Thơ pt 15/12
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thơ pt 15/12 -Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay". Trong ct này, chúng ta cùng tìm hiểu một bài thơ hay của nhà thơ Hoàng Cầm , ct được phát sóng vào ngày thứ năm : 15/12, vào lúc 11g 10 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Hà biên tập , mời quý vị và các bạn đón nghe -Ptv dẫn: *Những người thực hiện ct: đến với bài thơ hay xin kính chào quý thính giả ! Trong ct hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu một nhà thơ nổi tiếng và một bài thơ nổi tiếng của ông, bài viết của Xuân Dũng, chúng ta cùng theo dõi. *Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đến với bài thơ hay, ct này do Việt Hà bt, với sự tham gia thực hiện của... thân ái chào tạm biệt.

            HOÀNG CẦM VỚI BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG.

                                                                                        (Xuân Dũng)

   Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922, mất 6/5/2010, sinh tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh, đến năm 1938 thì ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.

Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại đây, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.

Tháng 8/1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch. Tháng 10/1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4/1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm”, ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi. Ông mất ngày 5/5/2010.

Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam QuanKiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông,Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.

Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi. Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.

   Nhắc đến nhà thơ Hoàng Cầm độc giả văn học nhớ ngay đến các thi phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của ông như Bên kia sông Đuống, Lá diêu bông...được nhiều thế hệ người đọc Việt Nam truyền tụng.

   Bài thơ "Bên kia sông Đuống" sáng tác năm 1948 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ như mộ trường ca đẹp, giàu chất thơ và bi tráng khi khắc họa hình ảnh quê hương mà hình tượng bao trùm lên tất cả chính là con sông Đuống.

   Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay

   Đó là cảm xúc nhớ tiếc khi quê hương quan họ được tái hiện qua nỗi nhớ, qua ký ức không bao giờ phai nhạt. Phát hiện nhà thơ hay cách nói thi ca đầy ấn tượng và ám ảnh: sông Đuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ...

   Và rồi sông Đuống mải miết trôi trong thơ và trong nỗi nhớ, hoài mong của cả bao người:

   Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa trăm ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?

   Cả một quê nhà đẹp như tranh đã tan tác trong chiến tranh, trong khói lửa của quân thù muốn giày xéo đất nước Việt Nam lần nữa. Nhưng dẫu đau thương, mất mát, người dân vẫn chiến đấu đến cùng để giành lại đất đai và phẩm giá làm người, vào thắng lợi sau cùng.

   Chân trời đã tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu nỗi đời

   Những rác rưởi ngoại xâm, những gì phản nhân đạo và vô văn hóa mang tính chất ngoại lai, nô dịch rồi sẽ qua đi, cũng như bao đau thương, mất mát của quê hương đất nước rồi sẽ lùi vào dĩ vãng. Đó là khúc khải hoàn ca khi cuộc trường chinh gian khổ cập được bến bờ thắng lợi hoàn toàn. Thanh bình, anh lành sẽ về với mọi người, mọi nhà, trở lại với con sông Đuống gần gũi và yêu thương.

Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.

   Trường ca đã kết thúc trong tiếng hoan ca reo mừng chiến thắng. Chính nhờ tinh thần bền bỉ, lạc quan, chính nhờ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng đến tận cùng mà chúng ta đã giành lại sông Đuống, để có một kết thúc như bao người mong đợi.

 

Bài thơ: Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm - Tôn Nữ Lệ Ba - YouTube

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 13/12/2022 12:00 Nguyễn Việt Hà 23/12/2022 14:35

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà