biển đảo quê hương
Danh mục
Biển đảo quê hương
NỘI DUNG

Chương trình Biển đảo quê hương ngày 22.5

Dẫn 1: Kính chào quí vị thính giả đang đến với CT Biển đảo quê hương của Đài PTTH QT. Chương trình được phát sóng vào chủ nhật hàng tuần, quí vị có thể nghe lại CT trên trang quangtritv.vn.

Chương trình hôm nay sẽ chuyển đến quí vị thính giả nghe đài về những nỗ lực cố gắng của chính quyền và nhân địa phương vùng biển Vĩnh Linh tập trung phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế của các xã bãi ngang, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhạc cắt.

Dẫn 2: Thưa quí vị và các bạn! Huyện Vĩnh Linh đã hỗ trợ gần 4,4 tỷ đồng để các địa phương ven biển chuyển đổi sinh kế

Trong nỗ lực giúp các địa phương ven biển chuyển đổi sinh kế sau sự cố ô nhiễm môi trường, đến nay huyện Vĩnh Linh đã hỗ trợ gần 4,4 tỷ đồng để các xã, thị trấn sớm phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Vĩnh Linh có 4 địa phương ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự cố ô nhiễm môi trường, bao gồm các xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, Vĩnh Giang và thị trấn Cửa Tùng. Sau hơn 1 năm, huyện Vĩnh Linh đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp cấp thiết, phù hợp để giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho từng địa phương, đơn vị. Bà con ngư dân sau khi được đi thăm quan học tập các mô hình làm ăn, được đào tạo nghề và chuyển giao khoa học kỷ thuật, được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi đã mạnh dạn áp dụng vào sản xuất. Trong đó tập trung chủ yếu các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…

Đến nay, huyện Vĩnh Linh đã hỗ trợ các địa phương ven biển với tổng kinh phí gần 4,4 tỷ đồng để chuyển đổi sinh kế, cụ thể: xã Vĩnh Thái 1,6 tỷ đồng, xã Vĩnh Giang 1,1 tỷ đồng, thị trấn Cửa Tùng 1,2 tỷ đồng và xã Vĩnh Thạch 450 triệu đồng. Qua đó không chỉ góp phần giúp các hộ gia đình nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống mà còn mở ra hướng đi mới trong phát triển sản xuất đối với các địa phương ven biển. 

Ông Lê Tiến Dũng- Trưởng phòng NN huyện Vĩnh Linh chia sẽ

( Chúng tôi tập trung chỉ đạo các địa phương chuyển đổi một số diện tích đất cát bạc màu sang trồng những loại cây phù hợp để tăng năng suất lao động, hổ trợ kinh phí để ngư dân cải hoán tàu thuyền, nâng cấp ngư lưới cụ để ra khơi…)

Trích băng.

Nhạc cắt.

Dẫn 1: Thưa quí vị, cùng với sự nỗ lực của lãnh đạo huyện, chính quyền địa phương đã cùng với ngư dân nỗ lực tiếp tục vươn khơi để mang về nguồn thi nhập cho gia đình. Từ đầu năm 2017 đến nay, nhờ ngư trường và thời tiết thuận lợi nên bà con ngư dân các xã như Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, Thị trấn Cửa Tùng huyện Vĩnh Linh đã ra khơi khai thác thủy hải sản với một số nghề như cá trích, ruốc, khai thác tôm hùm, mực ...cho thu nhập khá. Mặc dù số lượng thuyền của các xã bãi ngang không lớn song những năm trở lại đây, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư thêm nghề mới phù hợp ngư trường và khai thác các loại hải sản đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng do đó thu nhập từ nghề biển đã được nâng lên đáng kể. Tổng sản lượng khai thác trong năm 2015 ở xã bãi ngang Vĩnh Thái đạt 750 tấn các loại, đạt 100% kế hoạch, thu nhập của người dân đạt trên 21 triệu đồng/người/năm.

Với những kết quả đạt được Ông Ngô Thế Thanh- chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái cho biết:

( Bà con ngư dân đã tích cực ra khơi bám biển, dù là xã bãi ngang song thời gian này đã có những tín hiệu bước đầu rất tích cực, người dân bằng mọi ngành, mọi nghề để có thể nâng cao thu nhập cho gia đình…)

Dẫn 2: Nghề biển ở địa bàn các xã bãi ngang trên địa bàn huyện Vĩnh Linh chủ yếu đánh bắt theo mùa vụ, chủ yếu là đầu năm từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch, vụ mùa khai thác lưới ba, lưới mực những tháng cuối năm. Đây cũng chính là nghề mang lại thu nhập cho người dân, cứ theo mùa vụ ngư dân vẫn kiên trì bám biển, tìm kiếm thêm nghề mới. Ông Nguyễn Văn Mỵ- là một trong những ngư dân gắn bó với nghề biển hơn 40 năm, ở cái tuổi ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn là một trong những ngư dân bám biển có thâm niên và lão luyện với nghề. Dù còn những khó khăn sau sự cố môi trường, song Ông Nguyễn Văn Mỵ- ngư dân thôn Thái Lai vẫn cùng với ngư dân trong thôn, trong xã Vĩnh Thái kiên trì bám biển. Ông chia sẽ :

( Những ngày này là vụ mùa chính, ngư dân đánh bắt các loại cá như trích, chuồn cho thu nhập khá, có hôm cũng được vài tạ…)

Trích băng.

Dẫn 1: Với lợi thế về khai thác biển gần bờ với nhiều loại hải sản được người tiêu dùng ưa chuộng do đó những năm trở lại đây, dịch vụ du lịch bãi tắm cũng đã phát huy hiệu quả, với 16 hộ kinh doanh các sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu là các loại mực, tôm, cá khai thác được ở địa phương với giá cả phù hợp một phần đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch. Xác định đây chính là một trong những tiềm năng cần được đầu tư về cơ sở hạ tầng để trở thành mũi nhọn, góp phần chuyển đổi kinh tế, tạo điều kiện cho việc phát triển ngành nghề dịch vụ ở địa phương, nâng cao thu nhập gắn với phát triển kinh tế biển ở vùng bãi ngang. Anh Nguyễn Văn Thể- Thôn Thái Lai- Vĩnh Thái- Vĩnh Linh là một trong những chủ quán ở bãi tắm, phục vụ chủ yếu khách du lịch trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Trao đổi về những hiệu quả mang lại từ dịch vụ du lịch biển, anh cho biết:

( Trước đây khi chưa kinh doanh bãi tắm thì thu nhập của gia đình chủ yếu là dựa vào nghề đi biển, bây giờ phát triển du lịch, du khách biết đến bãi tắm Vĩnh Thái và đến đây ngày càng tăng nên những hộ kinh doanh ở đây có thêm thu nhập…)

Trích băng.

Nhạc cắt.

Dẫn 2: Thưa quí vị và các bạn! Phát triển du lịch bãi tắm ở xã bãi ngang Vĩnh Thái, đang được quan tâm đầu tư, được biết Khu dịch vụ - du lịch Vĩnh Thái được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng chung tại Quyết định số 2388/QĐ-UBND vào ngày 14/11/2011. Phạm vi quy hoạch có diện tích 518 ha (thuộc địa phận thôn Thử Luật, Đông Luật, Tân Mạch, Thái Lai của xã Vĩnh Thái). Mô hình phát triển không gian theo dạng kết hợp giữa mô hình khu du lịch biển phục vụ nhu cầu sinh hoạt phổ thông và mô hình đô thị phục vụ cho du lịch biển cao cấp. Phân khu chức năng cụ thể gồm khu du lịch - dịch vụ cao cấp được bố trí tại thôn Thử Luật, Đông Luật; khu dịch vụ - du lịch phổ thông được bố trí tại thôn Tân Mạch, Thái Lai, Đông Luật; các không gian công cộng phục vụ dịch vụ - du lịch được bố trí dọc theo tuyến đường ven biển tại địa bàn thôn Tân Mạch, Thái Lai, Thử Luật. Đó là hướng phát triển du lịch của xã Vĩnh Thái trong tương lai. Còn hiện tại, từ năm 2007 đến nay xã Vĩnh Thái đã khuyến khích người dân các thôn Thái Lai, Tân Thuận, Đông Luật làm du lịch cộng đồng bằng việc tạo điều kiện về đất đai và đảm bảo an ninh trật tự để bà con yên tâm kinh doanh. Bằng việc làm đó, tính đến thời điểm hiện tại toàn xã có 26 hộ của 3 thôn nêu trên đã đầu tư xây dựng quán xá để phục vụ khách du lịch”. 

Nói về những kết quả bước đầu Ông Ngô Thế Thanh- chủ tich UBND xã Vĩnh Thái cho biết thêm:

( dựa trên quy hoach thì hiện tại chúng tôi đã xây dựng hệ thống kè, đường giao thông, di dời các quán kinh doanh lên phía trên cao hơn, đảm bảo về môi trường để phục vụ du lịch….)

Trích băng

Dẫn 1: Giống như lời chia sẽ của ông Ngô Thế Thanh- chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái, người dân đã cùng nhau vượt qua khó khăn, bằng mọi ngành mọi nghề để vươn lên làm kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương. Dù ra khơi bám biển để khai thác thủy hải sản hay phát triển các loại cây trồng trên cát, phát triển du lịch biển … cũng đã góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập cho gia đình và cho xã nhà

Nhạc cắt.

Dẫn 2: Qúi vị thính giả đang nghe CT Biển đảo quê hương! Thưa quí vị, khai thác kinh tế biển vẫn là nghề chính của người dân ở địa phương Vĩnh Thái, Cửa Tùng...tuy nhiên, những năm trở lại đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai và lợi thế của địa phương đã được triển khai có hiệu quả. Nhiều loại cây hoa màu như lạc, môn, rau dưa các loại đã được tăng diện tích, kết hợp chăn nuôi, đặc biệt là diện tích nuôi trồng thủy sản cũng cho thu nhập cao.

Dẫn 1: Các địa phương ven biển của huyện Vĩnh Linh chủ yếu là bãi ngang, chỉ có thị trấn Cửa Tùng là cửa lạch, có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, có nơi đất đai chủ yếu là cát như Vĩnh Thái, có nơi vừa cát vừa đất đỏ như thôn Vịnh Mốc (xã Vĩnh Thạch), thị trấn Cửa Tùng, có nơi phần lớn là đất đỏ như Vĩnh Giang. Do đó, chuyển đổi sinh kế cho nhân dân cũng căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương để có tính bền vững.

 Đối với xã Vĩnh Thái, chính quyền địa phương đã quy hoạch vùng sản xuất 52,5 ha, thực hiện các mô hình phát triển sinh kế như phát triển đội tàu trung bờ 8 tàu; phát triển 3 mô hình trồng trọt, đó là mô hình chuyên canh cây dược liệu, rau, củ, quả, cây gia vị, trồng sả; phát triển 180 mô hình chăn nuôi gia trại như lợn nái, bò nhốt, nuôi thỏ, gà, vịt, ngan, ngỗng và 2 trang trại chăn nuôi lợn. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cứng hóa đường nội đồng cho các tuyến ra vùng rau sạch, xây dựng hệ thống đường điện cho các vùng, kiên cố hóa kênh mương dẫn nước, xây dựng 2 công trình đập dâng thủy lợi; đào tạo, dạy nghề, tập huấn kỹ thuật cho 300 người có nhu cầu; tạo điều kiện cho người dân xuất khẩu lao động.

Dẫn 2: Thưa quí vị thính giả! Song việc khuyến khích phát triển nghề truyền thống đánh bắt thủy hải sản, chỉ đạo ngư dân tiếp tục bám biển vẫn là nội dung trọng tâm mà chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ an ninh trên biển, vùng bờ, khuyến khích các nghề chế biến tạo thêm việc làm cho người lao động địa phương từ lợi thế là một địa phương vùng biển từ đó tăng thu nhập cho người lao động.

CT Biển đảo quê hương kỳ này xin kết thúc tại đây, cảm ơn quí vị thính giả đã quan tâm tâm theo dõi. CT do Minh Hiển biên tập và dàn dựng cùng sự tham gia của Như Hòa, Thúy Hằng ..kỹ thuật viên thu âm Vĩnh Lộc, xin chào và hẹn gặp lại vào chủ nhật tuần sau.

 

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung dảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 18/05/2017 09:36 Lê Vĩnh Nhiên 18/05/2017 10:29
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà