Cuộc sống muôn màu ngày 10-9
Danh mục
Cuộc sống muôn màu
NỘI DUNG

Chương trình cuộc sống muôn màu

Nét đẹp văn hóa qua lời chào

 

BTV: Thưa quý vị và các bạn!

 Trong đời sống văn hoá của người Việt, từ rất lâu, lời chào là ngôn ngữ đầu tiên trong giao tiếp và có một vị trí hết sức quan trọng.

Lời chào không chỉ là một nghi thức trong giao tiếp mà nó còn biểu hiện đời sống tâm lý của cộng đồng nhằm hướng đến việc duy trì tốt các mối quan hệ xã hội giữa mọi người với nhau. Vì vậy, tại nhiều gia đình, các bậc cha mẹ vẫn luôn cố gắng gìn giữ nếp lễ giáo này và giáo dục con cháu cần phải xem trọng việc chào hỏi giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi có khách đến nhà hay khi giao tiếp ngoài xã hội.

Với mong muốn cùng trao đổi, chia sẻ để làm nổi bật hơn những nét tinh tế trong văn hóa lời chào của người Việt, chương trình Cuộc sống muôn màu tuần này chúng ta sẽ cùng trò chuyện với nhà ưu tú, nhà thơ Võ Văn Hoa.

Nhạc cắt

- Xin chào thầy. Rất vui được gặp thầy trong chương trình Cuộc sống muôn màu.

Thưa thầy, như đã nói ở đầu chương trình, hôm nay chúng ta sẽ nói về văn hóa lời chào của người Việt.

Vậy thầy sẽ dành cho các thính giả đang theo dõi chương trình một lời chào đặc biệt như thế nào?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

 

Vâng, cám ơn thầy.

Có lẽ chúng ta sẽ đi từ truyền thống của cha ông ta trong suốt hàng nghìn năm qua. Bằng những tìm hiểu, nghiên cứu của mình, thầy nhận thấy lời chào có vị trí đặc biệt như thế nào trong đời sống của người Việt Nam truyền thống?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

 

Và ngay từ thuở ấu thơ, mỗi đứa trẻ đều đã được dạy dỗ về lời chào như thế nào thưa thầy?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

 

Đối với văn hóa lời chào, có thể nói người Việt chúng ta có sự phân biệt rõ ràng đối với lời chào trong gia đình và lời chào trong các hoạt động giao tiếp của xã hội.

Trước hết chúng ta sẽ nói về lời chào trong gia đình.

Văn hóa truyền thống Việt Nam rất coi trọng tôn tri trật tự trong gia đình, với những mỗi quan hệ huyết thống chặt chẽ và khắng khít. Lời chào trong gia đình thể hiện như thế nào về tính chặt chẽ này thưa thầy?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

 

Trong các mối quan hệ xã hội, văn hóa lời chào của Việt Nam cũng hết sức phong phú phải không thưa thầy?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

 

Theo thầy có sự phân định nào về thứ bậc, vị trí trong văn hóa lời chào của người Việt không?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

 

Thưa quý vị, trước khi tiếp tục phần trò chuyện với nhà giáo, nhà thơ Võ Văn Hoa chúng ta cùng đến với một phóng sự tổng hợp sau đây, về văn hóa lời chào của người Việt.

Phóng sự

 

(Từ ngày xưa, ông bà ta từng dạy “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ” hay “Đi thưa về trình”. 

Từ trước Công nguyên, hễ đến ngày tết, ngày lễ mừng thọ của cha mẹ, con cháu đến chúc những lời chân thành, tốt đẹp cùng với quà biếu. Quà mừng bố mẹ cốt ở tình cảm chân thành thơm thảo, vì vậy, thời Hùng Vương truyền thuyết kể rằng, chàng Lang Liêu nghèo nhất trong số các con vua đã dùng “bánh chưng, bánh dày” làm bằng lúa gạo do tay chàng chăm lo cày cấy mà có để dâng cha mẹ, được vua cha xếp vào loại nhất.

Những dịp mừng thọ, con cháu còn tổ chức trò vui để chúc mừng ông bà, cha mẹ được vui lòng. Và, những tục lệ này còn được thể hiện cả ở việc thờ cúng tổ tiên, với ý thức “uống nước nhớ nguồn” dâng cây hương thơm, hoa đẹp, quả chín, bánh trái, gạo mới, đặc sản đầu mùa để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho đất nước.

Con cái trong gia đình từ nhỏ đã được dạy dỗ từng lời nói, cử chỉ lễ phép chào hỏi khi khách vào nhà, khi gặp người già cả, người lớn tuổi đi vào đường làng, ngõ xóm, phường phố. Khách vào nhà còn được mời ăn, dù không biết khách đã ăn chưa. Khi trò chuyện, giao tiếp, xưa lấy “miếng trầu làm đầu câu chuyện”. Ngày giỗ chạp có mời các gia đình người thân quen, họ hàng, bạn bè đến ăn, cốt sao “lời chào cao hơn mâm cỗ”, lấy tấm lòng là chính mà không câu nệ là cỗ bàn thịnh soạn hay bữa cơm thường. Ca dao cổ có câu: “Đến đây dầu lạ sau quen, chào nhau một tiếng thì nên bạn bè”.

Những phong tục, nề nếp trên đã làm cho Việt Nam trở thành dân tộc hiếu khách. Khi có người đi đâu xa, có lệ đến chào tạm biệt, lúc về lại chào thăm hỏi. Sau khi cưới, cô dâu chú rể đến chào ông bà, cha mẹ, họ hàng thân thiết. Ngoài ra, còn có “chào hàng” để mời khách mua hàng, “chào khách” để mời khách tạm trú hoặc đi xe, đi đò…

Lời chúc, lời chào được nhân dân coi trọng, bảo lưu từ đời này qua đời khác, giữ vốn cổ dân tộc đan xen với tiếp thu văn minh nhân loại. Truyền thống này được thể hiện rất rõ trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt.)

 

BTV: Quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình phát thanh Cuộc sống muôn màu, với phần trò chuyện cùng nhà giáo, nhà thơ Võ Văn Hoa, về văn hóa lời chào.

Thưa thầy, từ đầu chương trình đến giờ, chúng ta đã nói về những đặc trưng trong văn hóa lời chào của người Việt, được thể hiện trong quan hệ gia đình và ứng xử xã hội. Vậy trong giai đoạn phát triển như hiện nay, theo thầy văn hóa lời chào của Việt Nam có những thay đổi cơ bản nào?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

Thưa quý vị!

Cùng với những điều nhà giáo, nhà văn Võ Văn Hoa vừa nói, chúng tôi cũng có những điều muốn chia sẻ cùng quý vị.

Phóng sự

(Trong cuộc sống hàng ngày của người Việt, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, lời chào rất có ý nghĩa: chưa quen biết trở thành quen biết, đã quen biết thì càng thân thiện hơn, hiểu nhau hơn. Vì vậy chúng ta thấy lời chào xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, ngay các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, phát thanh… luôn luôn có câu: "Xin kính chào quý vị và các bạn". Ở các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng luôn luôn có dòng chữ: "Xin kính chào quý khách"…

Lời chào ở đây là thể hiện nét đẹp văn hóa, thông thường người ít tuổi chào người cao tuổi, cấp dưới chào cấp trên, đó là thể hiện tôn ti trật tự, trên ra trên, dưới ra dưới. Song trong thực tế cũng không phải lúc nào cũng cứng nhắc như vậy mà nên vận dụng một cách uyển chuyển tế nhị như ai nhìn thấy nhau trước thì chào trước. Có trường hợp một cụ già râu tóc bạc phơ nhìn thấy cháu học sinh trước, cụ đã cất lời chào "ông chào cháu". Cháu học sinh được cụ già chào tỏ ra xúc động bẽn lẽn và đáp lễ lại. Với lời chào như vậy cụ già không tự hạ thấp mình mà thực ra càng gần gũi thân thiện hơn, không có sự cách biệt và đó cũng là cách giáo dục về lòng nhân ái cho thế hệ trẻ, thể hiện nét đẹp văn hóa qua lời chào và cuộc sống trở nên thi vị hơn. Hoặc có trường hợp hai người đang giận nhau, ghét bỏ nhau nhưng khi gặp nhau một trong hai người đã chủ động chào trước thì tình hình căng thẳng giữa hai người dịu hẳn đi và dần dần nối lại tình đoàn kết. )

 

Thưa thầy! Đối với người Việt Nam, lời chào được xem là một phần trong nhân cách của con người. Nếu một ai đó không có văn hóa này sẽ bị coi là khác thường và không được đánh giá tốt về đạo đức.

Tuy nhiên, có một thực tế là không ít người trong giới trẻ ngày nay tỏ ra “lơ đãng” với nếp chào hỏi ấy. Thầy nghĩ sao về thực tế này?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

Thưa thầy Võ Văn Hoa, có lẽ vai trò của giáo dục trong gia đình đối với việc hình văn hóa lời chào của mỗi đứa trẻ là rất quan trọng.  Cá nhân thầy đánh giá như thế nào về vai trò của gia đình đối với sự lễ phép, văn hóa chào hỏi của mỗi người?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

Và tôi nghĩ rằng trong giáo dục của gia đình, việc nêu gương là rất qua trọng. Thầy nghĩ sao?

Thầy Võ Văn Hoa trả lời:

Cám ơn Thầy!

Thưa quý vị! Cũng như nhà giáo, nhà thơ Võ Văn Hoa đã nói, trong việc hình thành văn hóa chào hỏi cho mỗi đứa trẻ, chúng ta cần giáo dục theo hình thức nêu gương. Trong làng nhìn theo tôn chỉ của làng còn ở mỗi gia đình thì ông bà, bố mẹ và người lớn cần nêu gương cho con cháu đồng thời phải xác định được vị thế của từng người.

Lời chào không chỉ là sự giao tiếp mà nó còn gián tiếp thể hiện nhân cách của mỗi người. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng gìn giữ để lời chào luôn là một trong những nét đẹp văn hóa trong cách sống của mỗi gia đình Việt Nam. Đó là điều tôi muốn nói, để kết thúc chương trình này.

Cám ơn nhà giáo ưu tú, nhà thơ Võ Văn Hoa đã tham gia chương trình.

Cám ơn quý vị đã dành thời gian theo dõi! Xin chào và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 07/09/2018 10:54 Võ Nguyên Thủy 02/12/2018 09:39
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà