tộc. Ngày nay, trong cuộc sống hối hả của nền kinh tế thị trường, các dòng nhạc của ta và của Tây đã về với nông thôn, đến tận những miền quê mà người ta cứ ngỡ sẽ còn rất lâu mới thay đổi được tư duy của con người. Thôn Như Lệ cũng ở chung trong dòng chảy của xu thế xã hội ấy. Tôi đã gặp mấy cụ già ở đây, nghe các cụ hò lại những câu ngày xưa, lúc các cụ còn ở tuổi chưa vướng bận chuyện chồng con. Thì ra, các cụ ngày xưa cũng khoáng đạt, đa tình, hò hát giao duyên thâu đêm suốt sáng. Mạch sống của mảnh đất này cứ trào dâng, tươi trẻ, tràn trề trong những câu hò đối đáp nam nữ còn vọng mãi với thời gian; bên nam buông lời ướm hỏi:

- Hỡi em ơi...

Mấy lâu ni anh mắc đi trùng Giang, bể Thánh

Khác chi con chim Phụng Hoàng lạc cảnh non tiên

Em ơi! Nghiêng tai cho anh hỏi thử thuyền quyên

Con Tùng bấy lâu nay còn theo phụ mẫu

Hay thầy với mẹ đã định hướng duyên nơi nào?

Bên nữ kín đáo lời thưa:

- Hỡi anh ơi!

mẫu hề cúc ngã, sanh hề cúc giã

Ai ơi, phụ mẫu sinh ngã cù lao

Em đây đương còn giữ trọn má đào.

Tu niềm tiết hạnh, cắm sào đợi anh...

Giọng hò Như Lệ đi qua thời gian, làm đẹp thêm cung bậc cuộc đời. Giữa xô bồ cuộc sống, giọng hò ấy vẫn ngân vang một giai điệu riêng. Buồn vui của con người, của vùng đất đã in dấu qua mỗi điệu hò. Thuở nước mất nhà tan, giọng hò đau trong từng chữ từng câu. Thời đói khổ lầm than, điệu hò nghẹn lại giữa chừng, tức tưởi. Những ai có công sưu tầm giọng hò Như Lệ, chắc sẽ thấy rất rõ mỗi bước thăng trầm của xứ sở này qua từng mốc thời gian...Đến Hải Lệ, lượn quanh dòng chảy êm đềm của con sông Thạch Hãn, không thể không nghe về điệu hò đằm thắm mà dịu dàng, mộc mạc mà thông minh, tinh tế mà bác học. Hò Như Lệ là di sản văn hóa quý báu mà bao nhiêu thế hệ người con của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này đã tích lũy, sáng tạo và chắt chiu gìn giữ.

“Ai về Hải Lệ quê tôi

Nắng dòng Thạch Hãn bãi bồi dưa non

Đâu đây vọng tiếng ru con

Giọng hò Như Lệ vẫn còn vấn vương”

Trích hò Như Lệ

Thưa quý vị! Hò Như Lệ đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Quảng Trị, nhưng để điệu hò ấy mãi trường tồn cùng thời gian, cần có sự góp công sức, tâm huyết của nhiều người như mệ Ngô Thị Huế. Và không hiểu sao nhắc đến hò Như Lệ tôi lại nhớ đến bài hát “Giọng hò thương nhớ” của nhạc sĩ Lê Anh. Bài hát đã lay động tâm hồn với bao nỗi niềm khắc khoải cho những ai dằng dặc xa quê! Cứ mỗi lần nghe giọng hát ấy, vẫn những lời quen thuộc ấy lòng người sẽ cứ nôn nao, thẫn thờ nghĩ về một miền quê sông nước hay một vùng đất lắng sâu bao kỷ niệm vui buồn, nhớ nhớ thương thương không thể nguôi ngoai trong ký ức.

Bài hát: Giọng hò thương nhớ

Quý vị thân mến! Tiếng hát của ca sĩ Vân Khánh với một sáng tác của nhạc sĩ Lê Anh: Giọng hò thương nhớ đã khép lại 15 phút CT đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Hẹn gặp lại quý vị vào khung giờ này tuần sau cùng những làn điệu dân ca đặc sắc trên mọi miền đất nước Việt Nam thân yêu. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN VỚI DÂN CA NHẠC CỔ VIỆT NAM

Phát sóng: thứ 6 ngày 23-8

Kính chào QV&CB! Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong 15 phút chương trình phát thanh Đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Thưa quý vị! Âm nhạc là nghệ thuật hoàn hảo và cuộc sống của chúng ta sẽ không đầy đủ nếu không có nó. Có rất nhiều phong cách âm nhạc khác nhau cho chúng ta lựa chọn thưởng thức, có thể loại rất nhẹ nhàng, thư giãn có thể làm cho những ngày mệt mỏi trở nên tốt hơn, giai điệu sôi động làm bạn có thêm tinh thần và động lực…Hi vọng những giai điệu từ chương trình của chúng tôi cũng sẽ là những lựa chọn của quý vị trong rất nhiều sự lựa chọn âm nhạc phong phú hiện nay.

Trích một đoạn hò Như Lệ

Quý vị và cá bạn thân mến! Là người Quảng Trị hẳn quý vị sẽ cảm nhận được giai điệu vừa rồi rất quen thuộc đúng không ạ? Vâng! Chúng tôi vừa chuyển đến quý vị điệu hò Như Lệ - một điệu hò nổi tiếng của thôn Hải Lệ, Hải Lăng Quảng Trị chúng ta. Trong những trang sử hào hùng của dân tộc, Quảng Trị không chỉ được biết đến bởi Thành Cổ, sông Thạch Hãn..., mà còn cả điệu hò Như Lệ. Ra đời cách nay ngót 63 năm, có một thời, điệu hò Như Lệ không chỉ là món ăn tinh thần cổ vũ bao thế hệ thanh niên cầm súng bảo vệ quê hương, mà còn là ngọn đuốc soi đường cho những đứa con lạc lối buông súng trở về với cách mạng.

Chưa có một tài liệu cụ thể nào cho biết hò Như Lệ hình thành từ bao giờ. Trong ký ức của người dân Hải Lăng thì điệu hò Như Lệ được phổ biến trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Hò Như Lệ được biến điệu từ hò mái nhì, thuở ban đầu, người dân nơi đây sáng tác nên những làn điệu hò đò dọc để gửi gắm tâm tình, hò trong lúc lên thuyền xuống biển. Khi kháng chiến nổ ra, dân quân Hải Lệ đã dùng điệu hò Như Lệ với những câu hò chan chứa ân tình để cảm hóa, thức tỉnh những người con quê hương bên kia chiến tuyến buông súng trở về với cách mạng, với nhân dân. Vậy nên, hò Như Lệ còn có tên gọi là “hò địch vận”, “hò kháng chiến”. Đây là điệu hò bắt nguồn từ hò đò dọc kể trên. Người nghệ sĩ của hai điệu hò này có chung một điểm là tự sáng tác lời, tự biến tấu nhạc cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, hò Như Lệ vẫn mang đặc điểm riêng, đó là chất giọng khỏe, dài hơi và mang nhiều sắc thái hơn. Ông Trương Kim Quy – nguyên cán bộ văn hóa huyện Triệu Phong cho biết thêm:

PV: Kim Quy

Thưa quý vị! Không chỉ man mác buồn như hò đò dọc, hò Như Lệ hát trong lúc tiễn quân ra trận thì mang sắc thái cổ vũ, khích lệ; hát để khuyến khích binh lính về với cách mạng thì đầy tâm trạng của người lầm đường lạc lối. Nghe những người già ở Như Lệ say sưa hò lại những điệu hò thời xa xưa, mới hiểu được rằng: Loại hình văn nghệ dân gian này chỉ có sinh ra trên mảnh đất này, đã chia bùi sẻ ngọt với con người trong cuộc sống lao động, tình yêu, trong chiến đấu với giặc ngoại xâm. Thời giặc Pháp chiếm đóng, Như Lệ là quê hương cách mạng kiên cường. Giọng hò Như Lệ là tiếng tâm tình của người vợ, người yêu gọi  người thân về theo chính nghĩa:

Nghe Bắc Bộ thắng to

Đồn gịăc thành tro thành khói

Cán bộ nhiều lần kêu gọi anh lui

Nay lần mai lửa, anh cứ lôi thôi

Anh ơi! Anh chớ theo giặc

Thêm một giờ thêm một tội

Phản lại kháng chiến

Phản lại giống nòi răng anh?

Trích một đoạn hò Như Lệ

Quý vị và các bạn thân mến! Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước, đội văn nghệ của thôn Như Lệ đã góp sức mình bằng những lời ca, điệu hò địch vận xoáy vào tâm can những người lầm đường lạc lối. Giọng hò quê hương thân thuộc ấy chính là tiếng mẹ ru con, tiếng vợ ngóng chồng, tiếng xóm làng tha thiết chờ mong:

Hò ơi!...

Ngày xưa, em tưởng rằng anh chung đầu cùng một gối

Không ngờ đâu bọn phản bội đã phỉnh phờ mua chuộc lòng anh

Chúng quyết đẩy anh lên trung Lào

Đày anh ra chiến trận, không được trở lui về với vợ, với con...

Vậy là 64 năm đã qua, hò Như Lệ vẫn là niềm tự hào, là món ăn tinh thần của bao thế hệ người con Hải Lệ. Tuy nhiên, làn điệu hò binh địch vận ấy đang dần mai một theo thời gian. Ở Hải Lệ bây giờ người có thể hò Như Lệ rất ít, may thay vẫn còn mệ Ngô Thị Huế được ca ngợi là giọng hò còn giữ được những nét thanh tao, mượt mà đúng chất hò Như Lệ. Đã ngoài 70 tuổi, mệ Huế được người dân xã Hải Lệ trìu mến gọi là người giữ “hồn” cho điệu hò Như Lệ. Mệ Huế kể về cái thuở cả làng sục sôi kháng chiến, đâu đâu cũng văng vẳng câu hò binh địch vận, lúc ấy mệ lên tám. Ngay từ khi nhỏ mệ Huế được tắm mình trong những làn điệu hò và niềm say mê với hò Như Lệ cứ lớn dần trong tâm hồn mệ. Lớn lên trong gia đình có mẹ, cô và hai chị gái đều là những người hò rất hay. Ngay từ nhỏ mệ đã thuộc và thể hiện được khá nhiều bài hò. Khi mười tuổi mệ thường theo người chị gái là nghệ nhân Ngô Thị Gái tham gia các buổi tập diễn văn nghệ, bắt đầu tiếp xúc và tập ca những bài hò tuyên truyền, địch vận. Đến năm mười sáu tuổi mệ chính thức tham gia vào đội văn nghệ của xã, cùng các chị em trong hội tích cực tổ chức những buổi hò tuyên truyền, cổ động kháng chiến. Mệ Huế tự hào kể thêm:

PV: Bà Huế

Mấy mươi năm đã qua, ở cái tuổi xế chiều ấy vậy mà giọng hò của mệ Huế vẫn mượt mà, ngọt ngào, thanh trong lắm. Sau ngày hòa bình, mặc dù phải bươn chải lo toan cho cuộc sống, mệ vẫn không quên niềm đam mê ca hát. Những lúc rảnh rỗi mệ ngồi nhớ lại, ghi chép lại những bài hò đã có từ trước, đồng thời mệ còn sáng tác thêm một số bài ca mới để thể hiện. Những quyển sổ ghi chép chi chít những bài hò, những dòng chữ nhòa dần theo năm tháng, vẫn còn đó tấm lòng của một người con trọn tình với làn điệu quê hương, mệ Huế vẫn một lòng hướng về điệu hò thôn dã mang đậm nét làng quê. Mời quý vị và các bạn cùng nghe một đoạn hò Như Lệ do bà Huế thể hiện:

Trích đoạn hò Như Lệ

Thưa quý vị! Nhiều nơi khi nghe nói đến Như Lệ hay Hải Lệ, nghĩa là có chữ “lệ” thì đều nghĩ rằng: Lệ tức là nước mắt. Nhưng khi được nghe các cụ ở Như Lệ cắt nghĩa thì mới ngớ ra: Như cũng có nghĩa là Nguyên, Lệ phải theo đúng nghĩa người xưa đã đặt là: tục lệ, luật lệ, mỹ lệ. Như Lệ tức là: nơi giữ nguyên tục lệ của làng, của nước. Và trên thực tế, từ xa xưa cho đến nay, thôn Như Lệ là nơi có luật lệ nghiêm túc, có tôn ti trật tự, trở thành một nét đẹp văn hóa cộng đồng, ai ai cũng thừa nhận. Các dòng họ ở đây cũng răn dạy cháu con dù đi đâu về đâu cũng phải giữ được cốt cách của con người Như Lệ, giữ được gia phong truyền thống của dòng tộc. Ngày nay, trong cuộc sống hối hả của nền kinh tế thị trường, các dòng nhạc của ta và của Tây đã về với nông thôn, đến tận những miền quê mà người ta cứ ngỡ sẽ còn rất lâu mới thay đổi được tư duy của con người. Thôn Như Lệ cũng ở chung trong dòng chảy của xu thế xã hội ấy. Tôi đã gặp mấy cụ già ở đây, nghe các cụ hò lại những câu ngày xưa, lúc các cụ còn ở tuổi chưa vướng bận chuyện chồng con. Thì ra, các cụ ngày xưa cũng khoáng đạt, đa tình, hò hát giao duyên thâu đêm suốt sáng. Mạch sống của mảnh đất này cứ trào dâng, tươi trẻ, tràn trề trong những câu hò đối đáp nam nữ còn vọng mãi với thời gian; bên nam buông lời ướm hỏi:

- Hỡi em ơi...

Mấy lâu ni anh mắc đi trùng Giang, bể Thánh

Khác chi con chim Phụng Hoàng lạc cảnh non tiên

Em ơi! Nghiêng tai cho anh hỏi thử thuyền quyên

Con Tùng bấy lâu nay còn theo phụ mẫu

Hay thầy với mẹ đã định hướng duyên nơi nào?

Bên nữ kín đáo lời thưa:

- Hỡi anh ơi!

mẫu hề cúc ngã, sanh hề cúc giã

Ai ơi, phụ mẫu sinh ngã cù lao

Em đây đương còn giữ trọn má đào.

Tu niềm tiết hạnh, cắm sào đợi anh...

Giọng hò Như Lệ đi qua thời gian, làm đẹp thêm cung bậc cuộc đời. Giữa xô bồ cuộc sống, giọng hò ấy vẫn ngân vang một giai điệu riêng. Buồn vui của con người, của vùng đất đã in dấu qua mỗi điệu hò. Thuở nước mất nhà tan, giọng hò đau trong từng chữ từng câu. Thời đói khổ lầm than, điệu hò nghẹn lại giữa chừng, tức tưởi. Những ai có công sưu tầm giọng hò Như Lệ, chắc sẽ thấy rất rõ mỗi bước thăng trầm của xứ sở này qua từng mốc thời gian...Đến Hải Lệ, lượn quanh dòng chảy êm đềm của con sông Thạch Hãn, không thể không nghe về điệu hò đằm thắm mà dịu dàng, mộc mạc mà thông minh, tinh tế mà bác học. Hò Như Lệ là di sản văn hóa quý báu mà bao nhiêu thế hệ người con của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này đã tích lũy, sáng tạo và chắt chiu gìn giữ.

“Ai về Hải Lệ quê tôi

Nắng dòng Thạch Hãn bãi bồi dưa non

Đâu đây vọng tiếng ru con

Giọng hò Như Lệ vẫn còn vấn vương”

Trích hò Như Lệ

Thưa quý vị! Hò Như Lệ đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Quảng Trị, nhưng để điệu hò ấy mãi trường tồn cùng thời gian, cần có sự góp công sức, tâm huyết của nhiều người như mệ Ngô Thị Huế. Và không hiểu sao nhắc đến hò Như Lệ tôi lại nhớ đến bài hát “Giọng hò thương nhớ” của nhạc sĩ Lê Anh. Bài hát đã lay động tâm hồn với bao nỗi niềm khắc khoải cho những ai dằng dặc xa quê! Cứ mỗi lần nghe giọng hát ấy, vẫn những lời quen thuộc ấy lòng người sẽ cứ nôn nao, thẫn thờ nghĩ về một miền quê sông nước hay một vùng đất lắng sâu bao kỷ niệm vui buồn, nhớ nhớ thương thương không thể nguôi ngoai trong ký ức.

Bài hát: Giọng hò thương nhớ

Quý vị thân mến! Tiếng hát của ca sĩ Vân Khánh với một sáng tác của nhạc sĩ Lê Anh: Giọng hò thương nhớ đã khép lại 15 phút CT đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Hẹn gặp lại quý vị vào khung giờ này tuần sau cùng những làn điệu dân ca đặc sắc trên mọi miền đất nước Việt Nam thân yêu. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN VỚI DÂN CA NHẠC CỔ VIỆT NAM

Phát sóng: thứ 6 ngày 23-8

Kính chào QV&CB! Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong 15 phút chương trình phát thanh Đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Thưa quý vị! Âm nhạc là nghệ thuật hoàn hảo và cuộc sống của chúng ta sẽ không đầy đủ nếu không có nó. Có rất nhiều phong cách âm nhạc khác nhau cho chúng ta lựa chọn thưởng thức, có thể loại rất nhẹ nhàng, thư giãn có thể làm cho những ngày mệt mỏi trở nên tốt hơn, giai điệu sôi động làm bạn có thêm tinh thần và động lực…Hi vọng những giai điệu từ chương trình của chúng tôi cũng sẽ là những lựa chọn của quý vị trong rất nhiều sự lựa chọn âm nhạc phong phú hiện nay.

Trích một đoạn hò Như Lệ

Quý vị và cá bạn thân mến! Là người Quảng Trị hẳn quý vị sẽ cảm nhận được giai điệu vừa rồi rất quen thuộc đúng không ạ? Vâng! Chúng tôi vừa chuyển đến quý vị điệu hò Như Lệ - một điệu hò nổi tiếng của thôn Hải Lệ, Hải Lăng Quảng Trị chúng ta. Trong những trang sử hào hùng của dân tộc, Quảng Trị không chỉ được biết đến bởi Thành Cổ, sông Thạch Hãn..., mà còn cả điệu hò Như Lệ. Ra đời cách nay ngót 63 năm, có một thời, điệu hò Như Lệ không chỉ là món ăn tinh thần cổ vũ bao thế hệ thanh niên cầm súng bảo vệ quê hương, mà còn là ngọn đuốc soi đường cho những đứa con lạc lối buông súng trở về với cách mạng.

Chưa có một tài liệu cụ thể nào cho biết hò Như Lệ hình thành từ bao giờ. Trong ký ức của người dân Hải Lăng thì điệu hò Như Lệ được phổ biến trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Hò Như Lệ được biến điệu từ hò mái nhì, thuở ban đầu, người dân nơi đây sáng tác nên những làn điệu hò đò dọc để gửi gắm tâm tình, hò trong lúc lên thuyền xuống biển. Khi kháng chiến nổ ra, dân quân Hải Lệ đã dùng điệu hò Như Lệ với những câu hò chan chứa ân tình để cảm hóa, thức tỉnh những người con quê hương bên kia chiến tuyến buông súng trở về với cách mạng, với nhân dân. Vậy nên, hò Như Lệ còn có tên gọi là “hò địch vận”, “hò kháng chiến”. Đây là điệu hò bắt nguồn từ hò đò dọc kể trên. Người nghệ sĩ của hai điệu hò này có chung một điểm là tự sáng tác lời, tự biến tấu nhạc cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, hò Như Lệ vẫn mang đặc điểm riêng, đó là chất giọng khỏe, dài hơi và mang nhiều sắc thái hơn. Ông Trương Kim Quy – nguyên cán bộ văn hóa huyện Triệu Phong cho biết thêm:

PV: Kim Quy

Thưa quý vị! Không chỉ man mác buồn như hò đò dọc, hò Như Lệ hát trong lúc tiễn quân ra trận thì mang sắc thái cổ vũ, khích lệ; hát để khuyến khích binh lính về với cách mạng thì đầy tâm trạng của người lầm đường lạc lối. Nghe những người già ở Như Lệ say sưa hò lại những điệu hò thời xa xưa, mới hiểu được rằng: Loại hình văn nghệ dân gian này chỉ có sinh ra trên mảnh đất này, đã chia bùi sẻ ngọt với con người trong cuộc sống lao động, tình yêu, trong chiến đấu với giặc ngoại xâm. Thời giặc Pháp chiếm đóng, Như Lệ là quê hương cách mạng kiên cường. Giọng hò Như Lệ là tiếng tâm tình của người vợ, người yêu gọi  người thân về theo chính nghĩa:

Nghe Bắc Bộ thắng to

Đồn gịăc thành tro thành khói

Cán bộ nhiều lần kêu gọi anh lui

Nay lần mai lửa, anh cứ lôi thôi

Anh ơi! Anh chớ theo giặc

Thêm một giờ thêm một tội

Phản lại kháng chiến

Phản lại giống nòi răng anh?

Trích một đoạn hò Như Lệ

Quý vị và các bạn thân mến! Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước, đội văn nghệ của thôn Như Lệ đã góp sức mình bằng những lời ca, điệu hò địch vận xoáy vào tâm can những người lầm đường lạc lối. Giọng hò quê hương thân thuộc ấy chính là tiếng mẹ ru con, tiếng vợ ngóng chồng, tiếng xóm làng tha thiết chờ mong:

Hò ơi!...

Ngày xưa, em tưởng rằng anh chung đầu cùng một gối

Không ngờ đâu bọn phản bội đã phỉnh phờ mua chuộc lòng anh

Chúng quyết đẩy anh lên trung Lào

Đày anh ra chiến trận, không được trở lui về với vợ, với con...

Vậy là 64 năm đã qua, hò Như Lệ vẫn là niềm tự hào, là món ăn tinh thần của bao thế hệ người con Hải Lệ. Tuy nhiên, làn điệu hò binh địch vận ấy đang dần mai một theo thời gian. Ở Hải Lệ bây giờ người có thể hò Như Lệ rất ít, may thay vẫn còn mệ Ngô Thị Huế được ca ngợi là giọng hò còn giữ được những nét thanh tao, mượt mà đúng chất hò Như Lệ. Đã ngoài 70 tuổi, mệ Huế được người dân xã Hải Lệ trìu mến gọi là người giữ “hồn” cho điệu hò Như Lệ. Mệ Huế kể về cái thuở cả làng sục sôi kháng chiến, đâu đâu cũng văng vẳng câu hò binh địch vận, lúc ấy mệ lên tám. Ngay từ khi nhỏ mệ Huế được tắm mình trong những làn điệu hò và niềm say mê với hò Như Lệ cứ lớn dần trong tâm hồn mệ. Lớn lên trong gia đình có mẹ, cô và hai chị gái đều là những người hò rất hay. Ngay từ nhỏ mệ đã thuộc và thể hiện được khá nhiều bài hò. Khi mười tuổi mệ thường theo người chị gái là nghệ nhân Ngô Thị Gái tham gia các buổi tập diễn văn nghệ, bắt đầu tiếp xúc và tập ca những bài hò tuyên truyền, địch vận. Đến năm mười sáu tuổi mệ chính thức tham gia vào đội văn nghệ của xã, cùng các chị em trong hội tích cực tổ chức những buổi hò tuyên truyền, cổ động kháng chiến. Mệ Huế tự hào kể thêm:

PV: Bà Huế

Mấy mươi năm đã qua, ở cái tuổi xế chiều ấy vậy mà giọng hò của mệ Huế vẫn mượt mà, ngọt ngào, thanh trong lắm. Sau ngày hòa bình, mặc dù phải bươn chải lo toan cho cuộc sống, mệ vẫn không quên niềm đam mê ca hát. Những lúc rảnh rỗi mệ ngồi nhớ lại, ghi chép lại những bài hò đã có từ trước, đồng thời mệ còn sáng tác thêm một số bài ca mới để thể hiện. Những quyển sổ ghi chép chi chít những bài hò, những dòng chữ nhòa dần theo năm tháng, vẫn còn đó tấm lòng của một người con trọn tình với làn điệu quê hương, mệ Huế vẫn một lòng hướng về điệu hò thôn dã mang đậm nét làng quê. Mời quý vị và các bạn cùng nghe một đoạn hò Như Lệ do bà Huế thể hiện:

Trích đoạn hò Như Lệ

Thưa quý vị! Nhiều nơi khi nghe nói đến Như Lệ hay Hải Lệ, nghĩa là có chữ “lệ” thì đều nghĩ rằng: Lệ tức là nước mắt. Nhưng khi được nghe các cụ ở Như Lệ cắt nghĩa thì mới ngớ ra: Như cũng có nghĩa là Nguyên, Lệ phải theo đúng nghĩa người xưa đã đặt là: tục lệ, luật lệ, mỹ lệ. Như Lệ tức là: nơi giữ nguyên tục lệ của làng, của nước. Và trên thực tế, từ xa xưa cho đến nay, thôn Như Lệ là nơi có luật lệ nghiêm túc, có tôn ti trật tự, trở thành một nét đẹp văn hóa cộng đồng, ai ai cũng thừa nhận. Các dòng họ ở đây cũng răn dạy cháu con dù đi đâu về đâu cũng phải giữ được cốt cách của con người Như Lệ, giữ được gia phong truyền thống của dòng tộc. Ngày nay, trong cuộc sống hối hả của nền kinh tế thị trường, các dòng nhạc của ta và của Tây đã về với nông thôn, đến tận những miền quê mà người ta cứ ngỡ sẽ còn rất lâu mới thay đổi được tư duy của con người. Thôn Như Lệ cũng ở chung trong dòng chảy của xu thế xã hội ấy. Tôi đã gặp mấy cụ già ở đây, nghe các cụ hò lại những câu ngày xưa, lúc các cụ còn ở tuổi chưa vướng bận chuyện chồng con. Thì ra, các cụ ngày xưa cũng khoáng đạt, đa tình, hò hát giao duyên thâu đêm suốt sáng. Mạch sống của mảnh đất này cứ trào dâng, tươi trẻ, tràn trề trong những câu hò đối đáp nam nữ còn vọng mãi với thời gian; bên nam buông lời ướm hỏi:

- Hỡi em ơi...

Mấy lâu ni anh mắc đi trùng Giang, bể Thánh

Khác chi con chim Phụng Hoàng lạc cảnh non tiên

Em ơi! Nghiêng tai cho anh hỏi thử thuyền quyên

Con Tùng bấy lâu nay còn theo phụ mẫu

Hay thầy với mẹ đã định hướng duyên nơi nào?

Bên nữ kín đáo lời thưa:

- Hỡi anh ơi!

mẫu hề cúc ngã, sanh hề cúc giã

Ai ơi, phụ mẫu sinh ngã cù lao

Em đây đương còn giữ trọn má đào.

Tu niềm tiết hạnh, cắm sào đợi anh...

Giọng hò Như Lệ đi qua thời gian, làm đẹp thêm cung bậc cuộc đời. Giữa xô bồ cuộc sống, giọng hò ấy vẫn ngân vang một giai điệu riêng. Buồn vui của con người, của vùng đất đã in dấu qua mỗi điệu hò. Thuở nước mất nhà tan, giọng hò đau trong từng chữ từng câu. Thời đói khổ lầm than, điệu hò nghẹn lại giữa chừng, tức tưởi. Những ai có công sưu tầm giọng hò Như Lệ, chắc sẽ thấy rất rõ mỗi bước thăng trầm của xứ sở này qua từng mốc thời gian...Đến Hải Lệ, lượn quanh dòng chảy êm đềm của con sông Thạch Hãn, không thể không nghe về điệu hò đằm thắm mà dịu dàng, mộc mạc mà thông minh, tinh tế mà bác học. Hò Như Lệ là di sản văn hóa quý báu mà bao nhiêu thế hệ người con của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này đã tích lũy, sáng tạo và chắt chiu gìn giữ.

“Ai về Hải Lệ quê tôi

Nắng dòng Thạch Hãn bãi bồi dưa non

Đâu đây vọng tiếng ru con

Giọng hò Như Lệ vẫn còn vấn vương”

Trích hò Như Lệ

Thưa quý vị! Hò Như Lệ đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Quảng Trị, nhưng để điệu hò ấy mãi trường tồn cùng thời gian, cần có sự góp công sức, tâm huyết của nhiều người như mệ Ngô Thị Huế. Và không hiểu sao nhắc đến hò Như Lệ tôi lại nhớ đến bài hát “Giọng hò thương nhớ” của nhạc sĩ Lê Anh. Bài hát đã lay động tâm hồn với bao nỗi niềm khắc khoải cho những ai dằng dặc xa quê! Cứ mỗi lần nghe giọng hát ấy, vẫn những lời quen thuộc ấy lòng người sẽ cứ nôn nao, thẫn thờ nghĩ về một miền quê sông nước hay một vùng đất lắng sâu bao kỷ niệm vui buồn, nhớ nhớ thương thương không thể nguôi ngoai trong ký ức.

Bài hát: Giọng hò thương nhớ

Quý vị thân mến! Tiếng hát của ca sĩ Vân Khánh với một sáng tác của nhạc sĩ Lê Anh: Giọng hò thương nhớ đã khép lại 15 phút CT đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Hẹn gặp lại quý vị vào khung giờ này tuần sau cùng những làn điệu dân ca đặc sắc trên mọi miền đất nước Việt Nam thân yêu. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN VỚI DÂN CA NHẠC CỔ VIỆT NAM

Phát sóng: thứ 6 ngày 23-8

Kính chào QV&CB! Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong 15 phút chương trình phát thanh Đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Thưa quý vị! Âm nhạc là nghệ thuật hoàn hảo và cuộc sống của chúng ta sẽ không đầy đủ nếu không có nó. Có rất nhiều phong cách âm nhạc khác nhau cho chúng ta lựa chọn thưởng thức, có thể loại rất nhẹ nhàng, thư giãn có thể làm cho những ngày mệt mỏi trở nên tốt hơn, giai điệu sôi động làm bạn có thêm tinh thần và động lực…Hi vọng những giai điệu từ chương trình của chúng tôi cũng sẽ là những lựa chọn của quý vị trong rất nhiều sự lựa chọn âm nhạc phong phú hiện nay.

Trích một đoạn hò Như Lệ

Quý vị và cá bạn thân mến! Là người Quảng Trị hẳn quý vị sẽ cảm nhận được giai điệu vừa rồi rất quen thuộc đúng không ạ? Vâng! Chúng tôi vừa chuyển đến quý vị điệu hò Như Lệ - một điệu hò nổi tiếng của thôn Hải Lệ, Hải Lăng Quảng Trị chúng ta. Trong những trang sử hào hùng của dân tộc, Quảng Trị không chỉ được biết đến bởi Thành Cổ, sông Thạch Hãn..., mà còn cả điệu hò Như Lệ. Ra đời cách nay ngót 63 năm, có một thời, điệu hò Như Lệ không chỉ là món ăn tinh thần cổ vũ bao thế hệ thanh niên cầm súng bảo vệ quê hương, mà còn là ngọn đuốc soi đường cho những đứa con lạc lối buông súng trở về với cách mạng.

Chưa có một tài liệu cụ thể nào cho biết hò Như Lệ hình thành từ bao giờ. Trong ký ức của người dân Hải Lăng thì điệu hò Như Lệ được phổ biến trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Hò Như Lệ được biến điệu từ hò mái nhì, thuở ban đầu, người dân nơi đây sáng tác nên những làn điệu hò đò dọc để gửi gắm tâm tình, hò trong lúc lên thuyền xuống biển. Khi kháng chiến nổ ra, dân quân Hải Lệ đã dùng điệu hò Như Lệ với những câu hò chan chứa ân tình để cảm hóa, thức tỉnh những người con quê hương bên kia chiến tuyến buông súng trở về với cách mạng, với nhân dân. Vậy nên, hò Như Lệ còn có tên gọi là “hò địch vận”, “hò kháng chiến”. Đây là điệu hò bắt nguồn từ hò đò dọc kể trên. Người nghệ sĩ của hai điệu hò này có chung một điểm là tự sáng tác lời, tự biến tấu nhạc cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, hò Như Lệ vẫn mang đặc điểm riêng, đó là chất giọng khỏe, dài hơi và mang nhiều sắc thái hơn. Ông Trương Kim Quy – nguyên cán bộ văn hóa huyện Triệu Phong cho biết thêm:

PV: Kim Quy

Thưa quý vị! Không chỉ man mác buồn như hò đò dọc, hò Như Lệ hát trong lúc tiễn quân ra trận thì mang sắc thái cổ vũ, khích lệ; hát để khuyến khích binh lính về với cách mạng thì đầy tâm trạng của người lầm đường lạc lối. Nghe những người già ở Như Lệ say sưa hò lại những điệu hò thời xa xưa, mới hiểu được rằng: Loại hình văn nghệ dân gian này chỉ có sinh ra trên mảnh đất này, đã chia bùi sẻ ngọt với con người trong cuộc sống lao động, tình yêu, trong chiến đấu với giặc ngoại xâm. Thời giặc Pháp chiếm đóng, Như Lệ là quê hương cách mạng kiên cường. Giọng hò Như Lệ là tiếng tâm tình của người vợ, người yêu gọi  người thân về theo chính nghĩa:

Nghe Bắc Bộ thắng to

Đồn gịăc thành tro thành khói

Cán bộ nhiều lần kêu gọi anh lui

Nay lần mai lửa, anh cứ lôi thôi

Anh ơi! Anh chớ theo giặc

Thêm một giờ thêm một tội

Phản lại kháng chiến

Phản lại giống nòi răng anh?

Trích một đoạn hò Như Lệ

Quý vị và các bạn thân mến! Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước, đội văn nghệ của thôn Như Lệ đã góp sức mình bằng những lời ca, điệu hò địch vận xoáy vào tâm can những người lầm đường lạc lối. Giọng hò quê hương thân thuộc ấy chính là tiếng mẹ ru con, tiếng vợ ngóng chồng, tiếng xóm làng tha thiết chờ mong:

Hò ơi!...

Ngày xưa, em tưởng rằng anh chung đầu cùng một gối

Không ngờ đâu bọn phản bội đã phỉnh phờ mua chuộc lòng anh

Chúng quyết đẩy anh lên trung Lào

Đày anh ra chiến trận, không được trở lui về với vợ, với con...

Vậy là 64 năm đã qua, hò Như Lệ vẫn là niềm tự hào, là món ăn tinh thần của bao thế hệ người con Hải Lệ. Tuy nhiên, làn điệu hò binh địch vận ấy đang dần mai một theo thời gian. Ở Hải Lệ bây giờ người có thể hò Như Lệ rất ít, may thay vẫn còn mệ Ngô Thị Huế được ca ngợi là giọng hò còn giữ được những nét thanh tao, mượt mà đúng chất hò Như Lệ. Đã ngoài 70 tuổi, mệ Huế được người dân xã Hải Lệ trìu mến gọi là người giữ “hồn” cho điệu hò Như Lệ. Mệ Huế kể về cái thuở cả làng sục sôi kháng chiến, đâu đâu cũng văng vẳng câu hò binh địch vận, lúc ấy mệ lên tám. Ngay từ khi nhỏ mệ Huế được tắm mình trong những làn điệu hò và niềm say mê với hò Như Lệ cứ lớn dần trong tâm hồn mệ. Lớn lên trong gia đình có mẹ, cô và hai chị gái đều là những người hò rất hay. Ngay từ nhỏ mệ đã thuộc và thể hiện được khá nhiều bài hò. Khi mười tuổi mệ thường theo người chị gái là nghệ nhân Ngô Thị Gái tham gia các buổi tập diễn văn nghệ, bắt đầu tiếp xúc và tập ca những bài hò tuyên truyền, địch vận. Đến năm mười sáu tuổi mệ chính thức tham gia vào đội văn nghệ của xã, cùng các chị em trong hội tích cực tổ chức những buổi hò tuyên truyền, cổ động kháng chiến. Mệ Huế tự hào kể thêm:

PV: Bà Huế

Mấy mươi năm đã qua, ở cái tuổi xế chiều ấy vậy mà giọng hò của mệ Huế vẫn mượt mà, ngọt ngào, thanh trong lắm. Sau ngày hòa bình, mặc dù phải bươn chải lo toan cho cuộc sống, mệ vẫn không quên niềm đam mê ca hát. Những lúc rảnh rỗi mệ ngồi nhớ lại, ghi chép lại những bài hò đã có từ trước, đồng thời mệ còn sáng tác thêm một số bài ca mới để thể hiện. Những quyển sổ ghi chép chi chít những bài hò, những dòng chữ nhòa dần theo năm tháng, vẫn còn đó tấm lòng của một người con trọn tình với làn điệu quê hương, mệ Huế vẫn một lòng hướng về điệu hò thôn dã mang đậm nét làng quê. Mời quý vị và các bạn cùng nghe một đoạn hò Như Lệ do bà Huế thể hiện:

Trích đoạn hò Như Lệ

Thưa quý vị! Nhiều nơi khi nghe nói đến Như Lệ hay Hải Lệ, nghĩa là có chữ “lệ” thì đều nghĩ rằng: Lệ tức là nước mắt. Nhưng khi được nghe các cụ ở Như Lệ cắt nghĩa thì mới ngớ ra: Như cũng có nghĩa là Nguyên, Lệ phải theo đúng nghĩa người xưa đã đặt là: tục lệ, luật lệ, mỹ lệ. Như Lệ tức là: nơi giữ nguyên tục lệ của làng, của nước. Và trên thực tế, từ xa xưa cho đến nay, thôn Như Lệ là nơi có luật lệ nghiêm túc, có tôn ti trật tự, trở thành một nét đẹp văn hóa cộng đồng, ai ai cũng thừa nhận. Các dòng họ ở đây cũng răn dạy cháu con dù đi đâu về đâu cũng phải giữ được cốt cách của con người Như Lệ, giữ được gia phong truyền thống của dòng tộc. Ngày nay, trong cuộc sống hối hả của nền kinh tế thị trường, các dòng nhạc của ta và của Tây đã về với nông thôn, đến tận những miền quê mà người ta cứ ngỡ sẽ còn rất lâu mới thay đổi được tư duy của con người. Thôn Như Lệ cũng ở chung trong dòng chảy của xu thế xã hội ấy. Tôi đã gặp mấy cụ già ở đây, nghe các cụ hò lại những câu ngày xưa, lúc các cụ còn ở tuổi chưa vướng bận chuyện chồng con. Thì ra, các cụ ngày xưa cũng khoáng đạt, đa tình, hò hát giao duyên thâu đêm suốt sáng. Mạch sống của mảnh đất này cứ trào dâng, tươi trẻ, tràn trề trong những câu hò đối đáp nam nữ còn vọng mãi với thời gian; bên nam buông lời ướm hỏi:

- Hỡi em ơi...

Mấy lâu ni anh mắc đi trùng Giang, bể Thánh

Khác chi con chim Phụng Hoàng lạc cảnh non tiên

Em ơi! Nghiêng tai cho anh hỏi thử thuyền quyên

Con Tùng bấy lâu nay còn theo phụ mẫu

Hay thầy với mẹ đã định hướng duyên nơi nào?

Bên nữ kín đáo lời thưa:

- Hỡi anh ơi!

mẫu hề cúc ngã, sanh hề cúc giã

Ai ơi, phụ mẫu sinh ngã cù lao

Em đây đương còn giữ trọn má đào.

Tu niềm tiết hạnh, cắm sào đợi anh...

Giọng hò Như Lệ đi qua thời gian, làm đẹp thêm cung bậc cuộc đời. Giữa xô bồ cuộc sống, giọng hò ấy vẫn ngân vang một giai điệu riêng. Buồn vui của con người, của vùng đất đã in dấu qua mỗi điệu hò. Thuở nước mất nhà tan, giọng hò đau trong từng chữ từng câu. Thời đói khổ lầm than, điệu hò nghẹn lại giữa chừng, tức tưởi. Những ai có công sưu tầm giọng hò Như Lệ, chắc sẽ thấy rất rõ mỗi bước thăng trầm của xứ sở này qua từng mốc thời gian...Đến Hải Lệ, lượn quanh dòng chảy êm đềm của con sông Thạch Hãn, không thể không nghe về điệu hò đằm thắm mà dịu dàng, mộc mạc mà thông minh, tinh tế mà bác học. Hò Như Lệ là di sản văn hóa quý báu mà bao nhiêu thế hệ người con của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này đã tích lũy, sáng tạo và chắt chiu gìn giữ.

“Ai về Hải Lệ quê tôi

Nắng dòng Thạch Hãn bãi bồi dưa non

Đâu đây vọng tiếng ru con

Giọng hò Như Lệ vẫn còn vấn vương”

Trích hò Như Lệ

Thưa quý vị! Hò Như Lệ đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Quảng Trị, nhưng để điệu hò ấy mãi trường tồn cùng thời gian, cần có sự góp công sức, tâm huyết của nhiều người như mệ Ngô Thị Huế. Và không hiểu sao nhắc đến hò Như Lệ tôi lại nhớ đến bài hát “Giọng hò thương nhớ” của nhạc sĩ Lê Anh. Bài hát đã lay động tâm hồn với bao nỗi niềm khắc khoải cho những ai dằng dặc xa quê! Cứ mỗi lần nghe giọng hát ấy, vẫn những lời quen thuộc ấy lòng người sẽ cứ nôn nao, thẫn thờ nghĩ về một miền quê sông nước hay một vùng đất lắng sâu bao kỷ niệm vui buồn, nhớ nhớ thương thương không thể nguôi ngoai trong ký ức.

Bài hát: Giọng hò thương nhớ

Quý vị thân mến! Tiếng hát của ca sĩ Vân Khánh với một sáng tác của nhạc sĩ Lê Anh: Giọng hò thương nhớ đã khép lại 15 phút CT đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Hẹn gặp lại quý vị vào khung giờ này tuần sau cùng những làn điệu dân ca đặc sắc trên mọi miền đất nước Việt Nam thân yêu. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 20/08/2019 07:32 Lê Vĩnh Nhiên 20/08/2019 12:53

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà