Đến với bài thơ hay 7/11
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : SÔNG MÃ XA RỒI TÂY TIẾN ƠI... -Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay". Trong ct này, hướng đến mùa thu, một trong tứ thời tạo nhiều cảm hứng thi ca, chúng ta sẽ đến với tác phẩm tiêu biểu là "Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng" được phát sóng vào ngày CN : 7/11, vào lúc 11g 20 và 16g50 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Thanh biên tập và dàn dựng, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Trong ct tuần này, chúng ta cùng cảm nhận bài thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng qua bài viết của Xuân Dũng, kết thúc bài viết sẽ thưởng thức một đoạn bài thơ này qua qua giọng ngâm của NSND Thúy Mùi. Bây giờ là nội dung chi tiết.

   SÔNG MÃ XA RỒI TÂY TIẾN ƠI...

                                                                               (Xuân Dũng)

 

   Không phải bỗng dưng mà mở đầu bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng lại nhắc ngay đến sông Mã. Từ dưới xuôi ngược lên vùng cao Thanh Hóa sẽ tận mắt thấy con sông này đúng là thủy đạo huyết mạch của xứ Thanh, là sông Cái, sông Mẹ của dải đất này.

   Đoàn quân Tây Tiến năm xưa còn có tên gọi là Đoàn Vũ trang Tuyên truyền biên khu Việt-Lào ra đời năm 1947, không chỉ ngược xứ Thanh mà còn tỏa ra nhiều nơi trên vùng Tây Bắc. Bài thơ "Tây Tiến" ra đời trong những tháng ngày gian lao nhất. Người lính vượt qua thử thách, hy sinh bằng tinh thần yêu nước và lãng mạn đầy mình của tuổi đôi mươi, nếu không họ đã gục ngã. Bài thơ đặc sắc, bút pháp tả thực mà tài hoa, lãng mạn, nhân vật hiện lên hào hoa, lãng tử. Một "Tráng sĩ hành" của thời hiện đại.

   Có đi mới biết địa danh của Việt cũng đã xa thăm thẳm. Nếu từ Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo có hơn 80 cây số thì từ tp Thanh Hoá lên cửa khẩu Tén Tằn của huyện Mường Lát gấp ba lần mà đường sá quanh co, hiểm trở, bây giờ đã vậy, huống chi ngày xưa. Còn địa danh Lào thì gần nhất từ cửa khẩu Na Mèo sang Sầm Nứa cũng 85 cây số, còn nếu mơ mộng "Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ" thì phải gấp 10 lần, nghĩa là 850 cây số tính từ biên giới nơi này. Không biết vì sao nhà thơ không viết "Nhạc lên Viên Chăn xây hồn thơ" mà lại viết như trên?

   Nhà giáo dạy văn Thái Quốc Khánh, hiệu trưởng trường THPT Lê Thế Hiếu ở Cam Chính, Cam Lộ cảm nhận đôi điều về bài thơ (băng)

   Mở đầu bài là nỗi nhớ về Tây Tiến.

   Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

   Mở đầu là hoài niệm của những năm tháng khốc liệt của đoàn quân Tây Tiến thời kháng Pháp. Hiện thực khắc nghiệt, gian khó và nguy hiểm được tái hiện chân thực nhưng là bằng bút pháp lãng mạn.

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

    Đó là những hình ảnh, âm thanh được tinh lọc từ cuộc hành quân dữ dội của đoàn binh Tây Tiến.  Những gian nan, thiếu thốn, hiểm nguy đã khiến cho đời lính chiến vạn phần thử thách giữa điệp trùng núi rừng và cả biên viễn mịt mù. Nhưng dù thế, chất lãng mạn vẫn vượt lên để bài thơ đứng vững như tư thế của người chiến sĩ.

   Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

   Ai đó đã nói khi súng đạn lên tiếng thì thơ ca im bặt. Nhưng không, gian khổ, nguy nan vây bủa nhưng hồn thơ vẫn bay bổng, để chất lãng mạn vẫn ngời lên từ những cam go đến tận cùng. Đó là đặc sắc của bài thơ Tây Tiến.

   Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

  

   Thơ hay bao giờ cũng có chỗ đứng trong hồn người cho dù nhân tình thế thái có khác đi. Lên vùng cao Thanh Hóa tôi nghe chiến sĩ biên phòng, cán bộ, người dân trong câu chuyện tự nhiên đọc thơ Quang Dũng. Bài thơ hơn bảy mươi tuổi dài bằng cả một đời người nhưng hình như không biết đến tuổi tác. Và nhiều địa danh heo hút của xứ Thanh như Sài Khao, Mường Lát nhờ bài thơ này mà được nhiều người gần xa biết đến, vẫn bền bỉ với thời gian...   

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 03/11/2021 10:45 Lê Vĩnh Nhiên 04/11/2021 09:31

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà