Sức khỏe đời sống 24 11 2019 – Tự ý mua thuốc nên hay không
Danh mục
Sức khỏe và đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Sức khỏe và đời sống, CM đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình này trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Thúy Hằng này, chắc hẳn trong cuộc sống chúng ta bạn đã từng thấy có người tự ý đến tiệm thuốc tây để mua thuốc điều trị bệnh đúng không? Vâng cũng có rồi chị Như Quỳnh ạ, mà nói thật những người thân, hay hàng xóm, bạn bè của Thúy Hằng cũng thi thoảng vẫn đến các tiệm thuốc để mua. Nhất là với những bệnh thông thường, hay gặp thì đến tiệm thuốc chúng ta chỉ cẩn nói rõ bệnh tình của mình thì chủ cửa hàng sẵn sàng kê đơn và bán. Theo tôi thì việc tự ý đến mua thuốc để điều trị bệnh rất nhanh và tiện khi không phải đến cơ sở y tế, thủ tục rườm rà, chờ đợi lâu. Tuy nhiên, với hiệu quả lâu dài thì việc tự ý mua thuốc như vậy có nên hay không thì những người thực hiện chương trình cùng với chuyên gia y tế sẽ bàn tới trong chuyên mục sức khỏe đời sống tuần này. Trước hết là một số thông tin trên lĩnh vực y tế và sức khỏe mà PV chuyên mục vừa tổng hợp, quý vị và các bạn cùng nghe.

Sức khỏe đời sống 24 11 2019 – Tự ý mua thuốc nên hay không

Kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Sức khỏe và đời sống, CM đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình này trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Thúy Hằng này, chắc hẳn trong cuộc sống chúng ta bạn đã từng thấy có người tự ý đến tiệm thuốc tây để mua thuốc điều trị bệnh đúng không?

Vâng cũng có rồi chị Như Quỳnh ạ, mà nói thật những người thân, hay hàng xóm, bạn bè của Thúy Hằng cũng thi thoảng vẫn đến các tiệm thuốc để mua. Nhất là với những bệnh thông thường, hay gặp thì đến tiệm thuốc chúng ta chỉ cẩn nói rõ bệnh tình của mình thì chủ cửa hàng sẵn sàng kê đơn và bán.

Theo tôi thì việc tự ý đến mua thuốc để điều trị bệnh rất nhanh và tiện khi không phải đến cơ sở y tế, thủ tục rườm rà, chờ đợi lâu. Tuy nhiên, với hiệu quả lâu dài thì việc tự ý mua thuốc như vậy có nên hay không thì những người thực hiện chương trình cùng với chuyên gia y tế sẽ bàn tới trong chuyên mục sức khỏe đời sống tuần này. Trước hết là một số thông tin trên lĩnh vực y tế và sức khỏe mà PV chuyên mục vừa tổng hợp, quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Phần tin

Tin 1 - Quảng Trị có trên 5.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết

Tính đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị có trên 5.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết và đã có một trường hợp tử vong nghi mắc căn bệnh truyền nhiễm này. Trong đó, tập trung tại TP Đông Hà, huyện Triệu Phong và huyện miền núi Hướng Hoá.

Sở Y tế Quảng Trị khuyến cáo người dân, trước tình hình bệnh sốt xuất huyết bùng phát và diễn biến phức tạp như hiện nay, khi có sốt hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị kịp thời.

Tin 2 - Xã A Bung, huyện Đakrông vừa tổ chức Lễ phát động Xây dựng cộng đồng an toàn phòng chống tai nạn thương tích.

Để tiếp tục duy trì các tiêu chí về cộng đồng an toàn, trong thời gian tới, Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện Đakrông sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác phòng chống TNTT đặc biệt là những TNTT liên quan đến trẻ em. Cùng với đó, phát hiện những nguy cơ gây TNTT để kịp thời can thiệp và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng phòng chống TNTT trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Triển khai nhân rộng các mô hình an toàn phòng chống TNTT trẻ em phát huy hiệu quả. Qua đó, xây dựng môi trường an toàn, các mô hình "Ngôi nhà an toàn", "Trường học an toàn", "Cộng đồng an toàn", từng bước kiểm soát tình hình TNTT trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên địa bàn. Phấn đấu đến tháng 12/2020, xã A Bung được công nhận cộng đồng an toàn theo 5 tiêu chuẩn Việt Nam.

Tin 3 - Quảng Nam gửi công văn khẩn yêu cầu ngừng sử dụng thuốc gây tê

TPO - Sở Y tế Quảng Nam vừa có công văn khẩn gửi các cơ sở y tế trên địa bàn tạm thời ngưng sử dụng thuốc Bupivacaine wpw spinal 0,5% heavy sau sự cố y khoa tại Đà Nẵng.

Theo đó, Sở yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tạm thời ngừng sử dụng thuốc Bupivacaine wpw spinal 0,5% heavy do Ba Lan sản xuất, Công ty CPDP Trung ương CPC1- Chi nhánh Đà Nẵng cung ứng trong thời gian chờ kết quả trả lời mẫu kiểm nghiệm thuốc này của Viện Kiểm nghệm Trung ương.

Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi cũng đã “lên tiếng” về việc sử dụng loại thuốc này. Theo bệnh viện, quá trình sử dụng thực tế lâm sàng trên người bệnh tại bệnh viện có những biểu hiện như: mạch nhanh, tụt huyết áp kéo dài, hiệu quả giảm đau không tốt, độ giản cơ không tốt.

Bệnh viện cũng lưu ý thêm, một số địa phương như Long An, Bến Tre, Cần Thơ có trường hợp gây sốc, co giật. Vì vậy, bệnh viện đề nghị Sở Y tế tỉnh có ý kiến chỉ đạo về việc sử dụng loại thuốc Bupivacaine wpw spinal 0,5% heavy tại bệnh viện.

Tin 4 - Mới đây, Liên đoàn Y Tế Mỹ đã kêu gọi một lệnh cấm ngay lập tức với các loại thuốc lá điện tử. Trong một cuộc họp tại San Diego, Liên đoàn Y Tế Mỹ (AMA) đã vận động các nhà làm luật thi hành chính sách cấm thuốc lá điện tử ở các tiểu bang và liên bang. Theo AMA, ngày càng có nhiều thiếu niên sử dụng thiết bị này và nó đặc biệt gây hại cho sức khỏe.

Sự bùng phát của bệnh phổi khiến các nhà khoa học nhận ra rằng hiện có rất ít những bằng chứng về tác hại ngắn hạn và dài hạn của thuốc lá điện tử. Khoảng 2100 người mắc bệnh và 42 người đã thiệt mạng.

Thuốc lá điện tử lần đầu xuất hiện tại Mỹ vào một thập kỷ trước và phát triển vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác hại lâu dài của nó. Theo Stephanie Caccomo - cán bộ báo chí thuộc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, cục này vẫn đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn việc thanh thiếu niên lạm dụng thuốc lá điện tử.

Nhạc cắt

Bài 1 – Quan điểm của người dân khi sẵn sàng tự ý mua thuốc chữa bệnh

Thưa quý vị và các bạn! Ngày nay, với việc phát triển khá nhiều cửa hàng thuốc tây, nhiều loại thuốc từ chữa bệnh đến bổ sung dinh dưỡng, các chất cần thiết cho cơ thể, chúng ta rất dễ dàng đến các cửa hàng để tự mua thuốc điều trị bệnh. Với nhiều người dân, thì việc tự ý mua thuốc để điều trị bệnh luôn là điều dễ hiểu bởi sự tiện lợi khi đến các cửa hàng. Ngoại trừ những mệnh nặng, cần phải mổ xẻ và điều trị bởi bác sỹ với chuyên môn kỹ thuật cao, còn những bệnh thông thường thì chỉ cần đến tiệm thuốc và nói rõ bệnh, chủ cửa hàng sẽ kê đơn theo nhu cầu túi tiền của mình. Trong bài viết sau của Pv Minh Hiển sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về quan điểm của một số người dân khi đến mua thuốc tại các cửa hàng thuốc tây. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Chị Nguyễn Thị Túy, khu phố 9, Đông Lễ, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là người rất bận rộn khi vừa làm nông vừa buôn bán. Sau thời gian làm ruộng và chăn nuôi ở nhà, chị giành thời gian buôn hàng từ chợ đầu mối về các chợ trên địa bàn thành phố Đông Hà để bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Công việc bận rộn khiến cho chị cũng quên đi việc chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Dù đã có thẻ bảo hiểm và mua bảo hiểm nhân thọ có quyền lợi hưởng chi phí điều trị bệnh khi nằm viện nhưng chị Túy vẫn rất ít khi nằm viện nếu không may bị bệnh. Biện pháp tốt nhất mà chị Túy chọn đó là ra tiệm thuốc, nêu rõ bệnh tình, chủ tiệm thuốc sẵn sàng kê đơn để chị về nhà tự uống. Tất nhiên, cũng có những lần chị nhanh khỏi nhưng không ít lần chị phải vào viện điều trị bởi dùng thuốc tự mua không phải lúc nào cũng hiệu quả. Chị Nguyễn Thị Túy, khu phố 9, Đông Lễ, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chia sẻ thêm:

Trích băng:

Với chị Nguyễn Thị Ly, phường 2, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị thì cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi luôn xem các cửa hàng thuốc tây là nơi cứu cánh mỗi khi chị bị bệnh. Chị Ly cho biết, với những bệnh nặng, chị sẽ vào viện điều trị. Vì khi có bảo hiểm thì sẽ được chi trả đầy đủ quyền lợi dù có nằm viện hay khám, mua thuốc về nhà điều trị. Tuy nhiên, với những bệnh thông thường như cảm cúm, sổ mũi, hắt hơi hay nhức đầu, chóng mặt chị đến tiệm thuốc tây để mua thuốc uống điều trị bệnh. Chị Ly cho rằng, với những bệnh hay gặp thì không cần đến bệnh viện vì sẽ mất nhiều thời gian bởi thủ tục rườm rà, nhà xa cơ sở y tế nên đến tiệm thuốc tây là chọn lựa nhanh nhất của chị. Không những với bản thân mình, khi con cái đau ốm những bệnh nhẹ, chị vẫn thường xuyên đến tiệm thuốc để mua về điều trị cho con mình. Chị Nguyễn Thị Ly, phường 2, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị cho biết thêm:

Trích băng:

Đơn cử chỉ hai trong số rất nhiều trường hợp mà chúng tôi chia sẻ ở trên, có thể thấy việc đến tiệm thuốc tây và tự điều trị bệnh hầu như khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Còn với các nơi, không chỉ tự đến tiệm mua thuốc điều trị bệnh thông thường mà không ít trường hợp không thực hiện điều trị theo đúng phác đồ của các bệnh viện mà tự ý tìm hiểu, sử dụng thuốc đã gây không ít hậu quả nghiêm trọng. Trước khi nghe chia sẻ của chuyên gia y tế, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng nghe một số hậu quả khi tự ý sử dụng thuốc mà phóng viên chuyên mục đã tổng hợp trên trang web đaioanket.vn:

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều trường hợp tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không đúng liều, không đúng chỉ định chế phẩm có chứa corticoid tại phòng khám tư nhân, đông y gia truyền trong thời gian dài để chữa các bệnh xương khớp, gout, hen phế quản, bệnh hệ thống. Việc lạm dụng quá liều lượng sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như suy tuyến thượng thận, xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, xẹp đốt sống, gù vẹo cột sống, thậm chí làm chậm quá trình phát triển trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Một ca bệnh điển hình gần đây là cháu bé Nguyễn T.D. (5 tuổi, trú tại Sông Mã, Sơn La) nhập BV Nội tiết Trung ương trong tình trạng béo phì, mặt nặng, mọc lông và rậm lông vùng mặt và mép. Người nhà cho biết, trước đó, cháu ho và sốt, khám và điều trị tại BV tuyến huyện nhưng chưa khỏi hoàn toàn. Sau đó, người nhà tự ý đưa trẻ tới phòng khám tư tại địa phương và được nhân viên y tế tại đây cho tiêm corticoid 4 ngày liên tục, mỗi ngày 2 mũi không rõ liều lượng. Sau khi tiêm, trẻ đỡ ho nhanh, tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, trẻ bắt đầu có dấu hiệu nặng mặt, ăn khỏe hơn bình thường, tăng 3-4kg, tóc mọc thấp, xuất hiện ria mép. Gia đình đã đưa trẻ đến khám tại BV Nội tiết Trung ương và được chẩn đoán suy thượng thận do sử dụng corticoid. Sau vài ngày điều trị tại BV, chức năng tuyến thượng thận của trẻ đã hồi phục và sau 1 tuần, chức năng tuyến thượng thận bình thường.

Trước đó chưa lâu, BV Hùng Vương - Phú Thọ cũng tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi 17 tháng tuổi (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) bị suy thượng thận cấp. Nguyên nhân bất ngờ là do cha mẹ tự ý cho con uống thuốc ho chứa corticoid. Mẹ cháu bé cho bác sĩ biết, do con trai thường xuyên bị tiêu chảy, ho, viêm họng nên gia đình đã tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Sau uống, bé khỏi ngay nên mỗi khi bé bị ho chị lại tiếp tục tự mua thuốc cho con uống. Sau 2 tháng, gia đình thấy con tăng cân bất thường mà vẫn thường xuyên ho và viêm họng nên đưa bé đến viện khám. Bé được chẩn đoán bị suy thượng thận cấp, cần nhập viện điều trị. Hỏi người mẹ về loại thuốc tự mua cho con uống trị ho, chị này nói không biết tên loại thuốc cụ thể, chỉ thấy thuốc có dạng hình tròn màu hồng, uống với liều lượng 4 viên/ngày. Bác sĩ cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do bé được điều trị bằng thuốc có chứa corticoid kéo dài gây biến chứng suy thượng thận.

Đầu năm 2019, tại BV Bạch Mai đã ghi nhận trường hợp tử vong do tự ý điều trị đái tháo đường bằng viên “tiểu đường hoàn”. Theo lời kể của người nhà, cách đây 3 năm, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, nhưng không điều trị bằng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ mà dùng thuốc “tiểu đường hoàn”, mỗi ngày uống 8 viên. Trước đó, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn, gia đình đưa bệnh nhân vào BV 354 điều trị. Sau đó, bệnh nhân đau bụng nhiều, khó chịu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, được chẩn đoán sốc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, suy đa tạng, được điều trị tích cực, lọc máu 4 lần nhưng tình trạng không được cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai). Sau đó, bệnh nhân đã được điều trị tích cực để duy trì sự sống hoàn toàn nhờ máy như hỗ trợ tim phổi nhân tạo, lọc máu liên tục. Tuy nhiên, đến đêm bệnh nhân đã không qua khỏi.

Qua một số trường hợp điển hình trên chúng ta có thể thấy tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc như thế nào. Chính vì vậy theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì người dân không nên tự ý mua thuốc mà cần phải đến các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám và điều trị khi bị bệnh. Để hiểu rõ hơn về điều này, phóng viên chuyên mục đã có bài viết qua chia sẻ của bác sỹ Hoàng Thị Diệu Trinh, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm y tế thành phố Đông Hà, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Hiện nay, cũng như nhiều địa phương khác, trên địa bàn thành phố Đông Hà có khá nhiều người dân bị mắc các bệnh mùa mưa, trong đó điển hình là dịch sốt đang ngày một gia tăng. Không chỉ sốt xuất huyết mà sốt siêu vi hay một số loại sốt khác đã làm cho nhiều người phải đến bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên, trong cộng đồng, không ít trường hợp đã tự ý điều trị bệnh khi mình có biểu hiện sốt, nhức mỏi, chán ăn, sút cân và không tốt về sức khỏe. Nhiều người dân khi thấy người nhà mình có biểu hiện của sốt cũng đã tự ý mua thuốc hạ sốt mà không đưa đến khám ở bệnh viện để được chỉ định điều trị theo phác đồ của y tế. Chia sẻ về điều này, bác sỹ Hoàng Thị Diệu Trinh, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm y tế thành phố Đông Hà cho biết:

Trích băng:

Không chỉ là bị sốt, với một số bệnh khác, nhiều người dân cũng tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà. Với những loại bệnh thông thường, họ thường đến các cửa hàng thuốc tây và được chủ cửa hàng hay nhân viên y tế hướng dẫn tận tình, và kê đơn để người bệnh có thể uống, điều trị bệnh mà không cần phải đến đến bệnh viện. Vô tình, người bệnh và người nhà bệnh nhân đã tự ý xem các nhân viên bán thuốc và các chủ tiệm thuốc là bác sỹ để chẩn đoán bệnh và sẵn sàng kê đơn để uống, điều trị bệnh. Tất nhiên, điều này không được khuyến cáo của các chuyên gia y tế. Bởi với mỗi loại bệnh khác nhau, nếu người bệnh không đến đúng nơi, đúng bác sĩ và đúng thuốc thì sẽ gây phản ứng ngược hay nặng hơn là gây ra hậu quả nặng nề. Bác sỹ Hoàng Thị Diệu Trinh, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm y tế thành phố Đông Hà khuyến cáo:

Trích băng:

Nhạc cắt

Tư vấn sức khỏe

Thưa quý vị và các bạn! Với những gì chúng tôi chia sẻ trong chuyên mục hôm nay, chắc hẳn chúng ta đều một phần hiểu được tác hại của việc tự ý mua thuốc để điều trị bệnh mà không đến cơ sở y tế uy tín đề được thăm khám và điều trị kịp thời. Với nội dung này, cũng đã có không ít người băn khoăn, thắc mắc rằng với những bệnh nặng thì đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị là điều tất yếu, tuy nhiên, những bệnh thông thường thì có thể mua thuốc về nhà điều trị như hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, ngứa hay chóng mặt, nhức đầu.v.v. Xung quanh nội dung này, bác sỹ Hoàng Thị Diệu Trinh, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm y tế thành phố Đông Hà tư vấn như sau, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Trích băng:

Chào kết

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 21/11/2019 22:34 Nguyễn Thị Bảo 21/11/2019 22:34
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà