Đất và Người Quảng Trị: Khe Sanh Phố núi ( Lê Tú )
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG

Đất và Người Quảng Trị

Phát sóng thứ 2, ngày 10.7.2023

Tên: KHE SANH PHỐ NÚI

T/h: Lê Tú

 

 

Phim: Nhắc đến Khe Sanh, người ta thường nghĩ đến những gì ác liệt của chiến tranh.  Cho đến tận bây giờ và có lẽ mãi mãi về sau, những câu chuyện anh dũng vệ quốc vẫn còn kể nhiều cho con cháu. 

Trong hành trình rong ruỗi tìm kiếm những hình ảnh cho kỷ niệm 55 năm chiến thắng giải phóng Hướng Hoá, chúng tôi đã nhìn thấy một Khe Sanh mơ màng tràn ngập chất thơ do mẹ thiên nhiên ban tặng. Trong thoáng chóc, chúng tôi đã thầm nghĩ; những điều đẹp đẽ có thể trỗi dậy từ tro tàn.

 

Tên phim: KHE SANH PHỐ NÚI

 

Có lẽ, với nhiều người khi viết về Khe Sanh, họ đã cố nhưng không thể hình dung được vùng đất phố núi xinh đẹp này lại có thể là tâm điểm của sự tàn phá trong chiến tranh.

Trong sắc nắng ban mai, mọi thứ trở nên lung linh lãng mạn và huyền ảo. Cảnh vật và con người nên thơ như vậy đâu có chỗ cho chiến tranh. Nhưng lịch sử không thay đổi và Khe Sanh vẫn luôn là ký ức hùng ca bất diệt. Đó cũng là nguồn mạch cảm xúc không bao giờ vơi từ quá khứ. 

 

Phỏng vấn: Phóng viên PHAN BÍCH LIÊN – Trung tâm VHTDTT huyện Hướng Hoá

“Nói về những mảng đề tài mang đến cảm xúc nhiều nhất khi viết về Khe Sanh ấy là ký ức của những người lính…”  

 

Có một đặc điểm khác mà ít khi nhìn thấy ở vùng đất khác ấy là Khe Sanh như là quê của muôn quê.  Từ năm 1975, khi hòa bình lập lại, người dân ở huyện Triệu Phong đã lên Khe Sanh làm kinh tế mới. Cùng với đồng bào bản địa là người Vân Kiều, Pa Cô, họ khai hoang mở đất, chung sức xây dựng nơi này. Rồi những năm sau đó, người dân ở các huyện Gio Linh, Hải Lăng... tiếp tục di dân lên Khe Sanh.

 

Hai người bạn, một người đã bước sang cái tuổi thất thập cổ lai hy và một đang còn rất trẻ. gọi họ là bạn bởi họ có chung một tình yêu nồng nàn với phố núi dù không phải cội nguồn gốc rễ. Hai thế hệ từ vùng đất khác, nối tiếp nhau gìn giữ những hình ảnh của vùng đất Khe Sanh qua những trăn trở sáng tác của mình.

Tình yêu với vùng đất và con người cũng bắt nguồn từ những điều nhỏ bé dung dị như những bức ảnh thước phim của họ.

 

Phỏng vấn: Ông ĐINH GIAO HỮU - Thị trấn Khe Sanh - Hướng Hoá - Quảng Trị

Nói về những sáng tác của mình đất và người Khe Sanh”

Phỏng vấn: Anh VÕ ĐỨC HUY – Xã Tân Liên - Hướng Hoá - Quảng Trị

Bằng cách làm của tuổi trẻ để tiếp nối thế hệ đi trước giới thiệu về Khe Sanh…”

 

Câu chuyện của hai người bạn ở hai thế hệ này đã lý giải được phần nào mnh đất này vì sao luôn thắm đượm tình người. Như cỏ cây hoa lá biết nương tựa vào nhau để toả hương sắc trong nắng trong mưa. Có những lúc trời đất muốn gặp gỡ, đất Khe Sanh lại được nhận được thời tiết 4 mùa rõ rệt trong một ngày. Lúc ấy bình minh bắt đầu với làn sương giăng mây phủ, rồi trả lại cuối ngày chút se lạnh. Ấy vậy mà nhiều người đặt tên cho vùng đất Khe Sanh là Đà Lạt của miền Trung nắng gió. Ở đó có chút mênh mang sương giá, có nắng ấm long lanh, có trập trùng đồi núi, có những phố xá hiện đại và cũng có cả những nếp nhà xưa cổ kính. Cũng chính vì vậy, Khe Sanh trở thành điểm đến cho những ai thích có những không gian hồi tưởng, sống với kỷ niệm êm đềm hay chút mênh mang chạnh lòng.

 

Người ta thường nói, đất có tốt tươi cây cối mới sinh sôi nãy nở. người có nghĩa tình thường trả ơn cho vùng đất mình sinh ra và lớn lên. Năm mươi lăm năm sau ngày được giải phóng, dấu tích của cuộc chiến đã dần lùi xa, trong mỗi người dân của mảnh đất dưới chân đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ còn mãi niềm tự hào về một thời oanh liệt. Đó chính là tiền đề để họ gây dựng cuộc sống mới.

 

Phỏng vấn: Ông NGUYỄN TẤT  THÀNH - Tiểu khu 3 TT Khe Sanh - Hướng Hoá - Quảng Trị

Trong những năm trở lại đây đời sống người dân nâng lên rõ rệt…”

 

Phỏng vấn: Ông NGUYỄN XUÂN HỮU,  Chủ tịch UBND TT Khe Sanh - Hướng Hoá - Quảng Trị.

Xây dựng hình ảnh mới về Khe Sanh… chú trọng tình người hiếu khách, văn hóa văn minh…”

 

Những ngày tháng 7, Khe Sanh được khoác lên mình chiếc áo mới để kỷ niệm 55 năm ngày quê hương được giải phóng. Khó có thể hình dung được, đất bom đạn cày xới một thời lại tươi đẹp như hôm nay. Để rồi mỗi người dân này không tránh khỏi những bồi hồi và thêm một lần ân tình với phố núi.

Trong một chuyến dưỡng bệnh ở Khe Sanh, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng viết;  

Mãi theo giòng đời chảy xiết

Một lần trở lại Khe Sanh

Đá đã lên màu rêu biếc

Trập trùng phố núi quanh quanh

Những tháng ngày như sống trong hồi ức và thực tại, nhà văn bỗng ngộ ra cội rễ của những hoa trái cuộc đời là tấm lòng con người gắn cùng xứ sở:

Xưa đây chiến trường chống Mỹ

Đạn bom tan nát đời cây

Có người Già Làng lặng lẽ

Bếp hồng kể chuyện Làng Vây

Tâm hồn Vân Kiều vốn thế

 Giúp người chẳng quản công

 Cảm ơn tấc lòng cội rễ

 Đưa mình trở lại Khe Sanh…

 

55 năm qua, mỗi một người dân Khe Sanh đều thường trực ước vọng được đổi đời trên mảnh đất quê hương, từ giọt mồ hôi mặn chát của mình. Uớc vọng ấy chưa bao giờ nguôi ngoai và đang dần trở thành hiện thực. Khe Sanh đã xanh lại như là một điều tự nhiên của đời sống, không thể nào khác...

 

Gtps: Có lẽ, với nhiều người khi viết về Khe Sanh, họ đã cố nhưng không thể hình dung được vùng đất phố núi xinh đẹp này lại có thể là tâm điểm của sự tàn phá trong chiến tranh.

Trong sắc nắng ban mai, mọi thứ trở nên lung linh lãng mạn và huyền ảo. Cảnh vật và con người nên thơ như vậy đâu có chỗ cho chiến tranh. Nhưng lịch sử không thay đổi và Khe Sanh vẫn luôn là ký ức hùng ca bất diệt. Đó cũng là nguồn mạch cảm xúc không bao giờ vơi từ quá khứ.  Cm Đất và Người Quảng Trị được phát sóng vào lúc 20h15 thứ 2 ngày 10.7, phát lại vào lúc 8h40 và 11h15 ngày hôm

sau. Mời quý vị và các bạn đón xem!

 

 

T/h: LÊ TÚ

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Việt Thanh 05/07/2023 12:07 Lê Vĩnh Nhiên 06/07/2023 07:46

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà