Chuyên mục tuyên truyền về BHTNLĐ và BNN
Danh mục
An toàn lao động và việc làm
NỘI DUNG

Kịch bản chuyên mục Tuyên truyền về BHTNLĐ và Bệnh nghề nghiệp số 2

Vai trò của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Thưa Qv & các bạn! Theo các quy định của pháp luật hiện hành, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp là một trong những chế độ cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nhờ có chính sách này cùng với nguồn quỹ bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp mà khi không may gặp rủi ro trong lao động, người lao động có điểm tựa an sinh để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Hiện nay, Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn đã kế thừa và phát triển nhiều nội dung mới, ưu việt hơn so với các quy định tại Bộ luật Lao động và Luật BHXH và các quy định trước đây nhằm chia sẻ gánh nặng và phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là người lao động và thân nhân trước những rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo Quy định hiện hành của Luật An toàn vệ sinh lao động thì đối với những người lao động mà thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều được tham gia BH TNLĐ-BNN. Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH cho NLĐ, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau: mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; đồng thời áp dụng đối với NLĐ là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước; mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN...

Có thể nói Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện nay.

Ông HOÀNG ĐỨC TRUNG

Phó giám đốc BHXH huyện Đakrông – Quảng Trị

Tại Quảng Trị, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều nhận thức rõ và thực hiện tốt các quy định về Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc việc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho công nhân, lao động, đặc biệt còn thường xuyên tổ chức các hoạt động khám sức khỏe định kỳ, giám định thương tật, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động…góp phần chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ nguồn quỹ BH Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp, nhiều danh nghiệp đã thực hiện  Hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ. Đây là hoạt động rất quan trọng trong phòng ngừa TNLĐ-BNN. Bởi vì khi NLĐ được huấn luyện ATVSLĐ theo đúng các quy định của Luật ATVSLĐ, Nghị định 44/2016/NĐ-CP và huấn luyện các giải pháp làm việc an toàn tại DN, cơ sở sản xuất, họ sẽ hiểu các rủi ro, biết cách phòng tránh nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ-BNN với họ. Biết bảo vệ mình và đồng đội xung quanh, đem lại hạnh phúc cho gia đình của họ khi không xảy ra TNLĐ-BNN. Tránh được TNLĐ-BNN là tránh được mất đi sức khỏe, tính mạng; giảm chi phí, thiệt hại cho DN; Đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình, góp phần phát huy hiệu quả của Quỹ Bảo hiểm TNLĐ-BNN.

Việc người lao động được quan tâm trạng bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và thường xuyên được tuyên truyền, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động đã giúp họ yên tâm hơn trong quá trình lao động.

Phỏng vấn:

Chị DƯƠNG THỊ CHÂU

Công nhân Công ty Cổ phần Công trình môi trường đô thị thị xã Quảng Trị

Để thực hiện tốt hơn chính sách bảo hiểm TNLĐ, Bệnh nghề nghiệp ( BNN)  bắt buộc, các cấp, ngành cần tích cực sử dụng hiệu quả nguồn tối đa 10% từ nguồn thu Bảo hiểm TNLĐ, BNN hàng năm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), NLĐ trong cả nước phòng ngừa TNLĐ, BNN; Mở rộng nội dung hỗ trợ, nâng mức bồi thường trợ cấp; Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN sang khu vực không có quan hệ lao động. Bên cạnh đó, các cơ quan có liên quan cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc, thực hiện chế độ, chính sách TNLĐ-BNN tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giải quyết đóng, hưởng chế độ TNLĐ-BNN, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, đảm bảo quyền lợi của NLĐ.

Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng thực hiện chính sách Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, ổn định sản xuất.

Phỏng vấn

Ông LÊ NGỌC VŨ

Chủ tịch LĐLĐ thị xã Quảng Trị - Quảng Trị

Ông HOÀNG ĐỨC TRUNG

Phó giám đốc BHXH huyện Đakrông – Quảng Trị

Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là chính sách an sinh xã hội thiết thức và hữu ích, góp phần bù đắp tổn thất cho người lao động, chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Có thể nói Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động. Thế nên khi tham gia giao kết hợp đồng lao động, người lao động hãy chắc chắn người sử dụng lao động sẽ chịu trách nhiệm đầy đủ nghĩa vụ cho mình. Như vậy mới có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi tham gia vào quá trình làm việc.

Phỏng vấn

Ông TRẦN NGỌC HOÀNG

Phó Trưởng phòng Chế độ - BHXH tỉnh Quảng Trị

Để xảy ra rủi ro TNLĐ là điều không người lao động nào mong muốn. Nhằm phòng ngừa, giảm thiểu TNLĐ, BNN, hàng năm, người sử dụng lao động cần xây dựng kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cùng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Người sử dụng lao động cần quan tâm công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Thường xuyên thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề thông qua các lớp tập huấn từ cơ bản đến nâng cao. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sử dụng lao động và người lao động khi lập hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN... có như vậy, chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN mới thực sự là “điểm tựa” bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động không may gặp rủi ro.

Chào cuối

Đón xem: Theo các quy định của pháp luật hiện hành, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp là một trong những chế độ cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nhờ có chính sách này cùng với nguồn quỹ bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp mà khi không may gặp rủi ro trong lao động, người lao động có điểm tựa an sinh để vượt qua giai đoạn khó khăn. Chuyên mục tuyên truyền về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được phát sóng vào 20h25 thứ 3 ngày 17/10 trên sóng TH của Đài PTTH Quảng Trị, mời Qv & các bạn đón xem.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 16/10/2023 11:09 Phạm Như Quỳnh 16/10/2023 11:09
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà