BAU VAT CUA LANG HA LOC
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Có một làng quê thu mình bên dòng Ô Giang uốn lượn ấy vậy mà đã vượt qua bao hằng hà thiên tai binh biến cả một chiều dài lịch sử hơn 550 năm. Sông che chở cho làng, vun đắp phù sa cho mảnh đất này sinh cho đất nước những bậc anh hào được phong tước phong thần lưu truyền trong sử bộ, để lại cho làng quê này những giá trị văn hoá lịch sử mà người dân trọng gọi là Báu vật muôn đời.

Đất và Người Quảng Trị

Phát sóng thứ 2, ngày 12.6.2023

Tên: BÁU VẬT CỦA LÀNG HÀ LỘC

 

 

Phim: Có một làng quê thu mình bên dòng Ô Giang uốn lượn ấy vậy mà đã vượt qua bao hằng hà thiên tai binh biến cả một chiều dài lịch sử hơn 550 năm.  

Sông che chở cho làng, vun đắp phù sa cho mảnh đất này sinh cho đất nước những bậc anh hào được phong tước phong thần lưu truyền trong sử bộ, để lại cho làng quê này những giá trị văn hoá lịch sử mà người dân trọng gọi là Báu vật muôn đời.

 

Tên: BÁU VẬT CỦA LÀNG HÀ LỘC

 

(Hình 9s)sen, lúa, làng

Về Hà Lộc những ngày tháng 6 đi trong mùa sen nở lúa xanh ấy cũng là lúc những bậc cao niên trong làng dâng nén hương lên từ đình lần giở tàng thư, tìm lại những giá trị lịch sử người xưa để lại. 

 

Theo sử bộ của làng, nguyên xưa vùng đất này có từ thời Hùng Vương, là một bộ phận của Bộ Việt thường Thị nước Văn Lang Âu Lạc và cũng là một vùng lãnh thổ của đất nước Chăm Pa. 

Đến năm 1553, địa giới hành chính của huyện Hải Lăng được định hình rõ trong đó có làng Hà Lộc. Việc định giới này cũng đã được Dương Văn An nhắc đến trong Phủ biên tạp lục vào năm 1774. 

 

Phỏng vấn: Ông LÊ HỮU CƯƠNG – Nguyên Bí thư Chi bộ Hà Lộc - Hải Sơn - Hải Lăng 

(Nói về quá trình hình thành làng Hà Lộc - Làng Hà Lộc nguyên trước đây là xã Hà Lỗ, gồm có 3 thôn là Hà Lộc, Phường Xuân Lộc và Hà Lỗ. Theo sử liệu và bộ liệu của làng ghi lại, làng Hà Lộc được hình thành cách đây hơn 550 năm dưới thời hậu Lê. )

 

Với bề dày lịch sử gắn liền với suốt những thời kỳ dựng nước giữa nước, làng Hà Lộc đã được các triều đại vinh danh ban cho 28 sắc phong để ghi nhớ công lao. Trong đó, 9 sắc phong cho làng, số còn lại cho những bậc anh tài kiệt xuất, có công lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước.  

 

Phỏng vấn: Ông LÊ HỮU CƯƠNG – Nguyên Bí thư Chi bộ Hà Lộc - Hải Sơn - Hải Lăng 

(Nói về các sắc phong ban cho nhân vật nào)

 

Sắc phong, gọi đầy đủ là Đạo sắc phong xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15, dưới triều nhà Lê, được xác nhận bằng ấn, triện của nhà vua, là loại văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình đền trong tín ngưỡng làng xã của người Việt. 

 

Cùng với lịch sử lập làng lâu đời, người làng còn tự hào về ngôi đình linh thiêng đang cất giữ 28 sắc phong do các vua Nguyễn ban tặng và nhiều tập địa bạ, khế ước. Coi sắc phong là bảo vật, dân làng quyết tâm giữ gìn bảo vệ đến cùng với tinh thần làng còn thì sắc phong còn.

 

Trong chiến tranh, đình làng Hà Lộc đã bị đốt phá nhiều lần, thế nhưng giặc không thể đốt, cướp các sắc phong là nhờ người làng di tản kịp thời, đến khi bình yên mới đem về làng. Trước đây các sắc phong được cất giữ ở nhiều nơi, có khi được mang về cất tại nhà của những người trông nom đình làng. Mùa lũ lụt thì sắc phong được thỉnh đến vị trí cao nhất trong làng để tránh nước. Hiện tại sắc phong được bảo quản trong ngôi đình làng để thờ phụng và hương khói tôn nghiêm. Dân làng cũng cẩn thận bọc nhựa số sắc phong để phòng mối mọt rồi cho tất cả vào một chiếc rương, khóa cẩn mật. Sợ mất trộm khi lưu giữ tại đình nên làng đã bầu ra một thủ sắc, người được bầu vào vị trí này phải là người có uy tín với cộng đồng và đạo đức trong sáng.

 

Người xưa nói “Sắc tại như như thần tại”, tức là sắc ở đâu là thần ở đó. Nay sắc phong cần được giữ gìn một cách trang nghiêm, trang trọng, vì đó là đại diện cho nhân dân.

 

Phỏng vấn: Ông LÊ SINH - Hội chủ Làng Hà Lộc – Hải Sơn – Hải lăng

(Nói về việc gìn giữ của làng đối với sắc phong và thờ sắc phong. Lưu truyền cho con cháu với mong ước tốt đẹp cho dân làng)

Nội dung sắc phong chỉ có khoảng hơn 100 chữ ghi về địa chỉ nơi được ban sắc phong, tên gọi của thần, lý do thần được ban sắc hoặc nâng cấp phẩm trật, trách nhiệm của thần đối với dân sở tại, trách nhiệm của dân đối với thần, sau đó là thời gian phong sắc, niên hiệu và đóng quốc ấn của triều đình. 

Cũng trong đạo sắc phong, nhà vua giao cho các vị thần che chở bảo hộ con dân của ngài và cho phép các địa phương chính thức tôn thờ những vị thần bản địa của mình.

Đối với làng Hà Lộc, sắc phong là nguồn tư liệu quý và linh thiêng vì gắn liền với lịch sử và đời sống tâm linh của người dân. Những vị thần và những người được vua phong thần thông qua sắc phong đã được người dân tín ngưỡng, thờ phụng. Đồng thời, niên đại được ghi trên sắc phong là niên đại chính xác, đáng tin cậy cho phép khẳng định rõ ràng lịch sử lập làng, lịch sử hình thành dân cư, dòng họ, lịch sử khai khẩn. Chính vì thế, sắc phong cũng có ý nghĩa như một văn bia hay “thẻ căn cước” của làng. 

 

Phỏng vấn Ông TRƯƠNG ĐĂNG SỬ - Làng Hà Lộc – Hải Sơn – Hải Lăng

(Nói về mong muốn bảo tồn, dịch thuật sắc phong để cho con cháu dễ tiếp cận)

Tờ sắc phong có giá trị của hiện vật mấy trăm năm. Nó không chỉ giàu tính khoa học, lịch sử, văn hóa và mỹ thuật, mà còn là hiện vật linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân, là tài liệu quý giá để tìm hiểu về nguồn cội của dân làng.

Dòng Ô Giang muôn đời vẫn xanh, trước khi hoà với Vĩnh Định – Ô Lâu, sông này kịp để lại và vun đắp cho làng Hà Lộc biết bao giá trị lịch sử văn hoá.  Qua bao biến cố, thăng trầm của thời gian nhưng hàng chục đạo sắc phong cổ ở làng vẫn được người dân nơi đây nâng niu, trân trọng và gìn giữ. Với họ, những sắc phong ấy chính là báu vật thiêng liêng, là nguồn cội, biểu tượng tinh thần yêu nước bất diệt của làng Hà Lộc. 

 

T/h: Lê Tú

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 08/06/2023 13:04 Lê Vĩnh Nhiên 09/06/2023 08:33

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà