Trang Nông nghiệp
Danh mục
Nông nghiệp nông thôn Quảng Trị
NỘI DUNG

NÔNG NGHIỆP, Nông thôn NGÀY  15-9- 2021

MC: Kính chào quý vị và các bạn! Bây giờ là thời lượng của CM Nông nghiệ, nông thôn QT. Chương trình tuần này,sau phần tin  có bài viết:TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐI TỪ NGHỊ QUYẾT. Bây giờ là nội dung chi tiết, kính mời bà con và các bạn cùng nghe!

                                                Nhạc cắt

T1:TRước hết, mời bà con và các bạn nghe phần tin, Hiện nay, tỉnh ta đang khuyến khích các nhóm hộ trồng rừng, chủ rừng tham gia xây dựng chứng chỉ rừng, quản lý rừng bền vững FSC để đưa Quảng Trị trở thành Trung tâm cung cấp gỗ nguyên liệu và chế biến gỗ từ rừng trồng ở khu vực miền Trung theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Theo đó, các Công ty Lâm nghiệp, các HTX, các nhóm hộ và hộ dân ở tỉnh ta đã tích cực thực hiện chương trình trồng rừng FSC, đến nay có trên 23.000 ha rừng FSC, chiếm 12% tổng diện tích rừng loại này của cả nước. Theo tính toán, từ khi trồng chăm sóc đến khai thác, mỗi ha rừng FSC đầu tư hết khoảng 30 triệu đồng, chu kỳ khai thác bình quân khoảng 10 năm, mỗi ha cho năng suất từ 170-200 tấn gỗ, trong đó, 70% cây gỗ có đường kính hơn 12 cm đủ tiêu chuẩn để chế biến thành nhiều sản phẩm xuất khẩu. Với giá bán 1,4 triệu đồng/tấn gỗ, sau khi trừ hết mọi chi phí, mỗi ha rừng FSC cho thu lãi trên 100 triệu đồng/ha, cao gấp hơn hai lần so với trồng rừng thông thường.

T2: Vụ Hè thu 2021, ước tính có hơn 1.250 ha sản xuất lúa thiếu nước tưới cần chuyển đổi. Việc chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa kém hiệu quả, đất lúa thiếu nước là một hướng đi quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Trong thời gian qua, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước trong Vụ Hè thu đã đạt được kết quả khá cao. Hàng năm toàn tình có hơn 150 ha đất lúa chuyển đổi sang các cây trồng cạn khác như: Ngô, đậu xanh, dưa hấu, rau màu... nhờ có sự quan tâm, nghiên cứu để có những giải pháp sát, đúng, phù hợp với từng chân đất, vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh, nên nhìn chung các loại cây trồng chuyển đổi đều cho năng suất, hiệu quả cao hơn so với sản xuất lúa, giá trị thu nhập mang lại cho người sản xuất tăng 12-14 triệu đồng/ha.

                                           Nhạc cắt

MC:Kính thưa bà con và các bạn!  Ngày 20/4/2017, Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025.  Trong quá trình thực hiện, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, sự vào cuộc của đông đảo người dân,việc thực hiện  Nghị quyết đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra những bước đột phá, đổi mới trong tiến trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 – 2020.Bài viết: TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐI TỪ NGHỊ QUYẾT, mời bà con và các bạn cùng nghe!

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, cơ bản các mục tiêu của Nghị quyết đều đạt so với kế hoạch đề ra, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực hiệu quả  trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.  Tốc độ tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 3,49%. Sản lượng lương thực bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 27,5 vạn tấn/năm. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 50%; đảm bảo cấp nước tưới cho trên 85% diện tích lúa 2 vụ với tần suất trên 85%; có 51 HTX nông nghiệp được chứng nhận HTX kiểu mới, 200/235 tổ hợp tác được chứng thực, đạt tỷ lệ 88%; có 57/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 56,4%, có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và không còn huyện không có xã đạt chuẩn. Cơ cấu sản xuất nông nhiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ liên kết hợp tác, cảnh quan nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.  Ông Hồ Xuân Hòe –GĐ sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị nói:

Ghi âm

Tái cơ cấu trên lĩnh vực trồng trọt đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, canh tác tự nhiên gắn với liên kết bền vững theo chuỗi giá trị. Nhiều nông sản có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu như: Gạo hữu cơ Quảng Trị, gạo canh tác tự nhiên Triệu Phong, Cao Dược liệu, Cà phê Khe Sanh Hồ tiêu. Năng suất, sản lượng, giá trị nhiều loại cây trồng tăng qua các năm. Giá trị sản xuất trên 1ha không ngừng tăng lên, năm 2020 đạt 60,6 triệu đồng/ha, cao hơn 5,3 triệu đồng/ha so với năm 2017. Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – chủ tch UBND xã Triệu Nguyên,  huyện Đakrông cho biết:

Ghi âm

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng từ 25,9% năm 2017 lên 31,68% năm 2020. Tỷ lệ đàn lợn nái ngoại năm 2020 đạt 31,2% (vượt mục tiêu NQ 30%), Chương trình cải tạo đàn bò đang mang lại hiệu quả thiết thực, tỷ lệ bò lai Zebu đạt 55,8% tổng đàn bò. Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh, toàn tỉnh hiện có gần 70 trang trại gia cầm, trong đó có trên 30 trang trại chăn nuôi gà thịt có liên kết. Đã hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi, dưới các hình thức chăn nuôi gia công, HTX chăn nuôi.

Lĩnh vực thủy sản đến nay các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, công nghệ sinh học, có liên kết được triển khai nhân rộng và mang lại hiệu quả cao, sản lượng bình quân đạt từ 20-30 tấn/ha/vụ, lợi nhuận bình quân 500 triệu -1,1 tỷ đồng/ha. Tổng sản lượng thủy sản tăng từ 30.780 tấn năm 2017 lên 35.040 tấn năm 2020. Giá trị sản xuất ngành tôm không ngừng được tăng lên, đạt mức 900 tỷ đồng năm 2019.

Công tác nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng được quan tâm đầu tư, đã nâng diện tích rừng trồng sản xuất từ 65.932,9ha vào năm 2016, tăng lên hơn 86.200 ha vào năm 2020. Năm 2015, toàn tỉnh chỉ có 9.589 ha rừng có chứng chỉ FSC, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 20.150,1 ha rừng có chứng chỉ FSC, tăng 110%. Việc cấp chứng chỉ rừng đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng, ổn định đầu ra cho các sản phẩm từ rừng. Ông Nguyễn Thể - GĐ HTX Phú Hưng, xã Hải Phú, Hải Lăng  chia sẻ:

Ghi âm

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hiện trạng NTM có sự thay đổi rõ rệt. Đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 57/101 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm tỷ lệ 56,4%). Số tiêu chí đạt bình quân là 16,01 tiêu chí/ xã, tăng 12,41 tiêu chí so với năm 2010, tăng 4,31 tiêu chí so với năm 2015. Huyện Cam Lộ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2019 (vượt chỉ tiêu trước 01 năm). Có 8/8 huyện, thị xã đã có xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó huyện Đakrông có 01 xã đã đạt chuẩn (xã Triệu Nguyên đạt chuẩn năm 2020); đạt mục tiêu Nghị quyết về không còn huyện không có xã đạt chuẩn NTM.ông Trần Đông – PCT UBND xã Triệu Trạch, Triệu Phong chia sẻ thêm:

Ghi âm

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Một số chỉ tiêu thành phần chưa đạt so với Nghị quyết đề ra;  hiện trạng quy mô sản xuất một số nơi vẫn còn nhỏ lẽ, thiếu tính liên kết vùng; chất lượng, mẫu mã, thương hiệu một số sản phẩm chủ lực chưa bắt kịp nhu cầu ngày càng cao của thị trường; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn thiếu đồng bộ; nguồn lực đầu tư để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.Ông Hồ Xuân Hòe - GĐ sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị cho biết:

Ghi âm

 

Trong thời gian tới, với những giải pháp, cách làm, bước đi phù hợp, tin rằng tỉnh Quảng Trị sẽ thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; hướng đến nền một nền nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại.

MC: Đến đây thời lượng của chuyên mục Nông nghiệp, nông thôn QT xin được tạm dừng. Cảm ơn bà con và các bạn đã quan tâm theo dõi!

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 13/09/2021 16:08 Lê Vĩnh Nhiên 13/09/2021 17:06

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà