Nét đẹp làng quê: Làng Lệ Xuyên - Triệu Trạch - Triệu Phong
Danh mục
Nét đẹp làng quê
NỘI DUNG

Chuyên mục Nét đẹp làng quê (24-8)

QV & CB! Nếu nói rằng qua bao thăng trầm của lịch sử, làng là nơi bảo tồn tinh túy, là hồn của văn hóa dân tộc để vận vào làng Lệ Xuyên ở xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong  thì có thể thấy đây là một làng quê của miền Trung còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa, đặc biệt, người dân nơi đây từ bao đời nay luôn trọng sự học. Chương trình nét đẹp làng quê hôm nay, mời QV & CB cùng chúng tôi tìm hiểu những nét đẹp của làng Lệ Xuyên.

Truyền thống của làng

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về…

 

Làng Lệ Xuyên đã níu chân biết bao người con xa xứ bởi những nét hồn quê chân chất, thân thương như thế…

Dấu ấn Lệ Xuyên

Có lịch sử hình thành lâu đời, vào giữa thế kỷ thứ 15, dưới triều Vua Lê Thánh Tông, để phát triển kinh tế và cũng cố quốc phòng bảo vệ biên giới phía nam. Ngoài việc thành lập các công xã khai phá đất mới, Vua còn ra chỉ dụ những ai bỏ công qui dân lập ấp sau này khi làng bản được thành lập sẽ được phụng làm Tiên Công Khai Khẩn và khi chết sẽ được lập miếu thờ Thần Hoàng. Hai ngài Lê và Nguyễn quí công đào viên kết nghĩa vào khảo sát đất đai, đóng thuyền, chiêu mộ dân xuất quân vào đường biển đến đất Thuận Châu vỡ hoang lập làng vào năm 1476 lấy tên là Ôn Tuyền, nghĩa là mãnh đất đẹp, có dòng nước chảy qua.  

Trải qua hơn 500 năm khai canh, dựng làng, cũng như bao miền quê khác, tên làng cũng bao lần đổi thay cho đến khi mang tên là Lệ Xuyên ngày nay. Lịch sử lập làng cũng gắn với những câu chuyện vừa đậm chất huyền thoại, lại vừa thể hiện sự niềm mong mỏi và cả sự kỳ vọng của người dân về 1 cuộc sống sung túc, an bình.

Phỏng vấn Trưởng làng

“Nhất cận thị, nhị cận giang”, tiền nhân đã khéo chọn nơi có dòng nước mát để lập làng và cũng từ dòng nước mát ấy, sự sống đã sinh sôi… Người dân trong làng vẫn gọi con sông băng qua làng ấy là sông Lệ Xuyên. Dẫu con sông này không rộng, cũng chẳng dài, thế nhưng lại không bao giờ vơi cạn, ngày đêm vẫn âm thầm chảy và chắt chiu những hạt phù sa, chắt chiu dòng nước ngọt lành để tưới tắm cho những cánh đồng lúa luôn trĩu nặng bông, để nuôi sống biết bao người con của mãnh đất này. Sát cạnh 2 bờ sông, là 2 chiếc giếng cổ có niên đại hơn 300 năm và suốt một thời gian dài, đây là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân trong làng. Hiện nay, người dân không còn dùng nước giếng nữa, nhưng họ vẫn không quên những kỷ niệm và hương vị ngọt lành của nước giếng quê mình.

Phỏng vấn ông Nguyễn Bá Quốc – Người dân của làng.

Trãi qua quá trình khai canh, lập làng lâu đời với nhiều biến cố thăng trầm của thời cuộc, người làng Lệ Xuyên đã có sự gắn bó bền chặt. Con cháu của các họ đến đây dù sớm muộn khác nhau nhưng tất cả đã đoàn kết cùng nhau khai phá ruộng đồng, tạo nên cuộc sống nề nếp, phong tục thuần hậu.

Phỏng vấn cao niên làng

Từ niềm mong mỏi của bậc tiền nhân, từ truyền thống mà bao đời cha ông đã dày công vun đắp, mỗi người dân làng Lệ Xuyên hôm nay đều nhắc nhau phải luôn đoàn kết, cần cù trong lao động, để rồi khi đến với Lệ Xuyên hôm nay, mỗi người đều cảm nhận được sự trù phú, no đủ, thanh bình. Đó là nét đẹp, là một mãnh hồn quê đã níu chân bao người….

Tiêu điểm

Thưa QV &CB! Người xưa thường nói “địa linh” sinh “nhân kiệt”. Truyền thống học hành, thi cử, khoa bảng ngày trước cũng góp một phần quan trọng vào việc hình thành “nhân kiệt”, sản sinh ra bao người con ưu tú, hình thành nên truyền thống hiếu học cho vùng đất Lệ Xuyên.

Làng Lệ Xuyên vốn có truyền thống khoa bảng từ xưa. Truyền thống hiếu học ấy hiển hiện ngay từ chiếc cổng làng.

Câu “Học, học nữa, học mãi” được viết ngay trên cổng làng - vừa như thể hiện sự quyết tâm, lại vừa như là một sự nhắc nhở con em phải biết nỗ lực và trân quý sự học.

Trong bản hương ước của làng vẫn còn lưu lại thì ở thời phong kiến đến cuối đời nhà Lê, nhà Nguyễn, có 1 vị đậu phó bảng, 11 vị đậu cử nhân và 42 vị đậu tú tài. Và từ năm 1920 đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, làng có 1 phó giáo sư- tiến sỹ, 10 tiến sỹ, thạc sỹ và Đại học lên đến 500 người. Từ truyền thống cha anh, lớp lớp con em của làng Lệ Xuyên đã không ngừng rèn luyện, ngày đêm dùi mài đèn sách để viết tiếp những trang vàng trong truyền thống hiếu học của làng, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

Em Nguyễn Thị Ái Nhi

Những người con của làng, sau khi đã học hành đỗ đạt, có người ly hương lập nghiệp, làm rạng dạnh quê hương trên những miền đất lạ, có người lại quay trở về làng, âm thầm thắp lửa cho lớp lớp con em đời sau. Không khoa trương, cũng chẳng cầu kỳ, truyền thống hiếu học ấy cứ âm thầm được tiếp lửa như thế.

Phỏng vấn thầy giáo Nguyễn Hữu Tuấn

Trường THCS Triệu Trạch

                Tự hào xứng đáng là vùng đất học bởi Lệ Xuyên có bề dày truyền thống từ hàng trăm năm qua và hiện vẫn đang có sự tiếp nối. Và dẫu cuộc sống có khó khăn thì người làng Lệ Xuyên vẫn luôn nỗ lực để tiếp bước cho con em mình vững vàng trên con đường tri thức. Đây là nền tảng vững chắc để đất và người Lệ Xuyên vững bước đi lên.

Ý kiến từ làng

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là động lực, luồng gió mới thay đổi bộ mặt các làng quê nông thôn. Cũng từ đó, các giá trị văn hóa, tinh thần được người dân phát huy và giữ gìn, xây dựng nên những thành quả lớn ngay trên chính quê hương mình. Về với Lệ Xuyên hôm nay, sẽ bắt gặp hình ảnh làng quê nông thôn mới như thế...

          Những con đường liên thôn, liên xã trải bê tông bằng phẳng, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, đời sống của người dân được nâng lên… Thế nhưng, người dân Lệ Xuyên vẫn có nhiều trăn trở, bởi trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa có vai trò quan trọng nhằm nâng cao mức thụ hưởng văn hóa, tinh thần cho người dân. Thế nhưng Lệ Xuyên vẫn chưa hoàn thành được tiêu chí này.

          Phỏng vấn người dân: Nói về mong muốn có sự hỗ trợ về xây dựng nhà văn hóa thôn và hệ thống loa truyền thanh…

Thực tế cho thấy, các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa chưa được xây dựng hoặc chưa hoàn thành đều rơi vào những địa phương khó khăn, có xuất phát điểm kinh tế thấp, do vậy, việc huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa còn hạn chế. Chính vì thế để hoàn thành các tiêu chí về văn hóa, làng Lệ Xuyên nói riêng và xã Triệu Trạch nói chung cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa, kêu gọi các đoàn thể chính trị và nhân dân cùng vào cuộc thì mới có thể khắc phục được tình trạng khó khăn trong thực hiện tiêu chí này và dần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân.

Chào cuối

Đón xem:

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về…

 

Làng Lệ Xuyên đã níu chân biết bao người con xa xứ bởi những nét hồn quê chân chất, thân thương như thế…Mời QV & CB đến với làng Lệ Xuyên để tìm hiểu những nét đẹp văn hóa và truyền thống hiếu học nơi đây qua chương trình Nét đẹp làng quê được phát sóng vào 19h45 thứ 6, ngày 24-8 trên sóng Truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị, mời QV & CB chú ý đón xem.

                            

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 20/08/2018 11:11 Võ Nguyên Thủy 21/08/2018 09:33
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà