Đất và người Quảng Trị- truyền hình
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG

Chuyên mục Đất và người Quảng Trị: 18.4.2022

Traller: Nhạc

Đồng bào Pako, Vân Kiều ở miền Tây Quảng Trị là cộng đồng dân tộc có đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Từ những trang phục truyền thống, những phong tục tập quán gắn với nhiều lễ hội độc đáo …tạo nên dấu ấn văn hóa vùng cao riêng biệt. Đó cũng là mạch nguồn để các văn nghệ sỹ Quảng Trị sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa. Đặc biệt, với lĩnh vực mỹ thuật, từ sự gắn bó và tình yêu với mảnh đất, người nghệ sỹ đã khai thác nhiều đề tài với những chất liệu khác nhau… thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc của miền sơn cước Quảng Trị.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA VÙNG CAO QUẢNG TRỊ TRONG THẾ GIỚI  MỸ THUẬT

Trích tiếng động và hình ảnh.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở vùng đất Triệu Phong, từ nhỏ cậu bé Nguyễn Văn Hùng đã sớm bị mê hoặc và yêu thích việc đục đẽo, tạo hình với gỗ. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh đã theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị với chuyên ngành điêu khắc. Suốt 3 năm miệt mài học hỏi, Nguyễn Văn Hùng đã lĩnh hội kỹ thuật cơ bản tạo hình, mô phỏng thiết kế và ý tưởng sáng tạo trong điêu khắc với các chất liệu trên gỗ.

Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Văn Hùng chọn mảnh đất Hướng Hóa để lập nghiệp với nghề dạy học mỹ thuật. Sau mỗi giờ lên lớp, anh lại miệt mài với niềm đam mê điêu khắc chân dung trên gỗ. Trong không gian các tác phẩm của mình nhà điêu khắc Nguyễn Văn Hùng hào hứng chia sẽ những tác phẩm tâm huyết của anh về đời sống của người dân vùng cao Quảng Trị. Những câu chuyện của đồng bào Pako, Vân Kiều được anh tái hiện trên chất liệu gỗ trở thành tác phẩm nghệ thuật sinh động, với: Hồn Việt, Nhịp điệu vùng cao, Bản sắc vùng cao (dự thi), Người Vân Kiều hay Cô gái vùng cao- mỗi tác phẩm được anh thổi hồn với những cung bậc cảm xúc kháu nhau thể hiện tình yêu và sự gắn bó của người nghệ sỹ với mảnh đất miền Tây Quảng Trị.

P/v: Nhà điêu khắc Nguyễn Văn Hùng- Thôn Tân Thuận, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

Chỉ có thể là một người rất gần gũi và trải nghiệm thực tế với đời sống văn hóa của đồng bào vùng cao Quảng Trị, nhà điêu khắc Nguyễn Văn Hùng mới cho ra đời những đứa con tinh thần mang vẻ đẹp độc đáo và đầy cuốn hút đến thế. Thưởng thức những tác phẩm của anh, người xem nhận ra sự sắc sảo trong từng đường nét, sự mềm mại trong cách thể hiện với vẻ đẹp vừa rắn rỏi, mạnh mẽ lại hoang sơ. Với cách tạo hình khối đặc biệt, anh đã tái hiện không gian văn hóa của đồng bào Pako Vân Kiều với những chi tiết gắn với những hoa văn, vật dụng, đường nét khuôn mặt…vô cùng đáng yêu.

Nhà điêu khắc Nguyễn Văn Hùng

(Nói về tác phẩm Bản sắc vùng cao)

Cũng là một người gắn bó với mảnh đất Khe Sanh, Hướng Hóa, họa sỹ Lê Cảnh Oánh là một trong những gương mặt trẻ của Phân hội mỹ thuật Quảng Trị. Anh sáng tác nhiều đề tài khác nhau. trong đó mảnh đất, con người miền Tây Quảng Trị luôn là nguồn cảm hứng đặc biệt được anh tái hiện đậm nét trong tác phẩm của mình với nhiều góc nhìn khác nhau mang đậm đời sống văn hóa của đồng bào Pako, Vân Kiều. Với những tác phẩm mang màu sắc tươi vui như: “Tiếng Tà Lư, Bên mái nhà sàn, Tà Cơn gặp lại, Dòng suối mát, Bên mái nhà sàn, Về chơi với gió, Nguồn cội, Người mẹ Vân Kiều…”, họa sỹ Lê Cảnh Oánh sử dụng chất liệu sơn dầu hoặc arylic để diễn đạt trọn vẹn những gì anh cảm nhận được về vùng đất này.

P/v: Họa sỹ Lê Cảnh Oánh- Thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa

Các bức họa của Lê Cảnh Oánh luôn tái hiện lại những sinh hoạt đời thường, gần gũi, cái đẹp chân chất, bình dị, thô mộc…gắn với những nét đặc trưng về trang phục của đồng bào… Khác với gam màu trầm, trung tính được anh thường thể hiện khi vẽ về những chủ đề khác; đề tài dân tộc, miền núi là sự thay đổi về sắc màu trong tranh Lê Cảnh Oánh. Những tông màu rực rỡ trong các bức họa đã làm nổi bật những nét đẹp hoang sơ và tô điểm cho chuỗi hoạt động thường nhật của người dân nơi núi rừng vùng cao. Xem tranh của anh, người thưởng lãm dễ dàng nhận ra hình ảnh vẻ đẹp giản dị, nguyên sơ, con người hiền hòa, thân thiện.. Có lẽ, sau nhiều năm gắn bó, Lê Cảnh Oánh đã thực sự yêu mảnh đất này. Tranh của anh không phải là sự ghi nhận lại những điều mắt thấy mà chính là sự rung động từ trái tim người họa sỹ đã thăng hoa trong từng nét vẽ, màu sắc…

Nếu như có người chọn cách tái hiện lại không gian văn hóa vùng cao trong tác phẩm của mình thì lại có người chọn cách thể hiện sự hồi sinh và những bước phát triển mới, đầy tiềm năng của vùng đất miền Tây Quảng Trị, đặc biệt là các họa sỹ trẻ luôn muốn thể hiện những điều mới mẻ, bắt nhịp với xu thế cuộc sống đổi thay từng ngày. Có thể mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng, cách thể hiện khác nhau…song với họ tất cả đều là tình cảm, sự rung động, yêu mến và tự hào với con người và vùng đất ấy.

P/v: Họa sỹ Trần Thị Tố Nga- Thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa

Thời gian qua, sáng tác về chủ đề người Pako, Vân Kiều luôn được văn nghệ sỹ tỉnh nhà quan tâm. Chính họ đã góp phần không nhỏ vò việc bảo tồn và tái hiện không gian văn hóa độc đáo của đồng bào.

P/v: Họa sỹ Hồ Thanh Thoan- Phó Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị

Với họa sỹ gạo cội Hồ Thanh Thoan, ông cũng để lại trong lòng người yêu hội họa nhiều tác phẩm về đề tài miền núi Quảng Trị. Qua những lần có dịp đi thực tế vào đời sống của đồng bào, giúp ông khơi nguồn cảm xúc và sáng tác những chủ đề về muôn màu cuộc sống của người dân. Từ những tác phẩm “Chuyện biên cương, công việc thường ngày, Lên rẫy, mùa ngô, Tình bạn, Tình rừng…”, bằng chất liệu sơn dầu….họa sỹ Hồ Thanh Thoan thể hiện cái nhìn đầy chiệm nghiệm và được ông đưa vào thế giới hội họa đầy sống động. Tranh của ông còn thể hiện bề dày chiều sâu và sự tinh tế của một người họa sỹ thuộc thế hệ đi trước khi ông tái hiện lại hình ảnh của Bác Hồ trong trái tim người Pako, Vân Kiều- những con người một thời gắn với truyền thống cách mạng kiên trung- trong trái tim của đồng bào luôn  biết ơn Đảng và Bác Hồ đã mang lại cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc Quảng Trị là “mảnh đất” chứa đựng nhiều tiềm năng cho công việc sáng tạo nghệ thuật. Với tình yêu con người và vùng đất ấy, bằng niềm đam mê sáng tác của mình, các văn nghệ sỹ đã có những đóng góp không nhỏ khi tái hiện lại không gian văn hóa và những đổi thay của vùng đất này.

 P/v: Nhà điêu khắc Nguyễn Văn Hùng- Thôn Tân Thuận, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

P/v: Họa sỹ Lê Cảnh Oánh- Thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa

P/v: Họa sỹ Hồ Thanh Thoan- Phó Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị

Vẻ đẹp của đời sống sinh hoạt, văn hóa của đồng bào Pako, Vân Kiều đi vào tác phẩm VHNT sẽ luôn sống mãi cùng thời gian. Thông qua thế giới nghệ thuật, không chỉ quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa của đồng bào Pako, Vân Kiều đến với bạn bè mọi miền đất nước, mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng cao Quảng Trị./.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 15/04/2022 14:36 Lê Vĩnh Nhiên 15/04/2022 15:57
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà