Tạp chí văn hóa Quảng Trị
Danh mục
Văn hóa và đời sống
NỘI DUNG

Tạp chí văn hóa Quảng Trị tháng 3 năm 2023

Kính chào Qv & các bạn đang theo dõi tạp chí văn hóa Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay mời Qv & các bạn cùng chúng tôi nhìn lại những hoạt động văn hóa nổi bật trong thời gian qua tiểu mục toàn cảnh văn hóa, mục câu chuyện văn hóa mời Qv & các bạn cùng tìm hiểu về nghệ thuật hò giã gạo Quảng Trị vừa được Bộ VH, TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bây giờ là phần nội dung chi tiết.

Nhạc cắt toàn cảnh văn hóa

Tin 1: Vừa qua, tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, TP. Hồ Chí Minh, Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập với chủ đề “Về nguồn”. Đây là một dấu ấn có ý nghĩa rất đặc biệt, thể hiện cốt cách, phẩm chất hòa đồng, kết nối cộng đồng, nghĩa tình của người Quảng Trị.

Chương trình lễ kỷ niệm diễn ra trong không khí đầm ấm, thắm tình đồng hương với những tiết mục văn nghệ đặc sắc ca ngợi quê hương Quảng Trị. Đây cũng là dịp để Lãnh đạo tỉnh thông tin về tình hình phát triển KT- XH của tỉnh sau 50 năm hòa bình và 30 năm tái lập tỉnh đồng thời bày tỏ sự trân trọng, tri ân những đóng góp ý nghĩa, thiết thực của người Quảng Trị, của Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh trong suốt thời gian qua. Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo các địa phương cũng đã gặp gỡ giao lưu với đồng hương Quảng Trị sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PTTH Quảng Trị - kênh QRTV, livestream trên trang fanpage, kênh Youtube Đài PT-TH Quảng Trị. Ngoài ra, chương trình còn được hòa sóng trực tiếp với Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh; các đài PT-TH: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Kon Tum và các đài PTTH trên cả nước và nhận được sự đón nhận và tình cảm của bà con Quảng Trị xa quê.

Tin 2: Khởi động Tour miễn phí du lịch đêm viếng Thành Cổ Quảng Trị và thả đèn hoa đăng trên sông Thạch Hãn

Hội lữ hành Quảng Trị vừa tổ chức chương trình Tour du lịch đêm viếng Thành Cổ Quảng Trị và thả đèn hoa đăng trên sông Thạch Hãn cho các du khách nội địa và quốc tế hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Trị.

Tham gia Tour, hơn 50 du khách Lào và du khách ngoại tỉnh đang sinh sống và làm việc tại Quảng Trị đã được khám phá những nét độc đáo khi viếng Thành Cổ Quảng Trị ban đêm, có những trải nghiệm khi được ghi ước nguyện vào hạc giấy, thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn. Đây là Tour đầu tiên được Hội lữ hành Quảng Trị tổ chức nằm trong chương trình tri ân miễn phí 500 du khách đăng ký Tour đầu tiên, được tổ chức vào ngày 14 và 30 âm lịch hàng tháng. Chương trình sẽ được kéo dài trong 5 tháng từ tháng 3 đến tháng 8/2023 nhằm khởi động mùa du lịch 2023, quảng bá sản phẩm Tour du lịch đêm - 1 sản phẩm du lịch mới đến đông đảo du khách gần xa.

Tin 3: Tháng 3 năm 2023, tạp chí Cửa Việt xuất bản đồng thời 2 số báo với nhiều bài viết đặc sắc, các sáng tác văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh.

Mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, Cửa Việt số 342 dành nhiều nội dung tôn vinh phái đẹp. Cao đẹp và thiêng liêng nhất, ấy chính là tình mẹ. Nổi bật có tùy bút  "Mẹ còn trên mỗi nẻo xuân" của Nguyễn Hữu Quý; bút ký "Phúc ơi" Nguyễn Trọng Luân, tản văn "Mùa xuân đi nối sợi tơ trời của Đông Hà mở ra một câu chuyện lịch sử thổn thức lòng trắc ẩn. "Lịch sử riêng của phụ nữ trong chiến tranh", Ký ức thời đã qua trên mảnh đất khói lửa được nhắc lại đầy thú vị trong "Hương bưởi một thời Gio Cam" của Lê Bá Dương

Cửa Việt số chuyên đề 8 với nhiều nội dung sâu sắc của tôn giáo, tín ngưỡng ở Quảng Trị với các bài viết như:  "Sắc phong - bảo vật linh thiêng của làng" , "Già làng - người con ưu tú của Yang" , "Lễ thức tế thần của người Việt Quảng Trị nhìn từ góc độ tín ngưỡng tâm linh". Chuyện về một người Việt đã dành tâm huyết để xây nên ngôi chùa trên "Đất Phật ở Ấn Độ - đáp đền tiếp nối" . Sáng tác văn chương giàu chất suy tưởng trong tản văn "Con từ vô minh đến"  của Nguyên Đại; truyện ngắn "Người thỉnh chuông chùa"  của Vũ Thị Huyền Trang; thơ của Võ Văn Luyến, Vũ Như Cẩn, Từ Dạ Thảo, Vũ Tuyết Nhung, Đỗ Thành Đồng.

Mời quý vị và các bạn đón đọc 2 ấn phẩm nội dung sâu sắc, trình bày trang nhã của tạp chí Cửa Việt phát hành trong tháng 3 năm 2023.

Nhạc cắt Câu chuyện văn hóa

Thưa QV & các bạn! Hò giã gạo Quảng Trị có giá trị văn hóa lịch sử lâu đời, trải qua thời gian hình thành, phát triển, hò giã gạo trở thành một hình thức sinh hoạt mang tính nghệ thuật, giải trí và được mở rộng trong nhiều không gian sinh hoạt. Với những giá trị riêng có, nghệ thuật trình diễn dân gian Hò giã gạo vừa được Bộ VH, TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

(Trích 1 đoạn hò giã gạo được biểu diễn tại chương trình về nguồn ở TP Hồ Chí Minh)

Từ thành phố Hồ Chí Minh xa xôi, thanh âm và những làn điệu dân dã của Hò giã gạo quê nhà lại vang lên đầy thiết tha trong chương trình “Về nguồn” kỷ niệm 40 năm thành lập HĐH Quảng Trị tại TP Hồ Chí Minh. Những điệu hò đối đáp, khi ân cần vồn vã, khi trữ tình tha thiết, có lúc lại hài hước, tinh nghịch đan xen đầy sống động đã gợi lên bao thương nhớ trong tâm thức của những người con Quảng Trị xa quê…

Hò giã gạo là một loại hình dân ca rất được ưa chuộng ở Quảng Trị, phổ biến nhất là ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh. Sở dĩ có tên gọi “Hò giã gạo” vì điệu hò này được bắt nguồn từ môi trường lao động tập thể trong xay lúa, giã gạo thường ngày của người dân nhằm giải khuây, tạo không khí vui vẻ để quên đi mệt nhọc. Đặc biệt, với đặc thù là vùng đất giới tuyến trong những năm từ 1954 – 1975, hò giã gạo còn là vũ khí tinh thần trong cuộc chiến bảo vệ quê hương của người dân Quảng Trị.

Phỏng vấn

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thanh Hồng

Chủ nhiệm CLB Dân ca Sông Hiền

(kể về nét đặc trưng của hò giã gạo, hình thức đối đáp của hò giã gạo.)

Cũng như những điệu họ lao động khác như hò mái nhì, hò máu đẩy…  hò giã gạo thường có tiết tấu sôi nổi, nhịp hai/nhịp tư và thường là điệu thức Bắc, Xuân, Nam (không thấy có điệu thức Ai hoặc Oán). Nó là sản phẩm được tạo ra bởi sự hứng khởi mạnh mẽ trong khâu sáng tác, nó chính là sự thăng hoa mang tính tập thể trong sáng tạo các điệu hò.  Trải qua thời gian hình thành, phát triển, hò giã gạo trở thành một hình thức sinh hoạt mang tính nghệ thuật, giải trí và được mở rộng trong nhiều không gian sinh hoạt, kết nối các thành viên trong một làng hoặc nhiều làng.

Hiện nay, tại nhiều làng quê ở Quảng Trị vẫn rất ưa chuộng điệu hò giã gạo của quê hương, nhiều nơi đã thành lập các câu lạc bộ, các nhóm sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian để lưu truyền những làn điệu dân ca của quê hương. Và cũng vì thế, giữa cuộc sống hiện đại, điệu hò giã gạo vẫn vang lên đầy tha thiết.

Trích 1 đoạn hò giã gạo tại 1 buổi tập của CLB Sông Hiền – Vĩnh Linh

Bà Lê Thị Phương Mai

CLB Dân ca Sông Hiền

Với bề dày phát triển cùng những giá trị quan trọng, hò giã gạo ở Quảng Trị đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc phục hồi, cải biên, đưa hò giã gạo trở thành một hình thức sinh hoạt mang tính nghệ thuật, giải trí là hướng đi đúng đắn. Vấn đề còn lại là ở khâu nội dung kịch bản và cách thức phát triển từ cái gốc các điệu hò Quảng Trị có giai điệu hay, phù hợp với khán giả đương đại mới là mấu chốt của việc thành công.

Chào cuối

Đón xem: Hò giã gạo Quảng Trị có giá trị văn hóa lịch sử lâu đời, trải qua thời gian hình thành, phát triển, hò giã gạo trở thành một hình thức sinh hoạt mang tính nghệ thuật, giải trí và được mở rộng trong nhiều không gian sinh hoạt. Với những giá trị riêng có, nghệ thuật trình diễn dân gian Hò giã gạo vừa được Bộ VH, TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây cũng là nội dung chính của tạp chí văn hóa Quảng Trị được phát sóng vào 18h30 thứ 4 ngày 15/3 trên sóng TH của Đài PTTH Quảng Trị, mời QV & các bạn đón xem.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 13/03/2023 15:37 Lê Vĩnh Nhiên 14/03/2023 10:31
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà