Hạnh phúc quanh ta
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình hạnh phúc quanh ta                 

Nhạc hiệu quảng bá chương trình:

MC1: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Hạnh phúc quanh ta đang được phát sóng trên kênh phát thanh tần số 92,5Mgz và trên kênh facebook Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Chương trình được phát sóng vào 16h30 phút thứ 3 hàng tuần. Hãy cùng sẽ chia về những điều bình dị làm nên hạnh phúc quanh ta.

MC1: Hạnh phúc quanh ta, kết nối và chia sẻ.

Hoa Trạng Nguyên trên núi

Thái Hiền xin kính chào QV thính giả thân thuộc của chương trình hạnh phúc quanh ta.

Quý vị và các và các bạn thân mến! Sinh ra và lớn lên giữa núi rừng Trường Sơn Quảng Trị, những tưởng cuộc đời sẽ chỉ quanh quẩn với nương rẫy, với gác bếp, với lấm lem mưu sinh, ... Nhưng ẩn sâu bên trong những đôi mắt sáng của những đứa trẻ nơi đây là khát khao thoát nghèo, là sự hiếu học.

Chính ánh mắt hồn nhiên, trong trẻo và đầy khát khao ấy của các em mà nhiều thầy cô giáo từ miền xuôi đã gắn bó với vùng cao Quảng Trị để thắp lửa cho những ước mơ của các em, để các em được học tập và thay đổi cuộc sống. Chương trình hạnh phúc quanh ta ngày hôm nay mời QV thính giả cùng với Thái Hiền gặp gỡ với những nhân vật và lắng nghe những câu chuyện như thế.

Và vị khách mời sẽ đồng hành cùng chương trình là thầy giáo Lê Chí Thông, Hiệu trưởng trường THPT Đakrông huyện Đakrông

Xin cảm ơn thầy giáo Lê Chí Thông đã nhận lời tham gia chương trình.

          Khách mời chào Thái Hiền, chào thính giả nghe đài….

          Anh Thông thân mến! Là người đã gắn bó với ngành giáo dục huyện Đakrông trong thời gian dài, chắc hẵn anh có rất nhiều câu chuyện xúc động về các em học sinh vùng cao đúng không ạ.

          Khách mời trả lời

          Quý vị và các bạn thân mến! Với các em học sinh ở vùng cao, đặc biệt là những em học sinh đồng bào người Vân Kiều – Pa Cô, chặng đường học tập của các em đều rất khó khăn, vất vả, thế nhưng cũng ở các em, nghị lực và khát khao được học tập cũng rất mạnh mẽ. Và ngay bây giờ mời QV & các bạn cùng đến với câu chuyện của em Hồ Thị Nhương, từng là một học sinh của trường THPT Đakrông và bây giờ em đang là sinh viên trường… khoa…

Nhạc cắt câu chuyện cuộc sống

Cũng như rất nhiều gia đình khác trong bản, cuộc sống của gia đình Hồ Thị Nhương bao đời nay cũng chỉ gắn bó với núi rừng, với nương rẫy, trình độ dân trí còn thấp nên cuộc sống còn vô cùng thiếu thốn, khó khăn. Dù hoàn cảnh khắc nghiệt, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô nữ sinh Hồ Thị Nhương vẫn luôn nỗ lực học tập và không ngừng rèn luyện để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Được sự ủng hộ tuyệt đối từ ba mẹ, các anh chị em Nhương đều được đi học Trung học phổ thông trung học, khác rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa với em, họ chỉ học lớp 9. Nhương chia sẻ, những ngày học trong trường Đakrông, tham gia các hoạt động của đoàn trường, nhà trường phát động Nhương đã tìm được ước mơ cho mình. Đó là được học đại học Luật. Khi được hỏi tại sao lại chọn luật mà không phải bất cứ ngành nghề khác? Nhương chia sẻ:

Băng ghi âm:  “Em muốn học luật về để em giúp đỡ bà con buôn làng, địa phương em. Nhiều người ở trong rẫy hiểu biết pháp luật chưa đầy đủ nên bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để có thể cải thiện cuộc sống gia đình. Thông qua các hoạt động tại trường em được biết có rất nhiều chính sách tốt của nhà nước cho đồng bào mình. Nhưng vì không hiểu rõ nên mọi người bỏ lỡ mất cơ hội”.

Để thực hiện ước mơ của mình, Nhương vạch sẵn cho mình con đường phía trước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhương đã cố gắng hết sức để học tập, rèn luyện, xứng đáng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè dành cho em. Là người đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, cuộc sống còn vất vả khó khăn nhưng Nhương học rất giỏi, trong 12 năm học thì có đến 10 năm Nhương đạt thành tích học sinh giỏi. Dù học ở lớp hay hoạt động tại trường, Nhương luôn được thầy cô và bạn bè yêu quý không chỉ bởi sự siêng năng, ham học hỏi mà còn là đức tính ngoan hiền, dễ gần, dễ mến, hay giúp đỡ bạn bè, chăm chỉ dọn dẹp trường lớp.

Là học sinh vùng núi khó khăn, Nhương cho biết, các em không có điều kiện đi học thêm nên việc học của Nhương chỉ là tự học. Do phải giúp ba mẹ việc nhà và làm nương rẫy nên Nhương đã đề ra kế hoạch tự học tập rất khoa học cho bản thân mình. Bí quyết để cô bé người Vân Kiều này học giỏi không gì khác ngoài tự học. Hàng ngày ngoài giờ học trên lớp, Nhương rất chịu khó lên thư viện trường chọn những cuốn sách phục vụ việc học tập của mình. Nhương cho biết em ít khi được học ban ngành vì phải giúp ba mẹ việc làm nương, rẫy và làm việc nhà, do đó chủ yếu em học vào buổi tối. Theo Nhương, việc em thực hiện được ước mơ của mình không chỉ cho bản thân mà còn cho cả bà con buôn làng của em. Em hi vọng sẽ giúp ích được nhiều bà con người dân tộc Vân Kiều của mình hơn để mọi người có thể tự cải thiện cuộc sống, mọi người đỡ khổ hơn”.

Vâng, thưa Qv thính giả, đó là câu chuyện của em Hồ Thị Nhương 1 học sinh người dân tộc thiểu số đã nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ.

Thưa anh Thông, chị có thể chia sẻ thêm 1 chút về cô học trò đặc biệt này của trường THPT Đakrông?

Khách mời trả lời

Vâng, và có thể nói với đặc thù là một huyện vùng cao, có đông đồng bào người Vân Kiều, Pa Cô sinh sống, đời sống của đồng bào cũng gặp nhiều khó khăn thì việc học của con em ở đây chắc chắn cũng có nhiều khó khăn đúng không ạ?

Khách mời trả lời

Chúng ta cũng thấy rằng trước đây thì bà con dân bản người Vân Kiều, Pa Cô vốn không xem trọng việc học lắm, và các thầy cô giáo ở đây đã phải làm công tác vận động học sinh đến trường đúng không ạ. Anh có thể chia sẻ 1 chút về công việc này của các thầy cô giáo vùng cao và cho đến bây giờ thì nhận thức của bà con cũng như các em học sinh người Vân Kiều, Pa cô về việc học đã có sự thay đổi như thế nào?

Khách mời trả lời

Thời điểm ấy cơ hội đến trường của các em gái hình như cũng khó khăn hơn đúng không ạ, và các em thường kết hôn sớm nên việc học cũng dừng lại rất sớm. Vậy có trường hợp trẻ em gái nào học tốt và hứa hẹn sẽ có 1 tương lai khác đi nhưng cuối cùng việc học phải bỏ dỡ giữa chừng?

Khách mời trả lời

Quả thật là rất đáng tiếc đúng không ạ. Những lúc nhìn thấy con đường học tập của học sinh mình bị đứt gãy thì cảm xúc của anh như thế nào?

Khách mời trả lời

Và cho đến thời điểm này khi nhìn thấy giáo dục vùng cao đã có nhiều khởi sắc, các em học sinh của mình cũng đã tự tin, gặt hái được nhiều thành tích thì cảm xúc của anh như thế nào?

Khách mời trả lời

Và câu chuyện của em Hồ Thị Nhương là một trường hợp rất đặc biệt với chị đúng không ạ. Hẵn rằng chị đã dõi theo và cũng giúp đỡ em rất nhiều để em có thể tự tin và khẳng định bản thân mình, tham gia được nhiều chương trình ý nghĩa như vậy. Chị có thể chia sẻ 1 chút về câu chuyện và những kỷ niệm của mình với em Hồ Thị Nhương được không?

Khách mời trả lời

Vâng, và ngay lúc này đây mời anh Lê Chí Thông cùng QV thính giả cùng gặp gỡ với Hồ Thị Nhương và lắng nghe những chia sẻ của em qua tiểu mục kết nối ngay sau đây.

Nhạc cắt kết nối

PV: Xin chào Hồ Thị Nhương, em có thể chia sẻ 1 chút về mình cho thính giả được biết được không?

PV: Được biết em hiện đang là sinh viên của trường…  chuyên ngành… . Trước tiên xin chúc mừng em và em có thể cho biết vì sao mình lại chọn ngành này… ?

PV: Quá trình học tập của em hẵn rằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và em đã làm gì để có thể đạt được thành tích tốt như vậy và với em thì người thầy, người cô nào đã gắn bó và giúp đỡ em nhiều nhất trong quá trình học?

PV: Hiện tại việc học của em có gặp khó khăn gì không và điều em mong muốn nhất là gì?

PV: Điều em mong muốn nhất sau khi tốt nghiệp đại học là gì?

PV: Vâng và hiện tại thì thầy giáo Lê Chí Thông đang tham gia chương trình và cũng đang lắng nghe những chia sẻ của em, vậy em có điều gì muốn nói với thầy và các thầy cô giáo của mình?

PV: Cuối cùng em có điều gì muốn chia sẻ, nhắn gửi đến các bạn học sinh ở vùng cao, nơi em đang sinh sống?

PV: Xin cảm ơn em và chúc em sẽ luôn vững vàng, tự tin, vượt qua những khó khăn để hoàn thành việc học và thực hiện ước mơ của mình.

Vâng, anh Thông thân mến! Qua nghe những chia sẻ của Hồ Thị Nhương thì cảm xúc của anh như thế nào?

Khách mời trả lời

Anh có điều gì muốn nhắn gửi đến Hồ Thị Nhương cũng như các em học sinh của mình không?

Khách mời trả lời

Anh có thể chia sẻ 1 chút cơ duyên nào khiến anh quyết định chọn nghề giáo và gắn bó với vùng cao nơi đây?

Khách mời trả lời

Vâng, có rất nhiều giáo viên vùng khó chia sẻ rằng, giáo dục ở vùng khó người giáo viên sẽ chịu nhiều thiệt thòi, cơ sở vật chất thiếu thốn, đi lại khó khăn, rồi phải vận động phụ huynh, học sinh để các em được đến trường nữa. Nhưng đổi lại họ cũng nhận được rất nhiều điều quý giá, là tình cảm, là tấm lòng của học sinh và bà con dân bản. Anh có thể chia sẻ 1 chút với riêng anh thì niềm hạnh phúc lớn nhất mà anh nhận được khi gắn bó với các em học sinh ở vùng cao là gì?

Khách mời trả lời

Và việc học cũng đã thay đổi cuộc sống, tương lai của các em học sinh ở vùng khó rất nhiều đúng không ạ?

Khách mời trả lời ( Chia sẻ về những đổi thay của các học sinh, nhiều học sinh đã thành đạt… )

Cuối cùng anh có điều gì muốn gửi gắm đến các đồng nghiệp của mình, các em học sinh, các phụ huynh ở vùng cao?

Khách mời trả lời

Xin cảm ơn anh và xin chúc cho anh cùng với các thầy cô giáo sẽ luôn sức khỏe, luôn tràn đầy nhiệt huyết và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.

Quý vị và các bạn thân mến! Dù việc học ở vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng ở đây vẫn có những thầy cô giáo đang nỗ lực và dành nhiều tâm huyết cho giáo dục ngày đêm bám bản, theo sát các em học sinh để thắp lên ngọn lửa học tập cho các em thơ. Việc làm của các thầy cô không đơn thuần chỉ là người đem đến con chữ cho họ mà còn là một nguồn hy vọng, gieo vào họ những điều tốt đẹp về tương lai tươi sáng. Chương trình hạnh phúc quanh ta tuần này xin được khép lại tại đây, cảm ơn Qv & các bạn đã quan tâm lắng nghe, xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 28/07/2022 15:54 Lê Vĩnh Nhiên 29/07/2022 09:36

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà