DÂN CA NHẠC CỔ 8-3
Danh mục
Đến với dân ca nhạc cổ Việt Nam
NỘI DUNG

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN VỚI DÂN CA NHẠC CỔ VIỆT NAM

Phát sóng: thứ 6 ngày 8-3

Kính chào QV&CB! Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong 15 phút chương trình phát thanh Đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8-3 xin được gửi những lời chúc ý nghĩa nhất đến các bà, các mẹ, các chị và các em gái. Chúc một nửa thế giới xinh đẹp 365 ngày luôn là ngày 8-3! Còn bây giờ mời quý vị cùng đến với phần nội dung chi tiết của chương trình tuần này.

NHẠC CẮT

Thưa QV&CB! Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo. Vùng trung châu và đồng bằng Bắc bộ là cái nôi của chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nghệ thuật chèo ngày càng phát triển và khẳng định được tầm quan trọng trong nền văn hóa dân gian dân tộc. Đó cũng chính là nội dung của chương trinh Dân ca nhạc cổ tuần này. Mời quý vị cùng tìm hiểu về: Nghệ thuật hát chèo Việt Nam. 

Trích một đoạn hát chèo

Hát chèo là loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam với việc sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình. Ðặc biệt tính tổng hợp của sân khấu chèo từ bản trò, đến đề tài nhân vật với sự "pha âm cách điệu" giữa âm nhạc, hát và múa. Sân khấu chèo xưa ra đời từ các làng chèo với các múa hội hát. Cứ mỗi độ xuân sang người muôn nơi lại bồi hồi bởi sự thúc giục của trống chèo và những lời ca tiếng hát của nghệ nhân làng chèo. Người xưa có câu "nhất cử động giai điểm vũ" điều đó biểu hiện nét đặc trưng của nghệ thuật chèo là "tính múa", những diễn xuất tinh tế của nghệ nhân chèo đều ở điểm này mà ra. Với đôi bàn tay khéo léo từng cử chỉ, động tác đã toát lên cái "thần" của nhân vật, qua đó thấy được thành công của người diễn. Từ mùa xuân rồi tới mùa thu trong các hội hè đình đám ở khắp vùng đồng bằng Bắc bộ không khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo. Cũng chính vì thế mà chèo mang tính quần chúng và được gọi là loại hình sân khấu của hội hè. Công chúng đam mê chèo bởi khi đến với sân khấu chèo có thể tận hưởng niềm vui từ những tiếng cười châm biếm đả kích sắc và tinh tế.

 Trích hát chèo.

Thưa quý vị và các bạn! Trong mỗi vở diễn, mỗi tình tiết, mỗi lớp nhân vật của chèo đều có cái hài xen kẽ với cái bi. Người xưa thường nói "có tích mới nên trò" điều đó khẳng định tích chuyện là linh hồn của vở diễn. Cũng chính vì vậy mà chèo được đánh giá là loại hình sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc. Ðiều này đã làm nên đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo cổ. Không những thế chèo còn thuộc loại sân khấu ước lệ cách điệu, sự khoa trương- tô phóng có tính chọn lọc đã làm nổi bật hơn những góc cạnh đặc trưng của nghệ thuật chèo- những mảng chèo đặc sắc được ra đời từ nhân tố đó. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, nghệ thuật gắn liền với những nét tương đồng về lối sống của xã hội thời đó. Thời xưa chèo mang đậm dấu vết của những điệu múa dân gian, hàng loạt lễ tiết của phần cúng tế trong các hội làng ở miền bắc Việt Nam. Trong con đường phát triển của nghệ thuật chèo có hình thức tương hợp song song với sự phát triển và sáng tạo. Cá nhân các nghệ sĩ, những nhà nghiên cứu... đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong bước đường hoàn thiện thể loại kịch hát dân tộc có tính bác học. Chèo hiện đại đã khẳng định được vị thế của mình với những vở diễn và hình tượng con người mới nhờ sự bảo tồn và phát huy truyền thống của nghệ thuật chèo cổ, xứng đáng tiêu biểu cho nghệ thuật sân khấu dân tộc.  Trải qua biết bao thế hệ, đến hôm nay những người con đất Việt - cả những người đang sống trên đất nước Việt Nam và những kiều bào ở xa tổ quốc, luôn coi nghệ thuật chèo là một "viên ngọc long lanh sắc màu" trong kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian dân tộc.

Trích hát chèo

Thưa quý vị! Nhắc đến chèo mà không ghi danh nghệ sỹ hát chèo là một thiếu sót. Và trong những nghệ sỹ hát chèo nổi tiếng, nghệ sỹ Thu Huyền là một trong những giọng ca chèo được nhiều người yêu thích. Bước vào làng chèo từ năm 14 tuổi, Thu Huyền làm xiêu lòng rất nhiều chàng trai bởi sự xinh đẹp, duyên dáng. Cô nổi tiếng với vai Thị Mầu nên  biệt danh “Thị Màu” làng chèo đã gắn với cô. Hãy cùng nghe một trích đoạn nổi tiếng đã gắn với biệt danh này của cô quý vị nhé!

Trích đoạn Thị Mầu – Thu Huyền

NSUT Thu Huyền là một trong số ít diễn viên trẻ thành công ở cả hai loại vai: đào lệch và đào thương, đặc biệt là vai Thị Mầu được khán giả đánh giá đã kế tục xứng đáng các bậc đàn anh, đàn chị. Khi nhắc đến NSUT Thu Huyền, người yêu mến chèo liên tưởng ngay đến vai Thị Mầu, đến ánh mắt sắc như dao cau của chị trên sân khấu. Có thể thấy rõ, vai Thị Mầu trong “Quan âm Thị Kính” được xem là vai thành công và làm nên tên tuổi của NSƯT Thu Huyền. Nhưng để có một Thị Mầu được khán giả nhớ mãi và yêu mến, ít ai biết NSƯT Thu Huyền phải trải qua những khó khăn vừa chủ quan lẫn khách quan. Thời học năm thứ hai, Thu Huyền nói vai diễn Thị Mầu là vai diễn các sinh viên học chèo đều phải “thử sức”, bởi vai diễn này hội tụ đủ các yếu tố của người nghệ sĩ kịch hát.Có nghĩa là vừa phải hát được, vừa phải có vũ đạo múa được và phải có diễn xuất trong vai diễn đó. Ngay cả bản thân Thu Huyền cũng gặp nhiều khó khăn, vì khi học múa hay học hát, kỹ thuật biểu diễn chỉ là học cơ bản. Nhưng khi bước chân vào các vai diễn, vừa phải múa vừa phải diễn làm sao phải toát lên cái hồn cốt của nhân vật đó rất khó.Thị Mầu chỉ là một thiếu nữ 16 tuổi rất trẻ trung, làm sao để diễn ra điều đó. Và cái lẳng lơ của Thị Mầu cũng không phải lẳng lơ của một phụ nữ từng trải mà là cái lẳng lơ bản năng của cô gái mới lớn, nó phải ngây thơ, dễ thương. Và có một điều khó khăn nữa, bởi vì Thu Huyền rất thấp so với lớp bạn diễn nên khi học vai Thị Mầu, Thu Huyền vừa múa vừa phải kiễng chân cả tiếng đồng hồ. Chị cho biết thêm:

PV: Thu Huyền

Thưa quý vị và các bạn! NSUT Thu Huyền không không xây dựng tên tuổi một cách ồn ào như những bộ môn nghệ thuật khác, chị đi lên bằng chính khả năng và bằng đam mê vào môn nghệ thuật chèo. Và đến đây thì chúng tôi cũng xin nói lời chào tạm biệt. Hẹn gặp lại quý vị vào khung giờ này tuần sau cùng những làn điệu dân ca đặc sắc trên mọi miền đất nước Việt Nam thân yêu. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN VỚI DÂN CA NHẠC CỔ VIỆT NAM

Phát sóng: thứ 6 ngày 8-3

Kính chào QV&CB! Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong 15 phút chương trình phát thanh Đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8-3 xin được gửi những lời chúc ý nghĩa nhất đến các bà, các mẹ, các chị và các em gái. Chúc một nửa thế giới xinh đẹp 365 ngày luôn là ngày 8-3! Còn bây giờ mời quý vị cùng đến với phần nội dung chi tiết của chương trình tuần này.

NHẠC CẮT

Thưa QV&CB! Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo. Vùng trung châu và đồng bằng Bắc bộ là cái nôi của chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nghệ thuật chèo ngày càng phát triển và khẳng định được tầm quan trọng trong nền văn hóa dân gian dân tộc. Đó cũng chính là nội dung của chương trinh Dân ca nhạc cổ tuần này. Mời quý vị cùng tìm hiểu về: Nghệ thuật hát chèo Việt Nam. 

Trích một đoạn hát chèo

Hát chèo là loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam với việc sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình. Ðặc biệt tính tổng hợp của sân khấu chèo từ bản trò, đến đề tài nhân vật với sự "pha âm cách điệu" giữa âm nhạc, hát và múa. Sân khấu chèo xưa ra đời từ các làng chèo với các múa hội hát. Cứ mỗi độ xuân sang người muôn nơi lại bồi hồi bởi sự thúc giục của trống chèo và những lời ca tiếng hát của nghệ nhân làng chèo. Người xưa có câu "nhất cử động giai điểm vũ" điều đó biểu hiện nét đặc trưng của nghệ thuật chèo là "tính múa", những diễn xuất tinh tế của nghệ nhân chèo đều ở điểm này mà ra. Với đôi bàn tay khéo léo từng cử chỉ, động tác đã toát lên cái "thần" của nhân vật, qua đó thấy được thành công của người diễn. Từ mùa xuân rồi tới mùa thu trong các hội hè đình đám ở khắp vùng đồng bằng Bắc bộ không khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo. Cũng chính vì thế mà chèo mang tính quần chúng và được gọi là loại hình sân khấu của hội hè. Công chúng đam mê chèo bởi khi đến với sân khấu chèo có thể tận hưởng niềm vui từ những tiếng cười châm biếm đả kích sắc và tinh tế.

 Trích hát chèo.

Thưa quý vị và các bạn! Trong mỗi vở diễn, mỗi tình tiết, mỗi lớp nhân vật của chèo đều có cái hài xen kẽ với cái bi. Người xưa thường nói "có tích mới nên trò" điều đó khẳng định tích chuyện là linh hồn của vở diễn. Cũng chính vì vậy mà chèo được đánh giá là loại hình sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc. Ðiều này đã làm nên đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo cổ. Không những thế chèo còn thuộc loại sân khấu ước lệ cách điệu, sự khoa trương- tô phóng có tính chọn lọc đã làm nổi bật hơn những góc cạnh đặc trưng của nghệ thuật chèo- những mảng chèo đặc sắc được ra đời từ nhân tố đó. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, nghệ thuật gắn liền với những nét tương đồng về lối sống của xã hội thời đó. Thời xưa chèo mang đậm dấu vết của những điệu múa dân gian, hàng loạt lễ tiết của phần cúng tế trong các hội làng ở miền bắc Việt Nam. Trong con đường phát triển của nghệ thuật chèo có hình thức tương hợp song song với sự phát triển và sáng tạo. Cá nhân các nghệ sĩ, những nhà nghiên cứu... đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong bước đường hoàn thiện thể loại kịch hát dân tộc có tính bác học. Chèo hiện đại đã khẳng định được vị thế của mình với những vở diễn và hình tượng con người mới nhờ sự bảo tồn và phát huy truyền thống của nghệ thuật chèo cổ, xứng đáng tiêu biểu cho nghệ thuật sân khấu dân tộc.  Trải qua biết bao thế hệ, đến hôm nay những người con đất Việt - cả những người đang sống trên đất nước Việt Nam và những kiều bào ở xa tổ quốc, luôn coi nghệ thuật chèo là một "viên ngọc long lanh sắc màu" trong kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian dân tộc.

Trích hát chèo

Thưa quý vị! Nhắc đến chèo mà không ghi danh nghệ sỹ hát chèo là một thiếu sót. Và trong những nghệ sỹ hát chèo nổi tiếng, nghệ sỹ Thu Huyền là một trong những giọng ca chèo được nhiều người yêu thích. Bước vào làng chèo từ năm 14 tuổi, Thu Huyền làm xiêu lòng rất nhiều chàng trai bởi sự xinh đẹp, duyên dáng. Cô nổi tiếng với vai Thị Mầu nên  biệt danh “Thị Màu” làng chèo đã gắn với cô. Hãy cùng nghe một trích đoạn nổi tiếng đã gắn với biệt danh này của cô quý vị nhé!

Trích đoạn Thị Mầu – Thu Huyền

NSUT Thu Huyền là một trong số ít diễn viên trẻ thành công ở cả hai loại vai: đào lệch và đào thương, đặc biệt là vai Thị Mầu được khán giả đánh giá đã kế tục xứng đáng các bậc đàn anh, đàn chị. Khi nhắc đến NSUT Thu Huyền, người yêu mến chèo liên tưởng ngay đến vai Thị Mầu, đến ánh mắt sắc như dao cau của chị trên sân khấu. Có thể thấy rõ, vai Thị Mầu trong “Quan âm Thị Kính” được xem là vai thành công và làm nên tên tuổi của NSƯT Thu Huyền. Nhưng để có một Thị Mầu được khán giả nhớ mãi và yêu mến, ít ai biết NSƯT Thu Huyền phải trải qua những khó khăn vừa chủ quan lẫn khách quan. Thời học năm thứ hai, Thu Huyền nói vai diễn Thị Mầu là vai diễn các sinh viên học chèo đều phải “thử sức”, bởi vai diễn này hội tụ đủ các yếu tố của người nghệ sĩ kịch hát.Có nghĩa là vừa phải hát được, vừa phải có vũ đạo múa được và phải có diễn xuất trong vai diễn đó. Ngay cả bản thân Thu Huyền cũng gặp nhiều khó khăn, vì khi học múa hay học hát, kỹ thuật biểu diễn chỉ là học cơ bản. Nhưng khi bước chân vào các vai diễn, vừa phải múa vừa phải diễn làm sao phải toát lên cái hồn cốt của nhân vật đó rất khó.Thị Mầu chỉ là một thiếu nữ 16 tuổi rất trẻ trung, làm sao để diễn ra điều đó. Và cái lẳng lơ của Thị Mầu cũng không phải lẳng lơ của một phụ nữ từng trải mà là cái lẳng lơ bản năng của cô gái mới lớn, nó phải ngây thơ, dễ thương. Và có một điều khó khăn nữa, bởi vì Thu Huyền rất thấp so với lớp bạn diễn nên khi học vai Thị Mầu, Thu Huyền vừa múa vừa phải kiễng chân cả tiếng đồng hồ. Chị cho biết thêm:

PV: Thu Huyền

Thưa quý vị và các bạn! NSUT Thu Huyền không không xây dựng tên tuổi một cách ồn ào như những bộ môn nghệ thuật khác, chị đi lên bằng chính khả năng và bằng đam mê vào môn nghệ thuật chèo. Và đến đây thì chúng tôi cũng xin nói lời chào tạm biệt. Hẹn gặp lại quý vị vào khung giờ này tuần sau cùng những làn điệu dân ca đặc sắc trên mọi miền đất nước Việt Nam thân yêu. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 26/02/2019 09:02 Lê Vĩnh Nhiên 11/04/2019 08:23

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà