Đất và người Quảng Trị
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG

Kịch bản chuyên mục Đất và người Quảng Trị

Thưa Qv & các bạn!

Cam Lộ - Như ngữ nghĩa sương ngọt của mình, là mảnh đất mà con người và thiên nhiên luôn chắt chiu để có được các cánh đồng Kim Ðâu, kho thóc Trương Xá,… cùng sự phồn thịnh của chợ Phiên và chợ Sòng,... Vùng đất này còn mang trong mình nhiều câu chuyện, nhiều dấu ấn lịch sử đặc biệt quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đặc biệt, nơi đây lịch sử từng hai lần chọn đặt “kinh đô kháng chiến” quốc gia, đó là thành Tân Sở và thị trấn Cam Lộ.

Truyền thống văn hóa lịch sử chính là hành trang quý báu để Đảng bộ và nhân

dân huyện Cam Lộ vững tin, nỗ lực trong công cuộc đổi mới, hội nhập đồng thời ra sức gìn giữ những di tích lịch sử cách mạng nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước của cha ông, đồng thời là điểm đến thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người Cam Lộ với bạn bè trong nước và quốc tế.

Trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, mảnh đất Cam Lộ đầy ắp biết bao sự kiện, bao số phận của con người, nơi hội tụ nổi nhớ niềm thương và máu xương cả nước. Cam Lộ là vùng bán sơn địa, với vị thế núi non, sông suối và tấm lòng son của đồng chí, đồng bào mà đã trở thành phên dậu của nhiều đời biến động giang sơn. Cam Lộ từng hai lần là “ kinh đô kháng chiến” đó là sơn phòng Tân Sở - nơi vua Hàm Nghi dựng cờ, ban Chiếu Cần Vương chống Pháp; thành huyện Cam Lộ - nơi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đặt trụ sở làm việc và đón tiếp các nguyên thủ quốc gia trên thế giới thời chống Mỹ.    

Và, trong gần 50 năm qua, mỗi lần nhắc đến những cái tên như điểm cao 241- Carol, điểm cao 544-Fuler, đồi Không tên hoặc đến Đầu Mầu, Động Tròn, Ngã tư Sòng, Mai Lộc, Tân Tường, Hồ Khê, Tân Kim, Đá Mài, Đá Bạc,... lòng người lại dâng lên nỗi tự hào bi tráng về những chiến công và chiến thắng vang dội đã đập tan lá chắn thép, pháo đài bất khả xâm phạm, con mắt thần của hàng rào điện tử McNamara góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Và trong ký ức của những người đã đi qua chiến tranh, niềm xúc động khi nhắc đến những địa danh lịch sử ấy vẫn vẹn nguyên.

PV; Bà Nguyễn Thị Luy, Thôn Mai Đàn, Cam Chính, Cam Lộ

          Lịch sử là một dòng chảy liên tục không ngừng nghỉ. Truyền thống văn hóa lịch sử chính là hành trang quý báu để Đảng bộ và nhân dân Cam Lộ vững tin, nỗ lực trong công cuộc đổi mới, hội nhập. Cùng với công cuộc dựng xây quê hương, những di tích lịch sử vẫn luôn được chính quyền và nhân dân Cam Lộ nỗ lực gìn giữ. Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, từ năm 1993 việc tôn tạo khu di tích quốc gia trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được tiến hành từng bước, đến năm 2019 tiếp nhận nhà làm việc của Bộ Ngoại giao, cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình quan trọng. Di tích Nhà Tằm - Tân Tường, nơi thành lập một trong ba chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Quảng Trị, thành lập Huyện ủy Cam Lộ và Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Trị đã được đầu tư xây dựng hoàn thành giai đoạn một đưa vào sử dụng dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng 3/2/2005.

          Hiện nay, huyện Cam Lộ đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình Đền tưởng niệm vua Hàm Nghi giai đoạn một tại di tích lịch sử quốc gia thành Tân Sở để kịp khánh thành đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 135 năm Ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương ngày 13/7/1885. Các di tích lịch sử cách mạng còn lại đã được huyện kiểm kê, đánh giá, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng bia di tích để từng bước bảo tồn, tôn tạo, phục dựng. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp, huyện đã nỗ lực rất lớn để từng bước bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng quan trọng trên địa bàn.

PV: Ông Trần Anh Tuấn, PCT UBND huyện Cam Lộ

Có thể nói, thời gian qua huyện Cam Lộ đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các giá trị di tích lịch sử cách mạng, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong Nhân dân. Hằng năm, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện và các xã, thị trấn phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa dã ngoại tham quan các di tích lịch sử gắn với giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho học sinh. Đặc biệt, các di tích thành Tân Sở, Nhà Tằm- Tân Tường, trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được khai thác hiệu quả để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, gắn với các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của Nhân dân.

          PV: Em Hoàng Thảo Quyên, Học sinh trường THCS TRần Hưng Đạo, Cam Lộ

          PV: Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội CCB Cam Lộ

          Theo thống kê hiện nay Cam Lộ có hơn 20 điểm di tích lịch sử cách mạng, ghi dấu chiến công chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và công tác bảo tồn, trùng tu và

phát huy các giá trị di tích lịch sử cách mạng đã được Đảng bộ, nhân dân đặc biệt quan tâm. Bởi các di tích này có ý nghĩa to lớn, trở thành kỷ vật vô giá, là niềm tự hào, nơi giáo dục cho các thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, yêu nước của cha ông, đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá về mảnh đất Cam Lộ anh hùng, bất khuất trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc.

PV: Ông Trần Anh Tuấn, PCT UBND huyện Cam Lộ

Di tích lịch sử cách mạng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Với những nỗ lực từng bước bảo tồn, tôn tạo và phát huy hiệu quả giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn, huyện Cam Lộ đã góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, đưa văn hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, làm tròn trách nhiệm giữ gìn tài sản vô giá đối với cha anh đi trước và thế hệ mai sau.

Chào cuối

Đón xem

Cam Lộ mãnh đất mang trong mình nhiều câu chuyện, nhiều dấu ấn lịch sử đặc biệt quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Truyền thống văn hóa lịch sử chính là hành trang quý báu để Đảng bộ và nhân dân huyện Cam Lộ vững tin, nỗ lực trong công cuộc đổi mới, hội nhập đồng thời ra sức gìn giữ những di tích lịch sử cách mạng nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước của cha ông, đồng thời là điểm đến thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người Cam Lộ với bạn bè trong nước và quốc tế. Chuyên mục đất và người Quảng Trị được phát sóng vào lúc 18h thứ 2 ngày 13/4 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị, mời QV & các bạn chú ý đón xem.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 10/04/2020 09:05 Phạm Như Quỳnh 10/04/2020 09:05
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà