khoa học và môi trường
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục Khoa học đời sống phát thanh

Mc: Kính chào quý vị và các bạn! Bây giờ là 10 phút của chương trình phát thanh khoa học và môi trường. Chương trình được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị tần số 92,5 MHZ.

MC2: Quý vị và các bạn thân mến! Với những ưu điểm như thời gian nuôi ngắn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, so với các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm, mè, chép, rô phi… thì cá leo đang dần tỏ ra là một đối tượng nuôi mới đầy triển vọng, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

MC1: Tuy nhiên, hiện nay do người dân tự phát nuôi nên để nhân rộng mô hình này sở KHCN tỉnh Quảng Trị đã đề xuất đặt Trường Đại học Nông Lâm Huế thực hiện Đề tài KH&CN cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Leo phù hợp tại tỉnh Quảng Trị. Chuyên mục KH và môi trường tuần này sẽ chuyển tải đến QV & các bạn nội dung này. Mời Qv & các bạn cùng nghe!

Nhạc cắt

 

Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Leo –một số kết quả bước đầu

MC1: Thưa QV & các bạn! Nhằm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Leo phù hợp tại tỉnh Quảng Trị. Sở KH&CN đề xuất đặt Trường Đại học Nông Lâm Huế thực hiện Đề tài KH&CN cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá phù hợp tại tỉnh Quảng Trị. Đến nay đã đạt được kết quả bước đầu trong nghiên cứu nuôi vỗ và đánh giá mức độ thành thục sinh dục của cá Leo; kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá Leo. Phóng sự sau là ghi nhận kết quả bước đầu từ  mô hình này!

Cá leo là loại cá nước ngọt, khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường, có những ưu điểm vượt trội so với các loại cá khác như: thời gian nuôi ngắn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, so với các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm, mè, chép, rô phi… có thể nuôi trong ao hồ, lồng bè, chỉ sau 4,5 – 6 tháng thả nuôi đã có thể xuất bán ra thị trường. Giá thu mua cá leo thương phẩm giao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, có thể đạt từ 150.000 - 160.000 đồng/kg vào mùa cao điểm. Đây là một đối tượng nuôi mới đầy triển vọng, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân. Tuy nhiên, hiện nay do người dân chủ yếu nuôi tự phát nên rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn trong chuyển giao kỹ thuật. Về nguồn gốc con giống chưa chủ động, đồng bộ; phần lớn chưa có sự kiểm tra, chứng nhận chất lượng con giống để người dân yên tâm trong thả nuôi hiệu quả.

Phỏng vấn Ông Nguyễn Văn Trường, HTX Thủy Đông, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ chia sẻ:

Băng ghi âm

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi triển khai mô hình sản xuất giống cá leo chính là môi trường nước. Sau khi xác định các yếu tố môi trường nước bằng test kit và phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm đơn vị thực hiện đề tài đã đưa ra các thông số về chất lượng nước phù hợp với quy trình kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá leo trong điều kiện nuôi nhốt. Tiến hành nghiên cứu đánh giá quá trình phát triển tuyến sinh dục cá Leo bố mẹ trong ao và trong lồng, đưa ra các chỉ số về hệ số thành thục theo thời gian; sự thay đổi hoóc môn sinh dục cùng với sự phát triển của buồng trứng; đường kính của trứng cá qua các tháng. Từ đó, xác định chính xác mùa vụ sinh sản của cá Leo trong điều kiện nhân tạo tại Quảng Trị. Đối với kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Leo, đề tài đã chọn được loại kích dục tố và liều lượng tiêm cho hiệu quả cao nhất. Thiết kế hệ thống ấp trứng, hệ thống lọc nước và kĩ thuật ấp trứng cá Leo, ương cá bột cho đến khi hết noãn hoàng tại trại giống Trúc Kinh. Bước đầu xây dựng quy trình tạo nguồn thức ăn tươi sống: Quy trình kỹ thuật nuôi sinh khối moina; mật độ, loại thức ăn, tốc độ tăng trưởng, môi trường nước...trong quá trình ương giống.

Cùng với người dân, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành theo dõi, hướng dẫn chăm sóc cá leo đúng quy trình kỹ thuật. Đến nay, sau hơn 10 tháng triển khai đề tài, Đã xác định được mùa vụ sinh sản của cá Leo tại Quảng Trị trong điều kiện nuôi nhốt; Sự thay đổi về hoóc môn sinh sản theo thời gian; Đường kính của trứng khi tham gia sinh sản; và đã sản xuất được 30% con giống so với mục tiêu đặt ra. Ông Nguyễn Văn Tường, HTX Thủy Đông, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ mong muốn:

Băng ghi âm

Hy vọng rằng, sau khi triển khai thành công, Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Leo Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) phù hợp tại tỉnh Quảng Trị”  sẽ hoàn thiện các quy trình kỹ thuật: nuôi vỗ thành thục cá leo trong điều kiện nuôi nhốt; kích thích cho đẻ và thụ tinh nhân tạo cá leo; ương giống cá leo giai đoạn cá hương; ương giống cá leo giai đoạn cá giống; nuôi thương phẩm cá leo phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị, nhằm áp dụng chuyển giao đến đông đảo bà con nông dân nuôi cá Leo trên địa bàn một cách có hiệu quả góp phần mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho các hộ gia đình, nhất là đối với những địa phương có tiềm năng, lợi thế về nuôi trồng thủy hải sản, hướng đến chuyển đổi vật nuôi, nâng cao giá trị thu nhập cho bà con nông dân.

Nhạc cắt

Thưa QV& các bạn! Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến Qv & các bạn 1 số thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá leo phù hợp tại tỉnh Quảng Trị, để hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất giống cá leo đang được nghiên cứu tại trung tâm sản xuất giống cá Trúc Kinh,  chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Võ Đức Nghĩa, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Huế, chủ nhiệm đề tài này. Mời Qv & các bạn cùng nghe.

PV: Trước tiên xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia chương trình. Thưa ông, ông có thể giới thiệu sơ qua về quy trình sản xuất giống cá Leo ở đây như thế nào?

Ông Nghĩa trả lời

PV: Vậy tính cấp thiết và mục tiêu đặt ra của đề tài này là gì?

Ông Nghĩa: (Trả lời)

PV: Hiện nay việc sản xuất giống cá leo đã đến giai đoạn nào rồi, thưa ông?

Ông Nghĩa: (Trả lời)

PV: Việc Chăm sóc cá leo trong điều kiện nuôi nhốt có những khó khăn gì? Yếu tố môi trường nước đóng vai trò ra sao?

Ông Nghĩa: (Trả lời)

PV: Sau một quá trình triển khai xin ông cho biết những đánh giá bước đầu về mùa vụ sinh sản của cá Leo tại Quảng Trị trong điều kiện nuôi nhốt?

Xin cảm ơn ông với những chia sẻ vừa rồi.

Nhạc cắt

MC: Quý vị và các bạn thân mến!  hy vọng rằng sau khi tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công giống cá Leo phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở Quảng Trị thì mô hình nuôi cá Leo sẽ được nhân rộng mà mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân ở Quảng Trị. CM Khoa học và môi trường tuần này cũng xin được khép lại đây, những người thực hiện chương trình………… xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

   Đón nghe: Nhằm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Leo phù hợp tại tỉnh Quảng Trị. Sở KH&CN đề xuất đặt Trường Đại học Nông Lâm Huế thực hiện Đề tài KH&CN cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá phù hợp tại tỉnh Quảng Trị. Đến nay đã đạt được kết quả bước đầu trong nghiên cứu nuôi vỗ và đánh giá mức độ thành thục sinh dục của cá Leo; kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá Leo. Chuyên mục khoa học và môi trường được phát sóng vào 11h10 thứ 6 ngày 15/7 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Mời QV & các bạn đón nghe.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 12/07/2022 09:41 Lê Vĩnh Nhiên 13/07/2022 07:32
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà