Chuyên mục kiểm lâm Quảng Trị
Danh mục
Kiểm lâm
NỘI DUNG

Điểm sáng về công tác quản lý và bảo vệ rừng bền vững ở thôn Hồ và Chênh Vênh  

Nằm về phía Nam đèo Sa Mù, tiếp giáp với những cánh rừng tự nhiên thuộc Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, thôn chênh Vênh, thuộc xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa có trên 100 hộ dân, hầu hêt là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

 

Từ khi có nhánh Tây đường Hồ Chí  Minh đi qua, cũng như nhiều bản làng thuộc các xã phía Bắc Hướng Hóa như Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng và Hướng Sơn, thôn Chênh vênh không còn bị cô lập như trước. Người dân đã có điều kiện giao lưu với bên ngoài để trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thế nhưng giao thông thuận lợi cũng khiến cho công tác bảo vệ rừng thêm khó khăn do tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép ngày càng phức tạp.

 

 

Năm 2017, nhờ hưởng lợi từ Dự án "Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2" tỉnh Quảng Trị nên thôn Chênh Vênh đã hỗ trợ vừa giao rừng vừa giao đất để quy chủ thể về cộng động quản lý, đây là cơ sở quan trọng để thôn Chênh Vênh tổ chức quản lý và bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.

Được sự hỗ trợ từ lực lượng kiểm lâm huyện Hướng Hóa, thôn Vênh Vênh đã thành lập Ban quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng bao gồm 5 tổ với hơn 20 thành viên để thay phiên nhau thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng.

 

1.     Lê Văn Quốc- Hạt phó Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa ( Nói về Chênh Vênh)

 

 Quá trình giữ rừng của đồng bào Vân kiều mang lại kết quả bước đầu tích cực, đã hạn chế ở mức thấp nhất tình trang khai thác lâm sản trái phép, tạo điều kiện để rừng nghèo có thể phục hồi tái sinh, từ đó góp phần bảo vệ nguồn nước và chống sạt lở đất. 

Chênh Vênh hiện được giao quản lý với diện tích rừng gần 700 ha, là vùng đệm của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.  Tuy chủ yếu là rừng tự nhiên tái sinh, nhưng thảm thực vật rừng cộng đồng của thôn Chênh Chênh Vênh khá phung phú, đa dạng và vẫn còn nhiều cây gỗ lớn. Tuy không có nguồn kinh phí vì không thuộc khu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng từ các công trình thủy điện, nhưng cộng đồng thôn Chênh Vênh vẫn tự nguyện cùng nhau giữ rừng.

Chính sự nổ lực của cộng đồng, thôn Chênh Vênh đã được tổ chức y tế Hà Lan- Việt Nam hỗ trợ, kết nối để người dân có thêm thu nhập bằng cách tận dụng lâm sản ngoài gỗ như tre nứa để làm ra một số mặt hàng thủ công, xây dựng cơ sở vật chất để chuẩn bị khai thác dịch vụ du lịch từ cảnh đẹp thách chênh vênh.

 

Đặc biệt vừa qua, rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh đã được Hội đồng quản trị rừng quốc tế thẩm định và cấp chứng chỉ FSC đối với cây tre. Đây là rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý bảo vệ đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ này. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cũng như lợi ích cho cộng đồng đang bảo vệ rừng được hưởng lợi từ chính công việc của mình.

2.     Hồ Văn Thuần- Thôn trưởng thôn Chênh Vênh- Hướng Phùng

3.     Hồ Văn Noi- Tổ trưởng Tổ BVR cộng đồng thôn Chênh Vênh- Hướng Phùng.

4.     Hồ Văn Chiến- Trưởng ban quản lý bảo vệ rừng công đồng thôn Chênh vênh

Năm 2017, thôn Hồ của xã Hướng Sơn cũng được Dự án  "Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2" tỉnh Quảng Trị hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý về giao rừng và  giao đất. Sau khi có  quyết định, thôn Hồ đã thành lập lực lượng để quản lý và bảo vệ rừng nên rừng của thôn Hồ được bảo vệ, không để xảy ra tình trạng khai thác lâm sản và xâm lấn để làm nương rẫy với diện tích trên 860 ha.

5.     Trần Anh Đức- Khu BTTN Bắc Hướng Hóa 

Cùng chia sẻ niềm vui với bà con Vân kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùngvới sự hỗ trợ từ Uỷ ban Y tế Hà Lan- Việt Nam và Hội chứng chỉ rừng Quảng Trị, người dân thôn Hồ đã vui mừng đón nhận chứng chỉ FSC đối với cây tre từ Hội đồng quản trị rừng quốc tế trên diện tích rừng cộng đồng của thôn quản lý và bảo vệ.

Về phía Uỷ ban Y tế Hà Lan- Việt Nam đã hỗ trợ người dân thôn Hồ của xã Hướng Sơn cũng như thôn Chênh Vênh của xã Hướng Phùng được tập huấn về việc khai thác lâm sản ngoài gỗ là cây tre cũng như

6.     Hồ Văn Liễu- Thôn trưởng thôn Hồ, xã Hướng Sơn, Hướng Hóa.

Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 473.744 ha, với diện tích rừng và lâm nghiệp gần 293.802 ha, trong đó rừng tự nhiên hơn140.839 ha. Trong những năm qua Quảng Trị đã tổ chức giao khoảng 209,085 ha rừng. Trong đó giao cho cộng đồng: 13.613,4 ha/108 cộng đồng... Nhiều diện tích rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng, hộ gia đình nhận bảo vệ và hưởng lợi lâu dài, đã góp phần làm cho diện tích, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao.

Qua giám sát của lực lượng Kiểm lâm, nhìn chung số diện tích rừng tự nhiên giao cho cộng đồng đều được chủ rừng quản lý hiệu quả.  Công tác tuần tra bảo vệ được thực hiện hàng tháng nên hạn chế được tình hình khai thác lâm sản, săn bắt  động vật hoang dã và phát rừng làm nương rẫy.

7.     Ông Lê Văn Quốc- Hạt phó hạt kiểm lâm Hướng Hóa- Quảng Trị.

8.              Hoàng Đức Doanh- Chủ tịch Hội chứng chỉ rừng Quảng Trị ( video 2)

 

Việc Hội chứng chỉ rừng Quốc tế cấp chứng chỉ FSC về quản lý rừng bền vững  đối với cây tre của diện tích rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh và thôn Hồ là nguồn động viên khích lệ quan trọng đối với đồng bào Vân Kiều, Pa Kô đã được Nhà nước giao đất, giao rừng để quản lý, bảo vệ trên địa bàn miền núi Quảng Trị.

 

 Chứng chỉ rừng bền vững với các loài lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên không chỉ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ một số dự án về phát triển rừng, mà còn mở ra triển vọng có thể xuất khẩu nguyên liệu và các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ với thị trường  các nước phát triển vốn đề cao sự việc bảo vệ môi trường, bảo về nguồn tài nguyên nhiên thiên, đặc biệt là phát triển kinh tế xanh và bền vững./.

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 24/11/2021 06:58 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:40

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà