Khoa học môi trường
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và môi trường 16/7

MC1: Kính chào QV & các bạn! Rất vui khi được đồng hành cùng QV & các bạn trong chuyên mục khoa học và môi trường tuần này. Chương trình hôm nay sau phần tin mời QV & các bạn theo dõi phóng sự: Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê - hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp bền vững. Sau đây là phần nội dung chi tiết.

Nhạc cắt

Trước hết mời QV & các bạn cùng nghe phần tin

MC2: Hội đồng KH&CN vừa tiến hành Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước.

“Nghiên cứu quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản và đa dạng hóa các sản phẩm từ cây Cà Gai Leo ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ, thích ứng với biến đổi khí hậu, theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn GACP và hình thành chuỗi giá trị” do Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân triển khai thực hiện trên địa bàn xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ từ tháng 12/2016 đến nay. Nhiệm vụ hướng đến mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu Cà gai leo trên địa bàn huyện Cam Lộ góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho bà con. Đồng thời tiếp tục nâng cấp nhà xưởng, xây dựng các phòng chuyên dụng đạt chuẩn, dần hướng đến xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP để sản xuất đa dạng hóa các loại sản phẩm từ Cà gai leo và các loại dược liệu khác.

MC1: Vừa qua, Hội đồng tư vấn đã tiến hành thẩm định thuyết minh đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ”. Đề tài do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện.

Đề tài hướng sẽ tiến hành đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên các bậc học, cấp học của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Dự báo xu hướng về số lượng, chất lượng. Xây dựng các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông cho các bậc học, cấp học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tăng cường phân cấp giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong công, tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Tăng cường đánh giá giáo viên, thanh tra, kiểm tra chuyên môn ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Từ đó, tham mưu ban hành cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.

Nhạc cắt

MC1:  Thưa QV & các bạn! Từ lâu cây cà phê được xem là cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa và đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương này. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, các phế phụ phẩm từ cà phê đặc biệt là vỏ cà phê lại trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó, Sở KH&CN đã chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN nghiên cứu, phân lập các chủng vi sinh vật và hoàn thiện quy trình, công nghệ sản xuất thành công chế phẩm vi sinh vật Compo- QTMIC phân giải vỏ cà phê đạt kết quả rất cao. Trung tâm tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng – Hướng Hóa đạt những kết quả tích cực, không chỉ giải quyết được vấn đề về môi trường mà còn sản xuất một lượng phân hữu cơ rất lớn phục vụ sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng, giảm chi phí.

Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê - hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp bền vững

MC2: Trong quá trình ủ, các xã viên Hợp tác xã Công Bằng Sa Mù, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa thường xuyên tiến hành kiểm tra độ ẩm và chất lượng của đống ủ sau đó tiến hành đảo trộn hỗn hợp này để đảm bảo chất lượng phân tốt nhất trước khi đem bón cho cây trồng.  Sau 2 tháng ủ với chế phẩm vi sinh, từ những xe vỏ cà phê tươi thải ra đã trở thành hỗn hợp phân hữu cơ có thể sử dụng cho mọi loại đất với hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Có thể nói nếu như trước đây bài toán về rác thải phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp luôn là một bài toán khó tuy nhiên, từ năm 2017, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ về kỹ thuật, chế phẩm vi sinh, máy xay… các thành viên trong HTX Công Bằng Sa Mù, xã Hướng Phùng đã ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê sản xuất trên 200 tấn, đảm bảo đủ cung cấp cho bà con xã viên. Thấy hiệu quả từ mô hình sản xuất phân hữu cơ  từ vỏ cà phê này hiện nay, người dân tại xã Hướng Phùng hầu như đều tận dụng các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để làm phân hữu cơ. Từ chỗ vỏ cà phê sau chế biến đem đổ bỏ gây ô nhiễm môi trường thì đến nay vỏ cà phê được các cơ sở chế biến bán được giá cao. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được bà con nông dân đã chủ động nhân rộng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh trong sản xuất phân hữu cơ. Ông Võ Thanh Hoàng, Giám đốc HTX Công Bằng Sa Mù, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa cho biết:

Băng ghi âm

MC1: Việc tận dụng lượng vỏ cà phê sau khi chế biến để ủ thành phân bón hữu cơ đã mang lại hiệu quả kép cho người dân vừa giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giảm thiểu được chi phí đầu tư trong sản xuất. Từ hiệu quả đạt được, thực hiện Quyết định số 324/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng chế biến vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị, Sở KH&CN đã tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn kỹ thuật và tiến hành cấp chế phẩm vi sinh Compo-QTMIC và Tricho-Pseu cho người dân ở địa phương để sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê. Và đến nay ước tính hàng năm riêng xã Hướng Phùng sản xuất được khoảng 300 tấn phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp.  Ông Võ Thanh Hoàng, Giám đốc HTX  Công Bằng Sa Mù, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa cho biết thêm:

Băng ghi âm

MC2: Theo Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị đã tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn kỹ thuật và tiến hành cấp chế phẩm vi sinh cho các địa phương. Riêng tại địa bàn huyện Hướng Hóa, với sự hỗ trợ của đề án, người dân đã rất chủ động trong sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê. Ông Lê Mậu Bình, Thạc sỹ Sinh học thực nghiệm, trưởng phòng Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN, Sở KH&CN Quảng Trị cho biết:

Băng ghi âm

MC1: Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học, trong đó có công nghệ vi sinh vào sản xuất đã mang lại những tác dụng to lớn cho ngành nông nghiệp với những ưu điểm vượt trội như: Giúp cân bằng hệ sinh thái, cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất, tăng độ phì nhiêu và khống chế, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, sâu hại cho đất, kiểm soát dòng chảy của phân bón, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, bảo vệ môi trường….

MC2: Quý vị và các bạn thân mến! Chuyên mục KHCN kỳ này xin được khép lại tại đây, cảm ơn QV & các bạn đã quan tâm theo dõi, xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

 

Đón nghe:

Cây cà phê được xem là cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa và đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương này. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, các phế phụ phẩm từ cà phê đặc biệt là vỏ cà phê lại trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó, Sở KH&CN đã chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN nghiên cứu và hoàn thiện quy trình, công nghệ sản xuất thành công chế phẩm vi sinh vật Compo- QTMIC phân giải vỏ cà phê, xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng. Chuyên mục KHCN được phát sóng vào 11h10 thứ 6 ngày 16/7 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị, mời QV & các bạn đón nghe.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 13/07/2021 07:49 Lê Vĩnh Nhiên 22/06/2022 14:36
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà