SỨC KHỎE ĐỜI SÔNG
Danh mục
Sức khỏe cho mọi người
NỘI DUNG

 

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

1-12-2021

MC: Quý vị và các bạn đang đến với CM SKĐS của Đài PTTH QT. Thưa quý vị! Chế độ dinh dưỡng trong mùa lạnh hợp lý và khoa học sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn sinh hoạt với sức khỏe tốt vào mùa lạnh. Chế độ làm việc kết hợp thư giãn, giải trí sẽ giúp bạn vượt qua mùa đông dễ dàng. Chế độ dinh dưỡng trong mùa lạnh sẽ đạt hiệu quả tốt nhất với các bữa ăn cung cấp đủ chất cho cơ thể, việc phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (bột, đường; đạm; béo; nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ) với các món ăn được thay đổi thường xuyên sẽ đảm bảo khẩu phần ăn cân đối và đủ dinh dưỡng. Chuyên mục SKĐS tuần này, mời quý vị cùng tìm hiểu về dinh dưỡng hợp lý cho mùa đông.  

Nhạc cắt

Thưa quý vị! Thời tiết lạnh đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, nhất là những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai,...Thông thường là các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi,... Chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh lây nhiễm, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những virus phổ biến gây cảm lạnh ở người sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong môi trường mát mẻ. Điều này đồng nghĩa với việc vào mùa đông, các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có xu hướng chọn mũi thay vì sinh sống trong đường ruột ấm và ẩm ướt. Thêm vào đó, không khí lạnh cũng khiến hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ít tế bào bạch cầu hơn, khiến cho các vi khuẩn, virus có thể “tự do” hơn trong việc xâm nhập cơ thể. Nhiệt độ lạnh hơn cũng khiến cho các phản ứng miễn dịch trở nên chậm chạp hơn, đồng thời khiến cơ thể nhạy cảm. Vì vậy,chủ động bảo vệ sức khỏe, giữ ấm cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để giữ ấm cơ thể trong mùa đông. Do đó, muốn giữ ấm cơ thể tốt nhất thì nên ăn đủ bữa và nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Lượng thực phẩm cung cấp sẽ giúp cho quá trình đốt cháy calo được diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện sinh nhiệt liên tục cho cơ thể. Bên cạnh đó, thức ăn còn cung cấp năng lượng cần thiết thông qua lượng đường được hấp thụ, tăng khả năng giữ ấm trong điều kiện thời tiết lạnh. Đặc biệt, một số món ăn từ các loại gia vị như gừng, tỏi... cũng giúp giữ ấm cơ thể rất tốt. Các món ăn nên ăn khi còn nóng, vừa giúp làm ấm cơ thể hơn, vừa giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch. Phó giáo sư TS Nguyễn Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết thêm:

PV:

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng cơ thể cần ít nước hơn trong những tháng mùa đông. Sự thật là dù nhiệt độ cao hay thấp, kể cả bạn không toát mồ hôi và không cảm thấy khát nước, thì cơ thể bạn cũng luôn cần nước. Vì vai trò của nước trong cơ thể không thay đổi trong cả mùa đông và mùa hè: vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy đến các tế bào, loại bỏ chất thải, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, bảo vệ các cơ quan quan trọng, làm ẩm, làm dịu da và mắt, đảm bảo duy trì huyết áp bình thường. Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp bảo vệ chống lại sự kiệt sức do nhiệt độ quá nóng trong những tháng hè, cũng như vào mùa đông nước rất cần thiết để đảm bảo giúp cơ thể chống lại cái lạnh. Nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày để giữ nước và luôn luôn giữ cho cơ thể được ấm. Điều này sẽ có lợi ích lớn trong việc tránh cho cơ thể bị giảm nhiệt độ, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh hô hấp như ho, sổ mũi hoặc cảm lạnh, nặng hơn là viêm phế quản, viêm phổi. TS-BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng viện y học ứng dụng Việt Nam cho biết về cách uống nước đúng và đủ:

PV:

Khi thời tiết lạnh, cơ thể thường ít vận động hơn, rất khó để duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, việc luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể giải phóng một lượng endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, và giảm đau. Lợi ích của việc tập thể dục hàng ngày là không thể phủ nhận. Hãy đặt mục tiêu thực hiện ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần trong mùa đông để tăng cường nguồn năng lực tích cực cho cơ thể, đẩy lùi mọi bệnh tật. Lưu ý, nên uống nước trước, trong và sau khi tập luyện dù bạn không cảm thấy khát. Khi nhiệt độ giảm đột ngột, các mạch máu co lại khiến máu không thể lưu thông tốt, do đó, bàn tay, bàn chân, mũi và thậm chí tai cũng có thể thấy lạnh.

Mùa đông với đặc trưng là ngày ngắn đêm dài nên cơ thể thường ít tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, điều này làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể. Đây là một chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch và khả năng miễn dịch thích ứng của chúng ta hoạt động tốt. Cả hai hệ miễn dịch này đều rất cần thiết và đều cần mức vitamin D đầy đủ để hoạt động.Vì vậy, thiếu hụt vitamin D có thể khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, vitamin D rất cần thiết cho việc biến đổi thực phẩm thành năng lượng nên nếu thiếu vitamin này, cơ thể sẽ không hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn và kết quả là dẫn đến thiếu năng lượng, gây mệt mỏi.

Nhạc cắt

Thực phẩm giữ ấm cơ thể trong mùa đông

Thưa quý vị! Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến chúng ta luôn cảm thấy rất lạnh, thậm chí là cóng. Để giúp bạn chống đỡ với giá rét suốt cả một mùa đông dài, hãy bổ sung cho cơ thể những siêu thực phẩm giàu dưỡng chất, giàu chất chống oxy hóa và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Cơ thể chỉ có thể chống đỡ giá rét tốt nếu khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt mà thôi. Những đồ uống nóng hổi hay thực phẩm nấu chín sau sẽ giúp bạn ấm áp suốt cả một mùa đông dài.

Khoai lang: Tương tự quả bí ngô, khoai lang đặc biệt giàu vitamin A. Chỉ cần 1 củ khoai nướng trung bình cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn thế nữa, trong thành phần của khoai lang còn có vitamin C, kali, canxi, và ít sắt. Khoai lang nướng gần như lượng calo rất thấp. Nên tránh các loại bơ thực vât, các chất béo từ bơ rắc lên miếng khoai. Điều chắc chắn là ăn khoai lang chống ung thư rất hiệu nghiệm.

Bí đao: Không chỉ chứa vitamin C, canxi hầu hết các loại bí đao đều chứa kali. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những bữa ăn giàu kali có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ lên đến 21%, hạn chế mắc bệnh tim mạch. Thành phần trong bí đao còn là vitamin A, chất xơ. Chúng ta nấu chín bí đao rồi cho thêm muối, tỏi, hạt tiêu, thậm chí là rau thì là hay củ nghệ tươi. Một điều lưu ý nữa bạn nên biết là tách lấy hạt bí đao mang rang, nướng giống như hạt quả bí ngô.

Trà gừng: Tính chất của gừng là sinh nhiệt nên giúp giữ ấm cho cơ thể. Cững từ đặc tính này nên gừng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường lưu thông máu. Thực tế cho thấy những người uống trà gừng nóng buổi sáng thấy không bị đói. Điều cuối cùng là trà gừng còn có tác dụng giảm đau nhức sau những lần tập luyện với cường độ cao.

Súp bí đỏ: Đối với những người thiếu vitamin A, dưỡng chất cần thiết tăng cường thị lực thì nên ăn các món được chế biến từ bí đỏ. Những phụ nữ độ tuổi trưởng thành cần 0,7mg/ngày. Vì vậy, khi nấu canh chỉ cần khoảng từ 1/3 – một nửa quả bí ngô nghiền nhỏ là đủ. Còn với những người muốn giảm lượng calo thì bí ngô cũng là lựa chọn hàng đầu do mang đặc tính chống oxy hóa của beta-carotene – hoạt chất khá phổ biến trong những thực phẩm sáng màu, có khả năng chống ung thư cao.

Cacao nóng: Một cốc cacao nóng cũng đủ khiến cơ thể ấm áp trong ngày đông giá rét. Bạn chỉ cần pha đường, kẹo dẻo marshmallow, 2 thanh socola đen với sữa hạnh nhân rồi khuấy đều. Ngoài ra, nếu sử dụng socola đen trong các bữa ăn hàng ngày cũng cải thiện sức khỏe đáng kể. Một loại flavonoids có trong thành phần của cacao là chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm những nguy hại từ các gốc tự do - mầm mống của bệnh tim mạch, và bệnh ung thư. Cũng nhờ cacao có chứa flavonoid nên các tế bào máu ít bị ảnh hưởng bởi các gốc tự do.

Ớt: Qủa ớt, một gia vị được chế biến trong những món canh, hầm chứa hợp chất có tên là capsaicin giúp hương vị món canh nhà bạn thêm cay, nóng, đậm đà, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như hạn chế sự tích tụ chất béo. Vị cay, nóng của quả ớt làm nóng cơ thể. Đối với những món ăn giàu chất béo thì capsaicin sẽ giảm trọng lượng cơ thể tới 8%. Theo các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc thì hạt trong quả ớt chứa protein nên nhờ đó mà các cơ luôn săn chắc.

Táo: Táo là loại quả vị ngọt tuyệt hảo trong mùa thu. Được dùng để tăng cường hệ tiêu hóa nhờ thành phần trong quả táo giàu chất xơ hòa tan, và chất xơ không hòa tan. Từ đó các nghiên cứu khoa học cũng cho hay: Một quả táo trung bình, chưa gọt vỏ chứa 4,4 gam chất xơ. Để tăng cường chất chống oxy hóa khi dùng táo, chúng ta nên rắc ít bột quế lên miếng táo. Các chuyên gia cho biết thêm: Lượng nước trong 1 quả táo chiếm khoảng 86%. Có thể nói táo cũng là loại thực phẩm giúp cơ thể giữ nước hiệu quả.

MC: Hi vọng một vài thực phẩm giữ ấm cơ thể trong mùa đông vừa rồi sẽ giúp quý vị có một thực đơn dinh dưỡng và khoa học cho gia đình mình nhằm đảm bảo sk của các thành viên trong mùa lạnh năm nay. Cm SKĐS tuần này xin tạm dừng tại đây. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

1-12-2021

MC: Quý vị và các bạn đang đến với CM SKĐS của Đài PTTH QT. Thưa quý vị! Chế độ dinh dưỡng trong mùa lạnh hợp lý và khoa học sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn sinh hoạt với sức khỏe tốt vào mùa lạnh. Chế độ làm việc kết hợp thư giãn, giải trí sẽ giúp bạn vượt qua mùa đông dễ dàng. Chế độ dinh dưỡng trong mùa lạnh sẽ đạt hiệu quả tốt nhất với các bữa ăn cung cấp đủ chất cho cơ thể, việc phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (bột, đường; đạm; béo; nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ) với các món ăn được thay đổi thường xuyên sẽ đảm bảo khẩu phần ăn cân đối và đủ dinh dưỡng. Chuyên mục SKĐS tuần này, mời quý vị cùng tìm hiểu về dinh dưỡng hợp lý cho mùa đông.  

Nhạc cắt

Thưa quý vị! Thời tiết lạnh đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, nhất là những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai,...Thông thường là các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi,... Chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh lây nhiễm, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những virus phổ biến gây cảm lạnh ở người sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong môi trường mát mẻ. Điều này đồng nghĩa với việc vào mùa đông, các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có xu hướng chọn mũi thay vì sinh sống trong đường ruột ấm và ẩm ướt. Thêm vào đó, không khí lạnh cũng khiến hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ít tế bào bạch cầu hơn, khiến cho các vi khuẩn, virus có thể “tự do” hơn trong việc xâm nhập cơ thể. Nhiệt độ lạnh hơn cũng khiến cho các phản ứng miễn dịch trở nên chậm chạp hơn, đồng thời khiến cơ thể nhạy cảm. Vì vậy,chủ động bảo vệ sức khỏe, giữ ấm cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để giữ ấm cơ thể trong mùa đông. Do đó, muốn giữ ấm cơ thể tốt nhất thì nên ăn đủ bữa và nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Lượng thực phẩm cung cấp sẽ giúp cho quá trình đốt cháy calo được diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện sinh nhiệt liên tục cho cơ thể. Bên cạnh đó, thức ăn còn cung cấp năng lượng cần thiết thông qua lượng đường được hấp thụ, tăng khả năng giữ ấm trong điều kiện thời tiết lạnh. Đặc biệt, một số món ăn từ các loại gia vị như gừng, tỏi... cũng giúp giữ ấm cơ thể rất tốt. Các món ăn nên ăn khi còn nóng, vừa giúp làm ấm cơ thể hơn, vừa giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch. Phó giáo sư TS Nguyễn Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết thêm:

PV:

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng cơ thể cần ít nước hơn trong những tháng mùa đông. Sự thật là dù nhiệt độ cao hay thấp, kể cả bạn không toát mồ hôi và không cảm thấy khát nước, thì cơ thể bạn cũng luôn cần nước. Vì vai trò của nước trong cơ thể không thay đổi trong cả mùa đông và mùa hè: vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy đến các tế bào, loại bỏ chất thải, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, bảo vệ các cơ quan quan trọng, làm ẩm, làm dịu da và mắt, đảm bảo duy trì huyết áp bình thường. Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp bảo vệ chống lại sự kiệt sức do nhiệt độ quá nóng trong những tháng hè, cũng như vào mùa đông nước rất cần thiết để đảm bảo giúp cơ thể chống lại cái lạnh. Nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày để giữ nước và luôn luôn giữ cho cơ thể được ấm. Điều này sẽ có lợi ích lớn trong việc tránh cho cơ thể bị giảm nhiệt độ, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh hô hấp như ho, sổ mũi hoặc cảm lạnh, nặng hơn là viêm phế quản, viêm phổi. TS-BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng viện y học ứng dụng Việt Nam cho biết về cách uống nước đúng và đủ:

PV:

Khi thời tiết lạnh, cơ thể thường ít vận động hơn, rất khó để duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, việc luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể giải phóng một lượng endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, và giảm đau. Lợi ích của việc tập thể dục hàng ngày là không thể phủ nhận. Hãy đặt mục tiêu thực hiện ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần trong mùa đông để tăng cường nguồn năng lực tích cực cho cơ thể, đẩy lùi mọi bệnh tật. Lưu ý, nên uống nước trước, trong và sau khi tập luyện dù bạn không cảm thấy khát. Khi nhiệt độ giảm đột ngột, các mạch máu co lại khiến máu không thể lưu thông tốt, do đó, bàn tay, bàn chân, mũi và thậm chí tai cũng có thể thấy lạnh.

Mùa đông với đặc trưng là ngày ngắn đêm dài nên cơ thể thường ít tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, điều này làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể. Đây là một chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch và khả năng miễn dịch thích ứng của chúng ta hoạt động tốt. Cả hai hệ miễn dịch này đều rất cần thiết và đều cần mức vitamin D đầy đủ để hoạt động.Vì vậy, thiếu hụt vitamin D có thể khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, vitamin D rất cần thiết cho việc biến đổi thực phẩm thành năng lượng nên nếu thiếu vitamin này, cơ thể sẽ không hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn và kết quả là dẫn đến thiếu năng lượng, gây mệt mỏi.

Nhạc cắt

Thực phẩm giữ ấm cơ thể trong mùa đông

Thưa quý vị! Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến chúng ta luôn cảm thấy rất lạnh, thậm chí là cóng. Để giúp bạn chống đỡ với giá rét suốt cả một mùa đông dài, hãy bổ sung cho cơ thể những siêu thực phẩm giàu dưỡng chất, giàu chất chống oxy hóa và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Cơ thể chỉ có thể chống đỡ giá rét tốt nếu khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt mà thôi. Những đồ uống nóng hổi hay thực phẩm nấu chín sau sẽ giúp bạn ấm áp suốt cả một mùa đông dài.

Khoai lang: Tương tự quả bí ngô, khoai lang đặc biệt giàu vitamin A. Chỉ cần 1 củ khoai nướng trung bình cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn thế nữa, trong thành phần của khoai lang còn có vitamin C, kali, canxi, và ít sắt. Khoai lang nướng gần như lượng calo rất thấp. Nên tránh các loại bơ thực vât, các chất béo từ bơ rắc lên miếng khoai. Điều chắc chắn là ăn khoai lang chống ung thư rất hiệu nghiệm.

Bí đao: Không chỉ chứa vitamin C, canxi hầu hết các loại bí đao đều chứa kali. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những bữa ăn giàu kali có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ lên đến 21%, hạn chế mắc bệnh tim mạch. Thành phần trong bí đao còn là vitamin A, chất xơ. Chúng ta nấu chín bí đao rồi cho thêm muối, tỏi, hạt tiêu, thậm chí là rau thì là hay củ nghệ tươi. Một điều lưu ý nữa bạn nên biết là tách lấy hạt bí đao mang rang, nướng giống như hạt quả bí ngô.

Trà gừng: Tính chất của gừng là sinh nhiệt nên giúp giữ ấm cho cơ thể. Cững từ đặc tính này nên gừng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường lưu thông máu. Thực tế cho thấy những người uống trà gừng nóng buổi sáng thấy không bị đói. Điều cuối cùng là trà gừng còn có tác dụng giảm đau nhức sau những lần tập luyện với cường độ cao.

Súp bí đỏ: Đối với những người thiếu vitamin A, dưỡng chất cần thiết tăng cường thị lực thì nên ăn các món được chế biến từ bí đỏ. Những phụ nữ độ tuổi trưởng thành cần 0,7mg/ngày. Vì vậy, khi nấu canh chỉ cần khoảng từ 1/3 – một nửa quả bí ngô nghiền nhỏ là đủ. Còn với những người muốn giảm lượng calo thì bí ngô cũng là lựa chọn hàng đầu do mang đặc tính chống oxy hóa của beta-carotene – hoạt chất khá phổ biến trong những thực phẩm sáng màu, có khả năng chống ung thư cao.

Cacao nóng: Một cốc cacao nóng cũng đủ khiến cơ thể ấm áp trong ngày đông giá rét. Bạn chỉ cần pha đường, kẹo dẻo marshmallow, 2 thanh socola đen với sữa hạnh nhân rồi khuấy đều. Ngoài ra, nếu sử dụng socola đen trong các bữa ăn hàng ngày cũng cải thiện sức khỏe đáng kể. Một loại flavonoids có trong thành phần của cacao là chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm những nguy hại từ các gốc tự do - mầm mống của bệnh tim mạch, và bệnh ung thư. Cũng nhờ cacao có chứa flavonoid nên các tế bào máu ít bị ảnh hưởng bởi các gốc tự do.

Ớt: Qủa ớt, một gia vị được chế biến trong những món canh, hầm chứa hợp chất có tên là capsaicin giúp hương vị món canh nhà bạn thêm cay, nóng, đậm đà, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như hạn chế sự tích tụ chất béo. Vị cay, nóng của quả ớt làm nóng cơ thể. Đối với những món ăn giàu chất béo thì capsaicin sẽ giảm trọng lượng cơ thể tới 8%. Theo các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc thì hạt trong quả ớt chứa protein nên nhờ đó mà các cơ luôn săn chắc.

Táo: Táo là loại quả vị ngọt tuyệt hảo trong mùa thu. Được dùng để tăng cường hệ tiêu hóa nhờ thành phần trong quả táo giàu chất xơ hòa tan, và chất xơ không hòa tan. Từ đó các nghiên cứu khoa học cũng cho hay: Một quả táo trung bình, chưa gọt vỏ chứa 4,4 gam chất xơ. Để tăng cường chất chống oxy hóa khi dùng táo, chúng ta nên rắc ít bột quế lên miếng táo. Các chuyên gia cho biết thêm: Lượng nước trong 1 quả táo chiếm khoảng 86%. Có thể nói táo cũng là loại thực phẩm giúp cơ thể giữ nước hiệu quả.

MC: Hi vọng một vài thực phẩm giữ ấm cơ thể trong mùa đông vừa rồi sẽ giúp quý vị có một thực đơn dinh dưỡng và khoa học cho gia đình mình nhằm đảm bảo sk của các thành viên trong mùa lạnh năm nay. Cm SKĐS tuần này xin tạm dừng tại đây. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

 

Chú thích duyệt

Chú ý các phỏng vấn nên làm ở địa phương hạn chế lấy trên mạng

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 30/11/2021 15:03 Lê Vĩnh Nhiên 01/12/2021 07:12
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà