Kiểm lâm tháng 10
Danh mục
Kiểm lâm
NỘI DUNG

Chuyên mục Kiểm lâm tháng 10-2021

Thực thi Hiệp định VPA/FLEGT:

Bảo đảm tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ

Thưa QV&CB! Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (VPA/FLEGT) chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 6.2019. Chính phủ Việt Nam đã cam kết xây dựng Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS), nâng cao hiệu quả cơ chế phát hiện, xử lý vi phạm và bảo đảm hiệu lực thực thi pháp luật. Phạm vi của cam kết bao gồm gỗ nhập khẩu, một trọng điểm được Liên minh châu Âu (EU) ưu tiên trong suốt quá trình đàm phán. Việc thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sản phẩm gỗ rừng trồng, mời QV&CB cũng tìm hiểu. 

Với diện tích tự nhiên 474.577 ha, trong đó chiếm gần 80% diện tích là đồi núi, Quảng Trị có tiềm năng lớn để bảo tồn rừng tự nhiên nhằm bảo vệ môi trường, khai thác du lịch sinh thái, đồng thời phát triển kinh tế lâm nghiệp từ rừng trồng.

Trong những năm qua, bên cạnh công tác bảo tồn diện tích rừng tự nhiên, Quảng Trị đã tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển kinh tế lâm nghiệp, là một trong những địa phương tiên phong thực hiện chứng chỉ rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng và từng bước làm thay đổi nhận thức của hàng ngàn hộ nông dân trồng rừng theo hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

Tuy vậy, với hơn 80 ngàn ha rừng trồng sản xuất của các doanh nghiệp và hộ gia đình quản lý,  Quảng Trị chỉ mới có khoảng 3000 ha đã được cấp chứng chỉ FSC. Số diện tích còn lại chủ yếu cung cấp nguyên liệu gỗ dăm cho các nhà máy trong nước và xuất khẩu nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế so với troongfrwngf gỗ lớn.

1.     Ông Nguyễn Văn Thể- G/đ HTX Phú Hưng- Hải Phú- Hải Lăng- QT

2.     Hoàng Đăng Doanh- Chủ tịch câu lạc bộ Hội chứng chỉ rừng Quảng Trị

Bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế và môi trường sinh thái, việc trồng rừng có chứng chỉ FSC cũng là yếu tố để các doanh nghiệp, hộ nông dân trồng rừng, kinh doanh chế biến gỗ rừng trồng có điều kiện thuận lợi trong quá trình đưa sản phẩm gỗ vào thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu theo quy định của Hiệp định VPA/FLEGT.

3.     Đại diện Kiểm lâm Quảng Trị. ( Nói về Hiệp định VPA/FLEGT)

Về nội dung chính của Hiệp định VPA/FLEGT: Việt Nam cam kết xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS). Trong quá trình thực hiện VPA/FLEGT phù hợp với đặc điểm chuỗi cung của Việt Nam và quy định của EU để xác minh, truy xuất nguồn gốc gỗ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Đây là căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Hiệp định VPA/FLEGT bao gồm 4 nội dung cam kết mới đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh, bổ sung văn bản pháp luật để phù hợp với các quy định của quốc tế về truy xuất nguồn gốc gỗ. Cụ thể: (i) Quản lý, kiểm soát gỗ nhập khẩu; (ii) Phân loại mức độ rủi ro doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung; (iii) Xác minh xuất khẩu; và (iv) Cấp phép FLEGT cho lô hàng xuất khẩu vào EU.

Vậy Giấy phép FLEGT là gì?

Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 30/10/2020) có quy định như sau:

Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu (viết tắt là EU) theo các quy định tại Nghị định này, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo Hiệp định VPA/FLEGT:

Giấy phép FLEGT là giấy phép được cấp bởi một quốc gia sản xuất gỗ có ký Hiệp định VPA/FLEGT với EU. Giấy phép FLEGT chứng thực tính hợp pháp của gỗ hoặc sản phẩm gỗ. Khi Hệ thống VNTLAS được vận hành đầy đủ theo quy định của Hiệp định VPA/FLEGT thì Việt Nam sẽ bắt đầu cấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường EU.

Cơ quan cấp phép FLEGT là cơ quan do chính phủ của một quốc gia xuất khẩu chỉ định làm nhiệm vụ cấp và xác thực giấy phép FLEGT đi cùng lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU. Tại Việt Nam, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ là Cơ quan cấp phép FLEGT.

Điều 15 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định:

1.     Giấy phép FLEGT được trình bày trên khổ giấy A4 dưới dạng song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thông tin trong giấy phép được ghi đầy đủ bằng tiếng Anh. Giấy phép được ký và đóng dấu của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

2.     Giấy phép FLEGT không được có bất kỳ sự tẩy xóa hoặc sửa đổi nào trừ trường hợp gia hạn, cấp thay thế, cấp lại giấy phép FLEGT do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện.

3.     Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT tối đa là 06 tháng kể từ ngày cấp.

 

Theo đó mỗi lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ đi kèm với giấy phép FLEGT. 

Cơ chế cấp phép FLEGT sẽ đảm bảo việc đáp ứng các yêu cầu của Quy chế gỗ của EU, một quy chế được xây dựng nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU.

Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường từ việc quản lý rừng tốt hơn tại Việt Nam, cơ chế cấp phép FLEGT sẽ góp phần tăng uy tín ngành chế biến gỗ Việt Nam nói chung không chỉ tại thị trường EU mà còn tại các thị trường xuất khẩu khác, các thị trường đang ngày càng có nhu cầu cao về gỗ hợp pháp. Cụ thể, theo VPA định nghĩa “gỗ được sản xuất một cách hợp pháp” là sản phẩm gỗ được khai thác hay nhập khẩu và chế biến tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, được nêu rõ trong định nghĩa hợp pháp và các điều khoản thích hợp khác của VPA.  Trong trường hợp gỗ nhập khẩu, “gỗ được sản xuất chế biến hợp pháp” có nghĩa là sản phẩm gỗ được khai thác, chế biến, và xuất khẩu tuân thủ pháp luật của nước khai thác (bao gồm quyền khai thác, hoạt động lâm nghiệp, thuế, phí, thương mại và hải quan)….

Trong thời gian qua tỉnh Quảng Trị, Sở NN&PTNT và Hội chứng chỉ rừng Quảng Trị cùng một số dự án đã tích cực hỗ trợ các hộ dân, doanh nghiệp trồng rừng tiếp cận với Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật  lâm nghiệp, quản trị Rừng và thương mại Lâm sản giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu. Nhờ vậy bước đầu nhận thức của các hộ dân và doanh nghiệp trồng rừng đã tiếp cận và cơ bản nắm bắt các quy định quan trọng của Hiệp định.

4.   Nguyễn Văn Thể- G/đ HTX Phú Hưng- Hải Phú- Hải Lăng

5.   Nguyễn Thế Hoài- Phó g/đ HTX NN Cam An- Cam Lộ

Tuy vậy, việc thực hiện Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật  lâm nghiệp, quản trị Rừng và thương mại Lâm sản giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- VPA/FLEGT cũng đặt ra những khó khăn nhất định đối với hộ nông dân trồng rừng có diện tích nhỏ và nguồn lực hạn chế, cũng như một số doanh nghiệp

6.     Đại diện doanh nghiệp chế biến gỗ ( Nói về khó khăn, thuận lợi từ FLEGT) 

7.     Đại diện Kiểm lâm Quảng Trị( Nói về việc thực hiện FLEGT đảm bảo hiệu quả)   

Truy xuất nguồn gốc lâm sản là xu hướng tất yếu để được hợp pháp phù hợp với các hiệp định quốc tế. Đây là một yêu cầu nghiêm túc và chính đáng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm lâm sản trong nước và quốc tế. Mục đích là dần loại bỏ những loại gỗ bất hợp pháp, tạo ra gỗ và sản phẩm từ gỗ “sạch”, chống mất rừng và suy thoái rừng góp phần tích cực vào quản trị, quản lý rừng bền vững.

Như vậy với hộ dân và doanh nghiệp trồng rừng, kinh doanh chế biến gỗ rừng trồng nói chung, trong đó có Quảng Trị  sẽ có lợi nhờ thị trường sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU rộng lớn, ổn định, có lợi nhuận cao nhờ  được cấp chứng chỉ FLEGT, chứng minh về nguồn gốc gỗ hợp pháp mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với Liên minh châu Âu./.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 20/10/2021 09:12 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:40

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà