DÂN CA NHẠC CỔ 26-4
Danh mục
Đến với dân ca nhạc cổ Việt Nam
NỘI DUNG

DÂN CA NHẠC CỔ 26-4

PTV: Chào quý vị và các bạn! Đến hẹn lại lên, chúng ta cùng gặp nhau trong chương trình phát thanh Đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Hy vọng thông qua những bài viết mà chúng tôi có dịp chia sẽ trong mỗi số phát sóng của chương trình sẽ giúp cho QV hiểu rõ hơn về những làn điệu dân ca của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta. Mời quý vị và các bạn cùng đến với nội dung chi tiết của  chương trình hôm nay.

Nhạc cắt

Những điệu hò vùng biển

Bài 1: Quý vị và các bạn thân mến! Cuộc mưu sinh hằng ngày của cư dân ven biển miền trung nói chung và ngư dân Quảng Trị nói riêng gắn chặt với biển, từ đó hình thành nên những điệu hò và lễ hội đặc sắc bên triền sóng. Nó không chỉ như mạch nguồn sống, mà còn tiếp thêm cho ngư dân động lực trên hành trình chinh phục biển lớn. Trong hành trình vươn khơi, đời này sang đời khác, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, cư dân ven biển  vẫn truyền khẩu những điệu hò đặc sắc, như những thể thơ lục bát quen thuộc, phản ánh đời sống sinh hoạt, công việc đánh bắt hải sản thường ngày. Hò khoan, hò đẩy thuyền, hò kéo lưới... mỗi điệu hò mang một sắc thái riêng, có tác dụng cổ vũ tinh thần hăng say lao động, xua tan sự khó khăn, nặng nhọc của nghề biển. Chính các điệu hò như một mạch sống, tạo nên sự gắn kết cộng đồng trong sinh hoạt và trong sản xuất trên biển.

Về cơ bản, hò đẩy thuyền xuất phát từ yêu cầu của công việc lao động nặng nhọc, đòi hỏi sự tham gia của đông đảo bà con. Một người trong nhóm hò một câu lục bát liền mạch, khi hết câu thì “hè, hè, hè” lên, mọi người cùng nghe hò, chuẩn bị sức, đến câu cuối cùng ráng sức, ghé vai đẩy thuyền đi. Nghỉ lấy sức vài phút, đến người khác lại hò, lại tập trung sức đẩy thuyền, đưa con thuyền tới đích. Còn hò kéo neo, kéo buồm lại độc đáo ở chỗ những câu hò đánh nhịp, mỗi nhịp ngắn, chắc, khỏe dứt khoát. Cứ ba tiếng một, đủ cho quãng thời gian kéo dây từ ngoài vào trong (kéo neo) hoặc kéo dây từ trên xuống (kéo buồm), cộng thêm tiếng “dô ta... hò dô ta” hào sảng. Nhưng đặc sắc hơn cả là hò khoan - chèo cạn, gồm năm mái hò. Sự kết hợp năm mái hò đã diễn tả đầy đủ hoạt động của một con thuyền từ lúc rời bến rồi quay trở lại đất liền trong niềm vui khoang đầy cá. Hò khoan là do một tập thể người lao động cùng hát. Nơi thể hiện đầu tiên là trên thuyền ra khơi đánh cá, trong những lúc không thuận buồm xuôi gió, tất cả thủy thủ và thuyền trưởng cùng hò.

Trích: Hò hụi Bình trị Thiên

Bên cạnh đó, Ở Tùng Luật thuộc xã Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh còn có một lễ hội và một điệu hát rất đăc biệt gắn liền với lễ hội đó, người ta gọi là “chèo Cạn” Làng Tùng. Nhưng cái cốt lõi của những điệu chèo ấy lại chính là hát trong các dịp lễ cầu mùa và lễ đưa linh cho cá voi. Sau này người dân sử dụng trong cả lễ đưa linh những người quá cố về với tổ tiên ông bà.  Không khí một buổi lễ đưa linh cá Ông hoặc cầu ngư đều rất trang trọng, điệu hò do hai hò cái, gồm một nam và một nữ xướng, cùng với 12 người chèo cạn tham gia. Hò chèo cạn sáng tác theo lối thơ ngũ ngôn, câu cuối khổ trước được lặp lại câu đầu khổ sau, mỗi khổ thơ một đoạn hò. Bà  Phạm Thị Niếu ở Vĩnh Giang VL nói thêm:

PV: Niếu

Với nhiều thế hệ người dân làng biển Tùng Luật, hò khoan - chèo cạn, múa bông, hò đưa linh... như là hồn cốt của làng mình vậy. Nưng phần lớn “chèo Cạn” hát bằng tiếng Hán nên bây giờ làm thế nào để người dân bây giờ hiểu được mới là vấn đề quan trọng. Hiện nay đội “chèo Cạn” của làng Tùng Luật còn 23 người, trong đó rất nhiều người biết hát, chèo các điệu rất thuần thục. Những diễn viên trong đội hàng ngày vẫn chăm chỉ trồng tiêu, nuôi tôm nuôi cá và cấy lúa, đến cuối ngày họ lại gặp nhau tại nhà văn hóa của thôn để hát tiếp một khúc ca mới, tập nốt một điệu chèo.

Trích chèo cạn

Bài 2: Thưa quý vị và các bạn! Việt nam chúng ta có rất nhiều nhạc cụ độc đáo, trong đó đàn bầu là một trong những nhạc cụ như thế! Đàn bầu còn gọi là độc huyền cầm là loại đàn một dây truyền thống từ xưa của người Việt, thanh âm phát ra nhờ việc sử dụng que hay miếng gảy vào dây đàn. Dựa theo cấu tạo của hộp của đàn, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Đàn bầu là nhạc cụ truyền thống xuất hiện bên cạnh các nhạc cụ cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác và chuyển soạn một số bản nhạc dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu kết hợp tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca… Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ. Em Văn Tú – một sinh viên người QT hiện đang học tại nhạc viện TPHCM khoa nhạc cụ truyền thống tâm sự:

PV: Tú

Giới nghiên cứu âm nhạc hiện nay chưa tìm ra thời điểm xuất hiện đàn bầu. Đàn bầu thường có hình dạng một ống tròn (bằng tre, bương, luồng) hoặc hình hộp chữ nhật (bằng gỗ); một đầu to, một đầu vuốt nhỏ hơn một chút; thường có chiều dài khoảng 110 cm, đường kính hoặc bề ngang ở đầu to khoảng 12,5 cm, đầu nhỏ khoảng 9,5 cm; cao khoảng 10,5 cm. Ở loại đàn gỗ Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung. Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật ở giữa để thoát âm đồng thời cầm đàn khi di chuyển và một khoảng trống để cột dây đàn. Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai hoặc mun để cho chắc chắn và có thể bắt vít cho khóa dây đàn.

Trên mặt đầu to có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn. Qua ngựa đàn, dây đàn được luồn xuống và cột vào trục lên dây đàn xuyên qua thành đàn, trục này được làm đẹp và nó được giấu phía sau thành đàn. Ngày nay người ta dùng khóa dây đàn bằng kim loại cho chắc để chống tuột dây đàn. Trên mặt đầu nhỏ của đàn có một cần dây làm bằng gỗ hoặc sừng, được gọi là cần đàn hoặc vòi đàn. Cần đàn xuyên qua nửa đầu trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ theo hình dạng tương tự và cắm vào một lỗ trên mặt đầu nhỏ của vỏ đàn. Một đầu dây đàn buộc cố định vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn.

Que gảy đàn: thường được vót bằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm… Người ta hay làm bông hoặc tưa đầu nhọn một chút để làm mềm âm thanh khi gảy. Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10 cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4-4,5 cm.

Đàn bầu phù hợp với những giai điệu trữ tình, êm dịu, tuy nhiên những nghệ nhân xẩm có thể sử dụng nó để diễn những bài hát vui như xẩm xoan hoặc những ca khúc mới, giàu chất tươi tắn và khỏe mạnh. Ca dao Việt Nam có câu “Đàn bầu ai gãy nấy nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” ý nói tiếng đàn dễ dàng thu hút được tình cảm người nghe. Mời quý vị cùng nghe trích đoạn đàn bầu Lòng mẹ do nghệ sĩ Phạm Đức Thành biểu diễn:

Trích đoạn đàn bầu : Lòng mẹ - Phạm Đức Thành

Bài 3: Thưa quý vị! Hát chầu văn có nhiều hình thức khác nhau gồm: hát thờ, hát cửa đền, hát hầu, hát thi. Nhịp điệu và tiết tấu có chậm, vừa và nhanh. Bên cạnh những làn điệu có tiết tấu rõ ràng, tính chất âm nhạc trong sáng, đậm nét dân ca đồng bằng Bắc Bộ trong các điệu bồng mạc, sa mạc, cò lả... và âm hưởng của Ca trù trong các điệu bỉ, phú nói, phú bình, phú chênh, phú tỳ bà,... cũng thể hiện rất rõ nét trong kết cấu giai điệu của âm nhạc trong hát chầu văn. Trên thực tế, hát văn hay hát chầu văn còn có thể tồn tại riêng biệt. Ở Nam Định, hát văn biểu hiện chủ yếu dưới hình thức hát hầu trong các giá đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu và hát cửa đền ở các di tích thờ Đức Thánh Trần, diễn ra trong cả năm, nhưng tập trung nhất vào tháng Ba và tháng Tám Âm lịch. Những năm gần đây, còn có hát thi trong lễ hội Phủ Dầy. Một số làn điệu cơ bản của hát văn gồm: Vỉa (thường ở giai đoạn bắt đầu, lời văn thể lục bát), Bỉ, Miễu, Thống, Phú, Kiều dương, Dọc, Cờn, Xá, Hãm, hay các điệu Lưu thuỷ, Dồn, Bỏ bộ…, với lời văn thường ở thể thơ lục bát và song thất lục bát.

Trích hát chầu văn – Văn Chương

Trong Nghi lễ Chầu văn của người Việt, các hình thức biểu đạt, động tác múa, âm nhạc và lời hát văn đều mang dấu ấn lịch sử, ghi lại sự tích và ca ngợi công đức của những nhân vật lịch sử có công với dân, với nước. Về giá trị văn hóa, Nghi lễ Chầu văn của người Việt là tín ngưỡng bản địa, tích hợp các hình thức văn hoá dân gian khác nhau như: âm nhạc, ngôn ngữ, tri thức dân gian, ca hát, nhảy múa, nghề thủ công truyền thống, trang phục cùng với nghệ thuật trang trí, kiến trúc, ẩm thực... trong một thể thống nhất hữu cơ hoàn chỉnh, trong đó yếu tố “sân khấu” kết hợp chặt chẽ với yếu tố tâm linh, phản ánh tư duy, nhận thức về tự nhiên, xã hội của cộng đồng. Tín ngưỡng này vừa bảo tồn các giá trị truyền thống như "uống nước nhớ nguồn", vừa được cộng đồng tái tạo, tích hợp các giá trị văn hoá mới, để thích ứng với điều kiện cuộc sống hiện đại, vì vậy nó có sức hấp dẫn cao đối với mọi người, nhất là những người theo tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ.

Nghi lễ Chầu văn của người Việt được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho lập hồ sơ trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong giai đoạn tới và đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1), loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng, tháng 12 năm 2012. Và hi vọng cùng với các loại hình dân ca khác hát chầu văn sẽ là một trong những món ăn tinh thần đặc sắc của người Việt chúng ta./.

Chào cuối!

 

 

 

DÂN CA NHẠC CỔ 26-4

PTV: Chào quý vị và các bạn! Đến hẹn lại lên, chúng ta cùng gặp nhau trong chương trình phát thanh Đến với dân ca nhạc cổ tuần này. Hy vọng thông qua những bài viết mà chúng tôi có dịp chia sẽ trong mỗi số phát sóng của chương trình sẽ giúp cho QV hiểu rõ hơn về những làn điệu dân ca của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta. Mời quý vị và các bạn cùng đến với nội dung chi tiết của  chương trình hôm nay.

Nhạc cắt

Những điệu hò vùng biển

Bài 1: Quý vị và các bạn thân mến! Cuộc mưu sinh hằng ngày của cư dân ven biển miền trung nói chung và ngư dân Quảng Trị nói riêng gắn chặt với biển, từ đó hình thành nên những điệu hò và lễ hội đặc sắc bên triền sóng. Nó không chỉ như mạch nguồn sống, mà còn tiếp thêm cho ngư dân động lực trên hành trình chinh phục biển lớn. Trong hành trình vươn khơi, đời này sang đời khác, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, cư dân ven biển  vẫn truyền khẩu những điệu hò đặc sắc, như những thể thơ lục bát quen thuộc, phản ánh đời sống sinh hoạt, công việc đánh bắt hải sản thường ngày. Hò khoan, hò đẩy thuyền, hò kéo lưới... mỗi điệu hò mang một sắc thái riêng, có tác dụng cổ vũ tinh thần hăng say lao động, xua tan sự khó khăn, nặng nhọc của nghề biển. Chính các điệu hò như một mạch sống, tạo nên sự gắn kết cộng đồng trong sinh hoạt và trong sản xuất trên biển.

Về cơ bản, hò đẩy thuyền xuất phát từ yêu cầu của công việc lao động nặng nhọc, đòi hỏi sự tham gia của đông đảo bà con. Một người trong nhóm hò một câu lục bát liền mạch, khi hết câu thì “hè, hè, hè” lên, mọi người cùng nghe hò, chuẩn bị sức, đến câu cuối cùng ráng sức, ghé vai đẩy thuyền đi. Nghỉ lấy sức vài phút, đến người khác lại hò, lại tập trung sức đẩy thuyền, đưa con thuyền tới đích. Còn hò kéo neo, kéo buồm lại độc đáo ở chỗ những câu hò đánh nhịp, mỗi nhịp ngắn, chắc, khỏe dứt khoát. Cứ ba tiếng một, đủ cho quãng thời gian kéo dây từ ngoài vào trong (kéo neo) hoặc kéo dây từ trên xuống (kéo buồm), cộng thêm tiếng “dô ta... hò dô ta” hào sảng. Nhưng đặc sắc hơn cả là hò khoan - chèo cạn, gồm năm mái hò. Sự kết hợp năm mái hò đã diễn tả đầy đủ hoạt động của một con thuyền từ lúc rời bến rồi quay trở lại đất liền trong niềm vui khoang đầy cá. Hò khoan là do một tập thể người lao động cùng hát. Nơi thể hiện đầu tiên là trên thuyền ra khơi đánh cá, trong những lúc không thuận buồm xuôi gió, tất cả thủy thủ và thuyền trưởng cùng hò.

Trích: Hò hụi Bình trị Thiên

Bên cạnh đó, Ở Tùng Luật thuộc xã Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh còn có một lễ hội và một điệu hát rất đăc biệt gắn liền với lễ hội đó, người ta gọi là “chèo Cạn” Làng Tùng. Nhưng cái cốt lõi của những điệu chèo ấy lại chính là hát trong các dịp lễ cầu mùa và lễ đưa linh cho cá voi. Sau này người dân sử dụng trong cả lễ đưa linh những người quá cố về với tổ tiên ông bà.  Không khí một buổi lễ đưa linh cá Ông hoặc cầu ngư đều rất trang trọng, điệu hò do hai hò cái, gồm một nam và một nữ xướng, cùng với 12 người chèo cạn tham gia. Hò chèo cạn sáng tác theo lối thơ ngũ ngôn, câu cuối khổ trước được lặp lại câu đầu khổ sau, mỗi khổ thơ một đoạn hò. Bà  Phạm Thị Niếu ở Vĩnh Giang VL nói thêm:

PV: Niếu

Với nhiều thế hệ người dân làng biển Tùng Luật, hò khoan - chèo cạn, múa bông, hò đưa linh... như là hồn cốt của làng mình vậy. Nưng phần lớn “chèo Cạn” hát bằng tiếng Hán nên bây giờ làm thế nào để người dân bây giờ hiểu được mới là vấn đề quan trọng. Hiện nay đội “chèo Cạn” của làng Tùng Luật còn 23 người, trong đó rất nhiều người biết hát, chèo các điệu rất thuần thục. Những diễn viên trong đội hàng ngày vẫn chăm chỉ trồng tiêu, nuôi tôm nuôi cá và cấy lúa, đến cuối ngày họ lại gặp nhau tại nhà văn hóa của thôn để hát tiếp một khúc ca mới, tập nốt một điệu chèo.

Trích chèo cạn

Bài 2: Thưa quý vị và các bạn! Việt nam chúng ta có rất nhiều nhạc cụ độc đáo, trong đó đàn bầu là một trong những nhạc cụ như thế! Đàn bầu còn gọi là độc huyền cầm là loại đàn một dây truyền thống từ xưa của người Việt, thanh âm phát ra nhờ việc sử dụng que hay miếng gảy vào dây đàn. Dựa theo cấu tạo của hộp của đàn, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Đàn bầu là nhạc cụ truyền thống xuất hiện bên cạnh các nhạc cụ cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác và chuyển soạn một số bản nhạc dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu kết hợp tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca… Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ. Em Văn Tú – một sinh viên người QT hiện đang học tại nhạc viện TPHCM khoa nhạc cụ truyền thống tâm sự:

PV: Tú

Giới nghiên cứu âm nhạc hiện nay chưa tìm ra thời điểm xuất hiện đàn bầu. Đàn bầu thường có hình dạng một ống tròn (bằng tre, bương, luồng) hoặc hình hộp chữ nhật (bằng gỗ); một đầu to, một đầu vuốt nhỏ hơn một chút; thường có chiều dài khoảng 110 cm, đường kính hoặc bề ngang ở đầu to khoảng 12,5 cm, đầu nhỏ khoảng 9,5 cm; cao khoảng 10,5 cm. Ở loại đàn gỗ Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung. Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật ở giữa để thoát âm đồng thời cầm đàn khi di chuyển và một khoảng trống để cột dây đàn. Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai hoặc mun để cho chắc chắn và có thể bắt vít cho khóa dây đàn.

Trên mặt đầu to có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn. Qua ngựa đàn, dây đàn được luồn xuống và cột vào trục lên dây đàn xuyên qua thành đàn, trục này được làm đẹp và nó được giấu phía sau thành đàn. Ngày nay người ta dùng khóa dây đàn bằng kim loại cho chắc để chống tuột dây đàn. Trên mặt đầu nhỏ của đàn có một cần dây làm bằng gỗ hoặc sừng, được gọi là cần đàn hoặc vòi đàn. Cần đàn xuyên qua nửa đầu trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ theo hình dạng tương tự và cắm vào một lỗ trên mặt đầu nhỏ của vỏ đàn. Một đầu dây đàn buộc cố định vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn.

Que gảy đàn: thường được vót bằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm… Người ta hay làm bông hoặc tưa đầu nhọn một chút để làm mềm âm thanh khi gảy. Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10 cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4-4,5 cm.

Đàn bầu phù hợp với những giai điệu trữ tình, êm dịu, tuy nhiên những nghệ nhân xẩm có thể sử dụng nó để diễn những bài hát vui như xẩm xoan hoặc những ca khúc mới, giàu chất tươi tắn và khỏe mạnh. Ca dao Việt Nam có câu “Đàn bầu ai gãy nấy nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” ý nói tiếng đàn dễ dàng thu hút được tình cảm người nghe. Mời quý vị cùng nghe trích đoạn đàn bầu Lòng mẹ do nghệ sĩ Phạm Đức Thành biểu diễn:

Trích đoạn đàn bầu : Lòng mẹ - Phạm Đức Thành

Bài 3: Thưa quý vị! Hát chầu văn có nhiều hình thức khác nhau gồm: hát thờ, hát cửa đền, hát hầu, hát thi. Nhịp điệu và tiết tấu có chậm, vừa và nhanh. Bên cạnh những làn điệu có tiết tấu rõ ràng, tính chất âm nhạc trong sáng, đậm nét dân ca đồng bằng Bắc Bộ trong các điệu bồng mạc, sa mạc, cò lả... và âm hưởng của Ca trù trong các điệu bỉ, phú nói, phú bình, phú chênh, phú tỳ bà,... cũng thể hiện rất rõ nét trong kết cấu giai điệu của âm nhạc trong hát chầu văn. Trên thực tế, hát văn hay hát chầu văn còn có thể tồn tại riêng biệt. Ở Nam Định, hát văn biểu hiện chủ yếu dưới hình thức hát hầu trong các giá đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu và hát cửa đền ở các di tích thờ Đức Thánh Trần, diễn ra trong cả năm, nhưng tập trung nhất vào tháng Ba và tháng Tám Âm lịch. Những năm gần đây, còn có hát thi trong lễ hội Phủ Dầy. Một số làn điệu cơ bản của hát văn gồm: Vỉa (thường ở giai đoạn bắt đầu, lời văn thể lục bát), Bỉ, Miễu, Thống, Phú, Kiều dương, Dọc, Cờn, Xá, Hãm, hay các điệu Lưu thuỷ, Dồn, Bỏ bộ…, với lời văn thường ở thể thơ lục bát và song thất lục bát.

Trích hát chầu văn – Văn Chương

Trong Nghi lễ Chầu văn của người Việt, các hình thức biểu đạt, động tác múa, âm nhạc và lời hát văn đều mang dấu ấn lịch sử, ghi lại sự tích và ca ngợi công đức của những nhân vật lịch sử có công với dân, với nước. Về giá trị văn hóa, Nghi lễ Chầu văn của người Việt là tín ngưỡng bản địa, tích hợp các hình thức văn hoá dân gian khác nhau như: âm nhạc, ngôn ngữ, tri thức dân gian, ca hát, nhảy múa, nghề thủ công truyền thống, trang phục cùng với nghệ thuật trang trí, kiến trúc, ẩm thực... trong một thể thống nhất hữu cơ hoàn chỉnh, trong đó yếu tố “sân khấu” kết hợp chặt chẽ với yếu tố tâm linh, phản ánh tư duy, nhận thức về tự nhiên, xã hội của cộng đồng. Tín ngưỡng này vừa bảo tồn các giá trị truyền thống như "uống nước nhớ nguồn", vừa được cộng đồng tái tạo, tích hợp các giá trị văn hoá mới, để thích ứng với điều kiện cuộc sống hiện đại, vì vậy nó có sức hấp dẫn cao đối với mọi người, nhất là những người theo tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ.

Nghi lễ Chầu văn của người Việt được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho lập hồ sơ trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong giai đoạn tới và đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1), loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng, tháng 12 năm 2012. Và hi vọng cùng với các loại hình dân ca khác hát chầu văn sẽ là một trong những món ăn tinh thần đặc sắc của người Việt chúng ta./.

Chào cuối!

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 22/04/2019 14:33 Lê Vĩnh Nhiên 25/04/2019 13:22

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà