Lao động và Việc làm ( CM truyền hình hợp đồng)
Danh mục
An toàn lao động và việc làm
NỘI DUNG

Chuyên mục Lao động và việc làm

Hỗ trợ thanh niên vùng cao xuất khẩu lao động

 Thưa QV & CB! Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp tích cực triển khai thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó đặc biệt quan tâm đến lực lượng lao động, thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với nhiều chương trình, chính sách của Nhà nước, xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã và đang giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) ở 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Trước kia, do có hơn một nửa số hộ là người DTTS nên đời sống bà con ở xã Hướng Phùng huyện Hướng Hóa gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng khoảng chục năm trở lại đây, bộ mặt nông thôn đã đổi khác với những ngôi nhà cao tầng khang trang. Có được kết quả đó một phần lớn là nhờ số tiền gửi về của người thân đi XKLĐ. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, trở thành hộ khá cũng nhờ làm việc ở nước ngoài. Các gia đình ở đây khi nhìn thấy được lợi ích của XKLĐ đã tự tin hơn trong việc đăng ký và đầu tư cho con em mình đi XKLĐ.

 Anh Trần Văn Hợp ở xã Hướng Phùng huyện Hướng Hóa là một trường hợp như thế. Trước đây vì không có nghề nghiệp nên tại địa phương anh không tìm kiếm được việc làm chỉ bám vào nương rẫy để kiếm sống nên thu nhập không ổn định. Ngay sau khi dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát, anh đã đăng ký đi XKLĐ tại Nhật Bản, hiện tại anh đã hoàn thành khóa học tiếng, qua được vòng phỏng vấn và đang chuẩn bị cho chuyến bay sang Nhật để làm việc.

Phỏng vấn

Anh HỒ VĂN HỢP

Xã Hướng Phùng – Hướng Hóa – Quảng Trị

Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia giúp người DTTS phát triển kinh tế, tỉnh ta đề ra Chiến lược giải quyết việc làm cho người DTTS, trong đó xác định XKLĐ là hướng đi quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Kết quả công tác giải quyết việc làm tính đến ngày 31/10/2022, toàn tỉnh có 14.656 lao động được tạo việc làm mới, trong đó: 6.260 lượt lao động làm việc trong tỉnh, 6.065 lượt lao động làm việc ngoài tỉnh và 2.331 lao động làm việc ở nước ngoài.

Trên thực tế, lao động là người DTTS phần lớn có trình độ thấp nên thị trường xuất khẩu chính tập trung vào những quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu không cao như: Đài Loan, Malaysia và khu vực Trung Đông. Đây là những nước có chi phí xuất cảnh không cao, yêu cầu tuyển chọn ít khắt khe. Vì vậy hằng năm, Ban Dân tộc phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các huyện được thụ hưởng chính sách cho đồng bào DTTS tuyên truyền, định hướng việc làm cho người dân. Thu hút, giới thiệu doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về địa phương tuyển dụng. Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đối với bà con như học nghề, học ngoại ngữ; nâng cao chất lượng lao động, mở rộng thị trường làm việc ở những nước có thu nhập cao.

Tại 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích người dân đi XKLĐ như: Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, tổ chức các buổi tuyên truyền về cơ hội việc làm trong và ngoài nước cho người dân trên địa bàn nhiều xã biết và tham gia; phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm chuẩn bị tốt tay nghề cho người lao động, đáp ứng thị trường lao động ngoài nước. Để thúc đẩy việc xuất khẩu lao động phát triển chất lượng, hiệu quả, tỉnh Quảng Trị đã kêu gọi những doanh nghiệp, đơn vị có uy tín phối hợp mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ giải quyết việc làm cấp huyện, xã, trưởng thôn và người đứng đầu Mặt trận tổ quốc Việt Nam,  đoàn thể…về công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính nhờ việc tuyên truyền sát thực, hiệu quả nên việc tham gia xuất khẩu lao động đã được nhiều lao động, thanh niên quan tâm, có nhu cầu tham gia.

PV…

Thời gian gần đây, việc người lao động tự ý bỏ hợp đồng để cư trú và làm việc bất hợp pháp hoặc hết hợp đồng nhưng không chịu về nước còn xảy ra khá phổ biến, đa số là ở Hàn Quốc, một số ít diễn ra ở Nhật Bản. Việc làm này đã vi phạm pháp luật nước sở tại. Nhiều trường hợp bị lực lượng chức năng các nước sở tại bắt giữ, phạt hành chính, trục xuất… và nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng đến uy tín ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam. Phía các nước này có thể sẽ cắt hợp đồng liên kết xuất khẩu lao động và không nhận lao động từ tỉnh. Chính vì thế, việc tuyên truyền về xuất khẩu lao động là hết sức cần thiết. Và đặc biệt đối với lao động, thanh niên nông thôn thì ngoài tuyên truyền, các đơn vị tư vấn còn có nhiều chính sách đặc thù.

PV:

Tính từ năm 2015 đến tháng 9/2022, tỉnh Quảng Trị có 11.138 lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tổng số tiền người lao động gửi về cho gia đình khoảng 5.000 tỷ đồng. Trước thực tế nguồn lao động dồi dào, nhu cầu người lao động ra nước ngoài làm việc ngày càng tăng, công tác xuất khẩu lao động được các địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược và quan trọng để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Thực tế ở vùng miền núi Đakrông và Hướng Hóa, lực lượng lao động dồi dào, có sức khỏe nhưng thiếu đất, thiếu vốn, thiếu nghề, cộng với trình độ văn hóa thấp, nhận thức về hướng đi cho tương lai chưa rõ ràng dẫn đến nhiều thanh niên rơi vào tình trạng thất nghiệp, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp khiến họ không thể thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Vì thế, xuất khẩu lao động chính là cơ hội để lao động, thanh niên nông thôn có việc làm ổn định, có cơ hội thoát nghèo. Cũng chính vì thế mà cần thiết phải có sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị để họ có thể đảm bảo các điều kiện thiết yếu khi tham gia./.

Chào cuối

Đón xem:

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp tích cực triển khai thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó đặc biệt quan tâm đến lực lượng lao động, thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với nhiều chương trình, chính sách của Nhà nước, xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã và đang giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) ở 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Chuyên mục Lao động và việc làm được phát sóng vào 20h20’ Chủ nhật ngày 20/11 trên sóng TH của Đài PTTH Quảng Trị, mời Qv & các bạn đón xem.

                            

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 16/11/2022 11:13 Lê Vĩnh Nhiên 21/11/2022 09:59
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà