âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

   QRTV giới thiệu

Thưa quý vị và các bạn, Mùa đông về đem theo tiết trời lạnh giá. Tia nắng tinh nghịch ngày hè đã chạy đi đâu để lại trên bầu trời chỉ có một màu xám xịt. Đám mây trắng cũng chẳng còn vui vẻ, mà buồn bã trôi lững thững. Những cơn gió mùa đông bắc kéo về đem theo không khí lạnh. Ngoài đường, Những chiếc lá cây đã chuyển vàng rồi rụng hết từ cuối mùa thu. Nhưng mùa đông còn giúp cho những mầm non được ấp ủ. Chúng chờ đón xuân về để căng tràn sức sống. Mùa đông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ viết nên những giai điệu nổi tiếng

Với chủ đề “ Nỗi nhớ mùa đông”, kính mời quý vị  và các bạn đón nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 17 h ngày thứ sáu 3/12/2021 và phát lại vào 16 h ngày chủ nhật 5/12/2021.

                  

                     CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                   ( 3/12/2021)- Chủ đề “ Nổi nhớ mùa đông               

                                      Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

MC: Kính chào quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” vào lúc 17 h ngày thứ sáu và 16 h ngày chủ nhật hàng tuần. chương trình phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, Radio FM tần số 92,5 Mhg. Rất mong sự đồng hành của quý vị và các bạn.

Thưa quý vị, Mùa đông về đem theo tiết trời lạnh giá. Tia nắng tinh nghịch ngày hè đã chạy đi đâu để lại trên bầu trời chỉ có một màu xám xịt. Đám mây trắng cũng chẳng còn vui vẻ, mà buồn bã trôi lững thững. Những cơn gió mùa đông bắc kéo về đem theo không khí lạnh. Ngoài đường, Những chiếc lá cây đã chuyển vàng rồi rụng hết từ cuối mùa thu. Nhưng mùa đông còn giúp cho những mầm non được ấp ủ. Chúng chờ đón xuân về để căng tràn sức sống.

MC: Vâng, thưa quý vị, mùa đông là chủ đề được nhiều nhạc sĩ khai thác và luôn được người hâm mộ tìm nghe mỗi dịp thu đi, đôngvề. Không khí lành lạnh những ngày đông càng khiến tâm hồn mỗi người trở nên mơ hồ, bâng khuâng. Lúc này, âm nhạc là liều thuốc tốt nhất để giải tỏa những suy tư ấy, đặc biệt là những bài hát viết về chính cảm xúc ta đang có.

Với chủ đề “ Nỗi nhớ mùa đông”, trong chương trình hôm nay, kính mời quý vị  và các bạn cùng lắng lại lòng mình để thưởng thức câu chuyện về tình yêu và cuộc sống qua các nhạc phẩm sống mãi với thời gian.

1. Kỷ thuật viên phát bài hát “ Bản tình ca mùa đông” nhạc sỹ Trầm Tử Thiêng, Nguyễn Tuấn Hưng thể hiện

MC: Thưa quý vị và các bạn: Trong số các bài hát có chủ đề mùa đông, “Bài Tình Ca Mùa Đông” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để lại dấu ấn khó phai đối với người yêu nhạc bằng giai điệu tango man mác nỗi niềm tiếc nuối. Ca khúc nổi tiếng qua các giọng hát Lệ Thu, Khánh Ly, hoặc của Ngọc Lan mà quý vị vừa thưởng thức, được biết câu chuyện này cũng là câu chuyện tình buồn của chính tác giả, một chuyện buồn thương thật dài theo năm tháng. Có lẽ vì là câu chuyện có thật nên bài hát có lời ca rất day dứt, khắc khoải…
MC: Mùa đông về cùng với những kỷ niệm giăng ngập trong đêm mưa lạnh giá. Bên ngoài là tiếng mưa và tiếng nhạc đêm đông rả rích. Bên trong là nỗi nhớ không thể nào vơi. Mùa đông xứ người rất lạnh, nay càng thêm lạnh trong tiếng nhạc Tango mang đầy nuối tiếc. Trầm Tử Thiêng đã chọn điệu Tango cho bài tình ca mùa đông của mình, khắc khoải càng thêm khắc khoải, cô đơn càng thêm cô đơn.

2. Kỷ thuật viên phát bài hát “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)- Quang Dũng thể hiện

MC: Vâng, quý vị và các bạn vừa nghe nam ca sỹ Tuấn Ngọc thể hiện rất hay ca khúc Chiếc lá cuối cùng của nhạc sỹ Tuấn Khanh. Ca khúc Chiếc lá cuối cùng của nhạc sĩ Tuấn Khanh rất được công chúng ưa thích. Song ít người biết rằng hoàn cảnh ra đời của ca khúc này lại rất kỳ lạ... hiếc lá cuối cùng tuy được sáng tác vào năm 1962 nhưng lại mang âm hưởng cùa dòng nhạc tiền chiến, ca từ đẹp như thơ: “Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng? Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang. Trời vào thu tiễn em sầu lạnh giá. Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa...”

MC: Có mấy ai khi hát Chiếc lá cuối cùng đến đoạn cuối mà không thấy hồn mình chạm vào nỗi vấn vương: Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói? Chỉ nghe em nói nhỏ trở về thôi... Thương làm sao giữa một không gian vắng lặng, chỉ có tiếng gió lùa những chiếc lá run rẩy trên cành. Và khi chiếc lá cuối cùng theo gió cuốn vào hư không cũng là lúc cô gái thầm thì: “Mình về thôi anh!”. Chia tay giây phút ấy cũng là dấu chấm hết cho một mối tình. Cho nên, tuy cô gái nói vậy nhưng ai cũng biết họ còn lưu luyến nhau quá, không nỡ rời...

3. Kỷ thuật viên phát bài hát “Mùa Đông của anh” (nhạc sĩ Trần Thiện Thanh), BẰNG KiỀU và Mình Tuyết thể hiện

MC: Vâng, Trời đã bắt đầu trở lạnh, một mùa đông nữa lại đến, đừng cơn gió nhẹ khẽ lướt qua, mang theo cái lành lạnh của khí trời đông… Một chút không khí se lạnh, một chút mong manh của sương sớm cũng đủ làm một ai đó phải chạnh lòng. Bởi người ta thường nói mùa đông là mùa của nỗi buồn và sự cô đơn. Mùa đông dễ dàng đưa ta lạc vào một ngăn tủ của ký ức nào đó tình cờ được gọi là nỗi nhớ. Từng cơn mưa và cái se lạnh của mùa đông đủ để mỗi người trong chúng ta thả hồn về với miền nhớ… từng câu hát quen thuộc vang lên mỗi khi mùa đông đến:

MC: Mùa đông đến mang theo cái bầu không khí se lạnh, sẽ thật ấm nếu có bàn tay ai đó nắm chặt và sưởi ấm trong những ngày tiết trời lạnh giá. Người ta thường sợ mùa đông, sợ phải một mình vượt qua những ngày lạnh lẽo cô đơn, một mình ngồi bên cửa sổ nhìn những chiếc lá rơi rụng trơ mình hết lá mà đón những cơn mưa phùn và giá lạnh của chiều đông, rồi lòng mình lại thấy chợt sao lạnh quá, một cảm giác cô đơn trống vắng trong chính căn phòng của mình. Để rồi phải tìm bóng dáng của một ai trong quá khứ, tìm chút hơi ấm của những ngày xưa cũ để xua tan đi cái lạnh giá, cô đơn và lẻ loi. Tâm trạng ấy có ai mà không trải qua ít nhất một lần trong cuộc đời mình, cũng như những lời trần tình mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã gửi gấm vào trong tiếng nhạc lời ca, để tìm sự đồng cảm ở nơi… những nỗi lòng đang cần được sưởi ấm trong mùa đông.

 Có nhiều ca sỹ hải ngoại và trong nước như Ngọc Lan, Duy Quang, Tuấn Ngọc thể hiện rất hay ca khúc này. Những người thực hiện chương trình giới thiệu 02 giọng ca Bằng Kiều và Minh Tuyết song ca bài hát, mà quý vị vừa nghe.

               Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”

(  Kỷ thuật viên phát bài hát “ Nổi nhớ mùa đông” nhạc Phú Quang, ca sỹ Lệ Quyên thể hiện)

MC: Mỗi khi đông chớm về theo từng cơn gió lạnh, giai điệu quen thuộc từ ca khúc “Nỗi nhớ mùa đông” của nhạc sĩ Phú Quang lại vang lên đâu đó.Bài hát được coi như "bảo chứng" cho mùa đông, từ lâu đi vào tâm trí của nhiều người, đặc biệt những người con xứ Bắc.

Nỗi nhớ mùa đông kết hợp hoàn hảo lời thơ của Thảo Phương và ca từ, giai điệu của Phú Quang. Được khơi gợi cảm hứng từ những câu thơ “Dường như ai đi ngang cửa/ Hay là ngọn gió mải chơi?”nhạc sỹ cho ra đời những câu hát tha thiết, đắm say:

Trích đoạn 1

“Dường như ai đi ngang cửa

Gió mùa đông bắc se lòng/

Chút lá thu vàng đã rụng/

Chiều nay cũng bỏ ta đi”.

 

MC: Ca khúc dẫn dụ người nghe về một miền quá vãng, trộn lẫn hư thực, ảo mộng. Tất cả như trước mặt, hiển hiện kề bên mà hoá ra xa xăm chẳng thể chạm tới. Bởi mọi thứ chỉ là kết quả của nhớ nhung từ nỗi cô đơn sinh ra.

Một bóng dáng “ai đi ngang cửa” vô tình gợi nhắc ký ức. Nhưng đó cũng chỉ là “ảo giác”, “hư ảnh” bởi gói tròn trong hai chữ “dường như” đầy mơ hồ. “Gió mùa đông bắc se lòng” tưởng rằng thật, là ngay lúc này nhưng cũng chỉ là nhớ thương, tưởng tượng về một thời gian đã qua, một mùa giá buốt trong quá khứ.

TRích đoạn 2 :

“Nằm  nghe xôn xao xao tiếng đời…. bỏ ta đi”

 MC: Từ “chút lá thu vàng đã rụng” đến “cánh buồm xưa ấy” đều chuyển động theo hướng lìa xa. Sự vật không đứng yên mà luân chuyển, tuần hoàn theo quy luật của tự nhiên. Chỉ có lòng người đứng lại cồn cào nhung nhớ.Người nhạc sĩ lắng nghe từng xao động khẽ khàng của đời sống, “nằm nghe xôn xao tiếng đời”, bằng thấu cảm tinh tế. Nhưng càng chạm vào từng nốt đời thì càng gợi nhắc một dáng hình, một hoài ức xa vời vợi. Nỗi đau vang ngân nhẹ nhàng mà xa xót.

Trích điệp khúc

"Làm sao về được mùa đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về
Làm sao về được mùa đông
Mùa thu cây cầu đã gãy
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về"

“Làm sao về được mùa đông” - câu hát được điệp lại hai lần tha thiết, vang vọng. Một lời hỏi không có lời đáp trả, một mong ước da diết, lặng lẽ rơi vào thinh không. Quá khứ tựa một cuốn phim quay chậm từ từ hiện ra rồi tan loãng và biến mất. Quá khứ - hiện tại đã cách xa, đứt gãy trên quãng đường dài nhọc nhoài. Câu hát là sự tự ủi an, vỗ về tâm hồn. Thực tại càng hoang vắng, lạnh lùng thì người ta càng quắt quay tìm về ký ức. Người ta muốn bám víu vào chút kỷ niệm mơ hồ mà bước tiếp, mà dỗ dành mình sống trong những êm đềm.

Nhạc sĩ đã dồn vào từng câu hát nỗi nhớ đến tận cùng ảnh hình Hà Nội, với từng khoảng tường vàng phố cổ, những thân bàng hắt hiu lá đỏ sang mùa, với sương khói xa xăm hư ảnh… Không chỉ người đi xa hoài luyến mà từng câu hát chạm vào tâm tình của cả những người đang ở giữa lòng Hà Nội, cảm nhận rõ ràng giá rét để nhớ nhung về bao mùa đông xưa, để nâng niu, thêm yêu hơn mùa đông Hà Nội.

Bài hát được rất nhiều ca sĩ thể hiện với cung bậc cảm xúc, chất giọng riêng. Nhạc sĩ tâm sự rằng mỗi ca sĩ thể hiện ca khúc có một cái hay và chất riêng khó so sánh. Ca sĩ Quang Lý hát dung dị, chân thành. Lê Quyên hát Nỗi nhớ mùa đông  với tất cả cồn cào, tha thiết mà quý vị đang thưởng thức.

Ngoài kia, mùa đông đang chầm chậm bao trùm. Ở một quán cà phê nào đó, sẽ có những con người đang thả mình trong từng dòng ca khúc “Dường như ai đi ngang cửa/ Gió mùa đông bắc se lòng…”, trầm ngâm đón gió về. Quý vị thưởng thức lại ca khúc “ Nổi nhớ mùa đông qua sự thể hiện khác của nam ca sỹ Tấn Minh

( Kỷ thuật phát bài “ Nổi nhớ Mùa Đông ca sỹ Tấn Minh thể hiện)

           Xướng và nhạc cắt mục “ Câu chuyện âm nhạc”

          ( Kỷ thuật viên phát bài hát “Đêm đông ” nhạc Nguyễn Văn Thương, ca sỹ Lê Dung thể hiện) 

    (Kỷ thuật lưu ý chèn ghép nhạc nhẹ nhàng với giọng đọc 2 PTV)

MC: “Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống/ Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông “

Đó là 2 câu mở đầu của bài hát Đêm Đông rất nổi tiếng được cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác từ năm 1939. Đã hơn 80 năm qua, ca khúc bất hủ này vẫn được nhiều thế hệ yêu thích. Với những ai ở vào hoàn cảnh tha hương lữ thứ, nếu đã từng có những bước lang thang vô định ở xứ người, chắn chắn đều sẽ cảm thấy đồng cảm sâu sắc với những câu hát:

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sinh trưởng ở xứ Huế và được xem như là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm khí nhạc, giao hưởng, nhạc phim được giới chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chỉ cần nhạc phẩm Đêm đông cũng đủ để tên tuổi của ông sống mãi trong lòng những người yêu nhạc trữ tình.
MC:Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác ca khúc Đêm Đông năm 1939 khi ông đang ở Hà Nội để học thi tú tài. Hàng năm vào dịp Tết, ở nhà đều gửi tiền cho ông mua vé tàu về quê. Nhưng vào năm đó khó khăn, gia đình không thể gửi tiền nên ông lần đầu tiên phải đón giao thừa xa xứ.

Đêm 29 Tết, khi bạn bè đều đã về quê hết, chàng học trò nghèo buồn lang thang khắp phố phường Hà Nội. Đi ngang qua ga Hàng Cỏ, nhìn mọi người tay xách nách mang, lũ lượt bước lên chuyến tàu cuối năm với tiếng còi giục giã, ông đã rơi nước mắt vì nhớ nhà, nhớ cha mẹ. Sau đó ông về nằm ở nhà trọ số 10 phố Hội Vũ. Căn gác trọ làm bằng gỗ, đêm mùa đông rét, gió thổi qua khe cửa. Từ khung cảnh ấy, dòng chảy của một ca khúc cứ tuôn trào

Kỹ thuật trích ca khúc “Đêm đông” ca sỹ Elvis Phương thể hiện

Muôn đời xưa và nay, giao thừa luôn là dịp để đoàn viên, được quây quần bên người thân. Nhưng với người lữ thứ lang thang ngoài phố thì chỉ thấy duy nhất một nỗi cô đơn hoang lạnh vô bờ. Khoảnh khắc này thời gian cứ chầm chậm trôi qua trong tê tái, xung quanh toàn là những hình ảnh gợi sầu, như hàng cây trút lá, mưa giăng mắc, hay là sương phủ đường khuya, tất cả tạo nên một khung cảnh đìu hiu như chính tâm trạng của người.

Sau này nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương để kể lại hoàn cảnh sáng tác và giải thích về hình tượng “ca nhi đối gương” như sau: “Đêm giao thừa, không có tiền để về quê đoàn tụ với gia đình ngày đầu năm, buồn, nhớ tái tê lắm, tôi lang thang ở ga Hàng Cỏ, nhìn người qua tay xách nách mang, lũ lượt bước lên chuyến tàu cuối năm với tiếng còi giục giã. Từ nỗi niềm riêng, tôi chạnh lòng liên tưởng để chia xớt với những ai cùng cảnh ngộ phải xa nhà trong đêm giao thừa

 ( đoạn kết lồng bài hát “ Đêm đông”, Lê Dung hát vào lời dẫn MC)

MC: Chương trình “ Âm nhạc và đời sống” với chủ đề “ Nỗi nhớ mùa đông” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..  thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

Chú thích duyệt

Đề tài này và mấy bài hát hình như có đưa lên duyệt một lần rồi

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 02/12/2021 09:20 Lê Vĩnh Nhiên 02/12/2021 10:44
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà