SỨC KHỎE ĐỜI SÔNG
Danh mục
Sức khỏe cho mọi người
NỘI DUNG

 

SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG

Phát sóng 20-10

Hiền:  Chào mừng quý vị và các bạn đã đến với CT Sức khỏe và đời sống của Đài PTTHQT. Kính thưa quý vị và các bạn! Bước vào độ tuổi trung niên, con người bắt đầu có sự lão hóa mạnh mẽ. Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể dần hoạt động kém hiệu quả hơn, đề kháng bị suy giảm. Vì vậy, những người ở độ tuổi này đặc biệt là phụ nữ dễ có khả năng đối diện với nhiều bệnh lý khó lường. Với phụ nữ, quan tâm đúng mức đến việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng. Việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên theo chế độ hợp lý giúp chị em chúng ta tận hưởng niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để luôn khỏe mạnh vượt qua giai đoạn này? Câu trả lời sẽ có trong CT SK và ĐS hôm nay. Đây cũng là chủ đề chúng tôi giành tặng riêng cho phái nữ nhân ngày PNVN 20-10. Chúc các mẹ các chị em luôn sức khỏe, hạnh phúc và xinh đẹp! Sau đây là phần nội dung chi tiết.

Nhạc cắt

Thưa quý vị! Theo WHO, tuổi trung niên bắt đầu từ tuổi 40-65 tuổi ở cả nam và nữ giới nói chung. Ở độ tuổi này, 03 vấn đề nổi bật tác động tới sức khỏe là:

– Suy yếu hệ miễn dịch: Càng lớn tuổi, con người ta càng dễ mắc các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày

– Rối loạn tiêu hóa: Do chức năng cơ học của hệ tiêu hóa bị suy giảm, khả năng tiêu hóa thức ăn kém dẫn tới việc hấp thụ các chất cũng kém đi

– Thiếu chất: Khi cơ thể người lớn mất cân bằng dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bệnh sẽ khiến họ kém ăn ngủ, hấp thụ không tốt

Với những tác nhân trên, một số bệnh lý phổ biến dễ gặp ở độ tuổi trung niên như sau:

–  Bệnh tim mạch: Nổi bật là xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não…

– Bệnh cơ xương khớp: Đau xương, khớp, thoái hóa khớp, cột sống, bệnh gout, đau yếu khi thời tiết thay đổi, loãng xương,…

– Bệnh đường hệ hô hấp: Phổ biến cần kể tới là viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

– Bệnh về đường tiêu hóa: Rối loạn, thiếu chất có thể dẫn tới viêm loét miệng, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng, chức năng các tạng bị suy giảm

– Bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục: U xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến

– Bệnh lý nội tiết: Nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, cơ thể khó chịu, dễ bốc hỏa, hay quên, rối loạn kinh nguyệt…Bác sỹ Huỳnh văn Bé – Trưởng bộ môn da liễu – Đại học Y dược Cần Thơ cho biết thêm:

Phỏng vấn:

– Bệnh lý về hệ thần kinh: Trí nhớ kém, hay quên, rối loạn tiền đình, khó ngủ, mất ngủ, Parkinson, Alzheimer,

– Bệnh lý chuyên khoa: Đục thủy tinh thể, nghe kém, bệnh lý răng hàm mặt

– Bệnh về chuyển hóa: Rối loạn các số chỉ số về mỡ máu, rối loạn về chức năng gan, tiểu đường, đái tháo đường,…

Đối mặt với những nguy cơ bệnh lý kể trên, rất nhiều người đã tìm kiếm bí quyết để vượt qua giai đoạn đặc biệt này. Các giải pháp mà chuyên gia đưa ra là cải thiện chế độ ăn uống, vận động phù hợp, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng như có thói quen sống khoa học. Bên cạnh đó, không thể thiếu kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Lợi ích của việc này đem lại không hề nhỏ:

– Nhờ thăm khám định kỳ, nguy cơ mắc bệnh hay các dấu hiệu bệnh được phát hiện sớm, hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị về sau. Rất nhiều bệnh khi phát hiện muộn, tỷ lệ chữa thành công giảm đi nhiều, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng

– Bệnh được chữa sớm giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, chi phí, hiệu quả cao

– Vì được theo dõi, kiểm tra thường xuyên, mỗi người an tâm sống vui khỏe, tận hưởng cuộc sống mà không lo bệnh tật

Nhạc cắt

Thưa quý vị! Bước vào tuổi trung niên, bên cạnh nỗ lực che dấu biểu hiện lão hóa trên gương mặt, phụ nữ cần thiết phải lưu tâm tới sức khỏe bản thân bởi những thay đổi bất thường đã bắt đầu xuất hiện, cả âm thầm lẫn rõ rệt. Theo các chuyên gia, từ tuổi 40 trở đi, hoạt động chuyển hóa trong cơ thể phụ nữ giảm 2% mỗi 10 năm, khối lượng các cơ sụt 2,7-3,2 kg so với 10 năm trước. Độ bền chắc của xương kém, suy giảm ham muốn tình dục do thay đổi về hormone và stress đến từ gia đình, tài chính, sự nghiệp cũng là những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Nhận diện sớm những dấu hiệu trên và chủ động ngăn ngừa sức khỏe tuột dốc khi rẽ sang một bước ngoặt mới của cuộc đời bằng những thay đổi nhỏ trong lối sống sẽ giúp phụ nữ duy trì được sự dẻo dai, sắc sảo và luôn tràn đầy năng lượng. Bắt đầu 8 thói quen đơn giản dưới đây là những gợi ý đầu tiên trong hành trình này.

1. Ăn sáng mỗi ngày: Các chuyên gia dinh dưỡng đều nhất trí rằng, điểm tâm là bữa ăn cần thiết nhất trong ngày, không chỉ để duy trì cân nặng ở mức hợp lý mà còn đẩy nhanh tốc độ đốt cháy calo trong quá trình chuyển hóaThời điểm khởi đầu một ngày là lúc hệ chuyển hóa làm việc mạnh nhất. Do đó, chuẩn bị một bữa điểm tâm kỹ lưỡng sẽ phối hợp nhịp nhàng cùng quá trình chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động trong ngày và ngăn ngừa cơn đói nảy sinh khi đường huyết hạ.

2. Năng vận động: Tập luyện thể lực góp phần tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, vận động còn là điểm cộng cho quá trình nâng đỡ hệ xương khớp, duy trì thăng bằng và hạn chế chấn thương. Khuyến nghị được đưa ra là duy trì tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày bằng các hình thức như đi bộ, chạy, tập yoga… Bác sỹ Phạm Thị Thanh PhươngCục kế hoạch hóa gia đình cho biết:  

Phỏng vấn:

3. Bổ sung canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất thiết yếu cho một hệ xương chắc khỏe, tuy vậy mức bổ sung các loại chất này ở phụ nữ trung niên vẫn còn rất thấp.

Tại Mỹ, Tổ chức Loãng xương quốc gia khuyến cáo phụ nữ tuổi 40 nên bổ sung 1.000 mg canxi và 400-800 đơn vị vitamin D mỗi ngày từ các nguồn như sữa, cá hồi hoặc uống bổ sung nếu cần thiết.

4. Kiểm soát stress: Stress ảnh hưởng tới trạng thái nhịp tim tự nhiên và gây ra những thay đổi tiêu cực trong khắp cơ thể. Các tác động đó bao gồm tăng huyết áp, hạn chế năng lượng của não, giảm ham muốn và đẩy nhanh tốc độ tự chết của tế bào theo chu trình.“Stress sẽ thúc đẩy lão hóa diễn ra nhanh hơn”, tiến sĩ Claire Micheals Wheelers, tác giả cuốn sách “10 giải pháp đơn giản đối phó stress” kết luận. Để kiểm soát stress, bạn có thể tập luyện hít vào trong 4 nhịp và thở ra trong 8 nhịp ít nhất hai lần một ngày hoặc bất cứ khi nào cảm thấy bị đè nặng bởi cảm giác căng thẳng. Bài tập thở này sẽ giúp tim, cơ, đường thở, dạ dày và mạch máu được thư giãn.

5. Bổ sung protein: Bổ sung protein hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tâm trạng, xoa dịu các triệu chứng của trầm cảm như suy nghĩ chậm chạp hay trí nhớ kém cũng như thúc đẩy ham muốn tình dục. Phụ nữ trung niên nên lựa chọn thực phẩm giàu protein từ cá, hạt diêm mạch và các loại đậu.

6. Không quên những buổi tụ tập với bạn gái thân thiết: “Phụ nữ thường rất tuyệt trong quan hệ xã hội nhưng sự lưu tâm cho các mối quan hệ này thường bị gác lại bởi họ có thiên hướng chăm chút cho gia đình và sự nghiệp nhiều hơn”, giáo sư lão khoa ĐH Nam California (Mỹ) nhận xét. Đây là thời điểm bạn nên tìm lại thói quen đã ngủ quên lâu nay, thiết lập các mối quan hệ bè bạn qua công việc, các tổ chức tình nguyện hay các nhóm chung sở thích. Những giây phút thư giãn bên bạn bè sẽ là liều thuốc tốt để giải tỏa stress, hạ huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ đồng thời tăng thêm sự tự tin, lòng tự trọng và thậm chí khiến phụ nữ thêm yêu người bạn đời của mình.

7. Duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ: Bên cạnh những thói quen nhằm tăng cường sức khỏe, đẩy lùi stress, giao lưu với mọi người, bạn cũng đừng nên quên những bài kiểm tra sức khỏe định kỳ dưới đây:

- Khám mắt: 2-4 năm một lần.

- Huyết áp: 2 năm một lần.

- Phết tế bào tử cung và khám khung chậu cứ 1-3 năm một lần.

- Tuyến giáp: khám mỗi 5 năm.

- Kiểm tra nốt ruồi: hằng năm.

- Chụp X quang ngực: Định kỳ 1-2 năm một lần.

- Đường huyết: định kỳ 3 năm một lần sau 45 tuổi.

Thưa quý vị! Chuyên mục SK và ĐS  tuần này xin được khép lại tại đây. Chúc quý vị và các bạn an toàn trong mùa dịch. Cảm ơn quý vị đã quan tâm lắng nghe! Chào tạm biệt và hẹn gặp lại vào khung giờ này tuần sau!

 

 

SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG

Phát sóng 20-10

Hiền:  Chào mừng quý vị và các bạn đã đến với CT Sức khỏe và đời sống của Đài PTTHQT. Kính thưa quý vị và các bạn! Bước vào độ tuổi trung niên, con người bắt đầu có sự lão hóa mạnh mẽ. Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể dần hoạt động kém hiệu quả hơn, đề kháng bị suy giảm. Vì vậy, những người ở độ tuổi này đặc biệt là phụ nữ dễ có khả năng đối diện với nhiều bệnh lý khó lường. Với phụ nữ, quan tâm đúng mức đến việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng. Việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên theo chế độ hợp lý giúp chị em chúng ta tận hưởng niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để luôn khỏe mạnh vượt qua giai đoạn này? Câu trả lời sẽ có trong CT SK và ĐS hôm nay. Đây cũng là chủ đề chúng tôi giành tặng riêng cho phái nữ nhân ngày PNVN 20-10. Chúc các mẹ các chị em luôn sức khỏe, hạnh phúc và xinh đẹp! Sau đây là phần nội dung chi tiết.

Nhạc cắt

Thưa quý vị! Theo WHO, tuổi trung niên bắt đầu từ tuổi 40-65 tuổi ở cả nam và nữ giới nói chung. Ở độ tuổi này, 03 vấn đề nổi bật tác động tới sức khỏe là:

– Suy yếu hệ miễn dịch: Càng lớn tuổi, con người ta càng dễ mắc các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày

– Rối loạn tiêu hóa: Do chức năng cơ học của hệ tiêu hóa bị suy giảm, khả năng tiêu hóa thức ăn kém dẫn tới việc hấp thụ các chất cũng kém đi

– Thiếu chất: Khi cơ thể người lớn mất cân bằng dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bệnh sẽ khiến họ kém ăn ngủ, hấp thụ không tốt

Với những tác nhân trên, một số bệnh lý phổ biến dễ gặp ở độ tuổi trung niên như sau:

–  Bệnh tim mạch: Nổi bật là xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não…

– Bệnh cơ xương khớp: Đau xương, khớp, thoái hóa khớp, cột sống, bệnh gout, đau yếu khi thời tiết thay đổi, loãng xương,…

– Bệnh đường hệ hô hấp: Phổ biến cần kể tới là viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

– Bệnh về đường tiêu hóa: Rối loạn, thiếu chất có thể dẫn tới viêm loét miệng, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng, chức năng các tạng bị suy giảm

– Bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục: U xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến

– Bệnh lý nội tiết: Nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, cơ thể khó chịu, dễ bốc hỏa, hay quên, rối loạn kinh nguyệt…Bác sỹ Huỳnh văn Bé – Trưởng bộ môn da liễu – Đại học Y dược Cần Thơ cho biết thêm:

Phỏng vấn:

– Bệnh lý về hệ thần kinh: Trí nhớ kém, hay quên, rối loạn tiền đình, khó ngủ, mất ngủ, Parkinson, Alzheimer,

– Bệnh lý chuyên khoa: Đục thủy tinh thể, nghe kém, bệnh lý răng hàm mặt

– Bệnh về chuyển hóa: Rối loạn các số chỉ số về mỡ máu, rối loạn về chức năng gan, tiểu đường, đái tháo đường,…

Đối mặt với những nguy cơ bệnh lý kể trên, rất nhiều người đã tìm kiếm bí quyết để vượt qua giai đoạn đặc biệt này. Các giải pháp mà chuyên gia đưa ra là cải thiện chế độ ăn uống, vận động phù hợp, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng như có thói quen sống khoa học. Bên cạnh đó, không thể thiếu kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Lợi ích của việc này đem lại không hề nhỏ:

– Nhờ thăm khám định kỳ, nguy cơ mắc bệnh hay các dấu hiệu bệnh được phát hiện sớm, hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị về sau. Rất nhiều bệnh khi phát hiện muộn, tỷ lệ chữa thành công giảm đi nhiều, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng

– Bệnh được chữa sớm giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, chi phí, hiệu quả cao

– Vì được theo dõi, kiểm tra thường xuyên, mỗi người an tâm sống vui khỏe, tận hưởng cuộc sống mà không lo bệnh tật

Nhạc cắt

Thưa quý vị! Bước vào tuổi trung niên, bên cạnh nỗ lực che dấu biểu hiện lão hóa trên gương mặt, phụ nữ cần thiết phải lưu tâm tới sức khỏe bản thân bởi những thay đổi bất thường đã bắt đầu xuất hiện, cả âm thầm lẫn rõ rệt. Theo các chuyên gia, từ tuổi 40 trở đi, hoạt động chuyển hóa trong cơ thể phụ nữ giảm 2% mỗi 10 năm, khối lượng các cơ sụt 2,7-3,2 kg so với 10 năm trước. Độ bền chắc của xương kém, suy giảm ham muốn tình dục do thay đổi về hormone và stress đến từ gia đình, tài chính, sự nghiệp cũng là những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Nhận diện sớm những dấu hiệu trên và chủ động ngăn ngừa sức khỏe tuột dốc khi rẽ sang một bước ngoặt mới của cuộc đời bằng những thay đổi nhỏ trong lối sống sẽ giúp phụ nữ duy trì được sự dẻo dai, sắc sảo và luôn tràn đầy năng lượng. Bắt đầu 8 thói quen đơn giản dưới đây là những gợi ý đầu tiên trong hành trình này.

1. Ăn sáng mỗi ngày: Các chuyên gia dinh dưỡng đều nhất trí rằng, điểm tâm là bữa ăn cần thiết nhất trong ngày, không chỉ để duy trì cân nặng ở mức hợp lý mà còn đẩy nhanh tốc độ đốt cháy calo trong quá trình chuyển hóaThời điểm khởi đầu một ngày là lúc hệ chuyển hóa làm việc mạnh nhất. Do đó, chuẩn bị một bữa điểm tâm kỹ lưỡng sẽ phối hợp nhịp nhàng cùng quá trình chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động trong ngày và ngăn ngừa cơn đói nảy sinh khi đường huyết hạ.

2. Năng vận động: Tập luyện thể lực góp phần tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, vận động còn là điểm cộng cho quá trình nâng đỡ hệ xương khớp, duy trì thăng bằng và hạn chế chấn thương. Khuyến nghị được đưa ra là duy trì tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày bằng các hình thức như đi bộ, chạy, tập yoga… Bác sỹ Phạm Thị Thanh PhươngCục kế hoạch hóa gia đình cho biết:  

Phỏng vấn:

3. Bổ sung canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất thiết yếu cho một hệ xương chắc khỏe, tuy vậy mức bổ sung các loại chất này ở phụ nữ trung niên vẫn còn rất thấp.

Tại Mỹ, Tổ chức Loãng xương quốc gia khuyến cáo phụ nữ tuổi 40 nên bổ sung 1.000 mg canxi và 400-800 đơn vị vitamin D mỗi ngày từ các nguồn như sữa, cá hồi hoặc uống bổ sung nếu cần thiết.

4. Kiểm soát stress: Stress ảnh hưởng tới trạng thái nhịp tim tự nhiên và gây ra những thay đổi tiêu cực trong khắp cơ thể. Các tác động đó bao gồm tăng huyết áp, hạn chế năng lượng của não, giảm ham muốn và đẩy nhanh tốc độ tự chết của tế bào theo chu trình.“Stress sẽ thúc đẩy lão hóa diễn ra nhanh hơn”, tiến sĩ Claire Micheals Wheelers, tác giả cuốn sách “10 giải pháp đơn giản đối phó stress” kết luận. Để kiểm soát stress, bạn có thể tập luyện hít vào trong 4 nhịp và thở ra trong 8 nhịp ít nhất hai lần một ngày hoặc bất cứ khi nào cảm thấy bị đè nặng bởi cảm giác căng thẳng. Bài tập thở này sẽ giúp tim, cơ, đường thở, dạ dày và mạch máu được thư giãn.

5. Bổ sung protein: Bổ sung protein hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tâm trạng, xoa dịu các triệu chứng của trầm cảm như suy nghĩ chậm chạp hay trí nhớ kém cũng như thúc đẩy ham muốn tình dục. Phụ nữ trung niên nên lựa chọn thực phẩm giàu protein từ cá, hạt diêm mạch và các loại đậu.

6. Không quên những buổi tụ tập với bạn gái thân thiết: “Phụ nữ thường rất tuyệt trong quan hệ xã hội nhưng sự lưu tâm cho các mối quan hệ này thường bị gác lại bởi họ có thiên hướng chăm chút cho gia đình và sự nghiệp nhiều hơn”, giáo sư lão khoa ĐH Nam California (Mỹ) nhận xét. Đây là thời điểm bạn nên tìm lại thói quen đã ngủ quên lâu nay, thiết lập các mối quan hệ bè bạn qua công việc, các tổ chức tình nguyện hay các nhóm chung sở thích. Những giây phút thư giãn bên bạn bè sẽ là liều thuốc tốt để giải tỏa stress, hạ huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ đồng thời tăng thêm sự tự tin, lòng tự trọng và thậm chí khiến phụ nữ thêm yêu người bạn đời của mình.

7. Duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ: Bên cạnh những thói quen nhằm tăng cường sức khỏe, đẩy lùi stress, giao lưu với mọi người, bạn cũng đừng nên quên những bài kiểm tra sức khỏe định kỳ dưới đây:

- Khám mắt: 2-4 năm một lần.

- Huyết áp: 2 năm một lần.

- Phết tế bào tử cung và khám khung chậu cứ 1-3 năm một lần.

- Tuyến giáp: khám mỗi 5 năm.

- Kiểm tra nốt ruồi: hằng năm.

- Chụp X quang ngực: Định kỳ 1-2 năm một lần.

- Đường huyết: định kỳ 3 năm một lần sau 45 tuổi.

Thưa quý vị! Chuyên mục SK và ĐS  tuần này xin được khép lại tại đây. Chúc quý vị và các bạn an toàn trong mùa dịch. Cảm ơn quý vị đã quan tâm lắng nghe! Chào tạm biệt và hẹn gặp lại vào khung giờ này tuần sau!

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 19/10/2021 09:52 Lê Vĩnh Nhiên 19/10/2021 15:42
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà