Đất và người QT phát thanh 1/11
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Đất pt 1/11 Ký: KỂ CHUYỆN ĐÔI BỜ THẠCH HÃN. (Xuân Dũng) -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Trong ct tuần này, chúng ta cùng đến với một vùng quê trên đất QT qua bút ký "Kể chuyện đôi bờ Thạch Hãn " của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đất và người QT, ct này có sự tham gia của...thân ái chào tạm biệt.

-Lời:

    KỂ CHUYỆN ĐÔI BỜ THẠCH HÃN.

                                                                                     (Xuân Dũng)

 

   Nhắc đến các vùng quê đôi bờ Thạch Hãn, người trong và cả ngoài nước thường nhớ lại 81 ngày đêm của mùa hè đỏ lửa năm 1972 ở chiến trường Thành Cổ Quảng Trị. Những năm tháng đau thương và bi tráng đã từng làm đổi thay tận cùng diện mạo mảnh đất này. Nhưng rồi tất cả đã qua đi để lại một chốn bình yên,  đọng lại những câu thơ trĩu nặng hồn người: Đò xuôi Thạch Hãn, xin chèo nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/Có tuổi hai mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ bài mãi ngàn năm

   Xuân An là một ngôi làng nhỏ thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, nép mình cạnh bờ bắc con sông Thạch Hãn, một linh giang của đất Quảng Trị. Làng chạy dọc ven sông, trải dài và quanh co như một câu hò thương nhớ của đồng bằng Triệu Hải. Xuân An cũng là một ngôi làng cổ qua chiến tranh khốc liệt tưởng chừng không gượng dậy nổi nhưng rồi sức sống vẫn xanh lên một cách thanh bình ngay giữa mùa hè chói chang, đất trời như chảo lửa. Làng Xuân An có tuổi đời chừng 5 thế kỷ, cũng được hình thành theo kiểu di dân từ phía Bắc sau khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm ở Quảng Trị vào cuối thế kỷ thứ 16. Làng cũng ở vào địa thế thuận tiện, phong cảnh hữu tình, dân cư thuần hậu. Đình làng được chọn xây ở nơi cao ráo, thuận cho việc lễ nghi .

   Đi trên đường quê với những người cao tuổi, rường cột của làng quê Xuân An sẽ nghe kể gốc tích của làng và cả những huyền thoại xưa như cổ tích mà gần gụi, thiết tha tưởng chừng trong gang tấc. Ông Sử Ngọc Cuộc, một người cao niên làng Xuân An, kể đôi nét làng mình (băng)            

   Làng cạnh sông nhận lấy phù sa mà tạo lập nên bao đời quê hương dầm mưa dãi nắng. Nhưng ở gần sông nên cũng hứng chịu nhiều thiên tai lũ lụt, chưa kể chiến tranh ly tán. Qua tất thảy những đổ nát, hy sinh, quê hương vẫn vững vàng như câu nói cha ông truyền tụng: đá trôi nhưng làng không trôi. Người dân làng Xuân An dù ở gần hay xa vẫn luôn đau đáu về nguồn cội, vẫn sống với nhau như bát nước đầy.

   Ngoài chuyện chợ làng Xuân An sau biến cố lũ lụt đã sang sông thành chợ Sãi mang màu sắc truyền kỳ thì ở Xuân An có một ngôi cổ tự, một ngôi chùa làng khá đặc biệt vào loại xưa nhất ở vùng quê Quảng Trị. Chùa Long An nằm tả ngạn sông Thạch Hãn, cách cầu Thành Cổ khoảng 700 mét về phía hạ lưu. Chùa quay mặt về hướng Đông Nam, chính diện nhìn ra dòng Thạch Hãn; phía Tây và Tây Nam giáp làng Nhan Biêu, phía Bắc và Đông Bắc là làng Xuân An, còn phía Đông và Nam giáp dòng Thạch Hãn uốn quanh tạo nên điểm nhấn trong không gian thi vị. Chính ngôi chùa này đã đào luyện một bậc danh tăng, đó là hòa thượng Thích Đôn Hậu, Đệ tam Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, đã có nhiều công lao đóng góp cho đạo pháp và dân tộc.

   Trò chuyện với vị sư trụ trì của chùa Long An, cũng là Phó trưởng ban trị sự  giáo hội Phật giáo Viêt Nam tỉnh Quảng Trị,  chúng tôi được biết thêm nhiều điều mà thoạt nghe tưởng chừng như đơn giản. Hòa thượng Thích Hải Tạng, trụ trì chùa Long An, nói (băng)

   Chùa có địa thế hữu duyên, không gian thoáng đãng, nội thất trang nghiêm mà gần gũi với chúng sinh, an hòa nhập thế, lại  được vị sư trụ trì toàn tâm lo toan phật sự nên có thể nói đây cũng là chốn thiền môn rất đáng ngưỡng vọng. Câu nói của người xưa : đất vua, chùa làng càng gợi nhắc những giá trị truyền thống cao đẹp vẫn cần được xiển dương trong đời sống từ cổ chí kim. Những giá trị tín ngưỡng và đạo lý tốt lành ở thời nào cũng cần được nêu cao giáo hóa.

   Một làng quê duyên dáng, thơ mộng nương náu bên dòng sông Thạch Hãn bao đời nay dù qua bao cuộc bể dâu cũng vẫn khát vọng an lành. Một cổ tự soi bóng xuống linh giang Quảng Trị đã ẩn chứa nhiều sự tích thiêng liêng và luôn nhắc nhở con người hướng thượng và hướng thiện. Đó là những báu vật còn quý hơn vàng ngọc, làm nên đạo lý và ý nghĩa cuộc sống này, tạo nên dòng đời nhân ái, vị tha chảy mãi với thời gian.

   Nhưng còn một bên bờ Thạch Hãn khác nữa đã đổi thay từ khi có công trình thủy lợi Đập Trấm. Đầu năm 1978 công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn khởi công đến năm 1981 thì hoàn thành và dần hoàn thiện bảo đảm tưới tiêu cho gần 15000 ha của Quảng Trị.

    Ông Lê Hữu Thăng, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, vốn là bí thư huyện đoàn huyện Triệu Hải trước đây chia sẻ nhiều thông tin ấn tượng.  Ông cho biết : công trình thủy lợi này đã đưa sản lượng lúa đồng bằng Triệu Hải từ gần 5 vạn tấn lên 6, 2 vạn tấn khi mới đưa vào sử dụng, về sau thì năng suất và tổng sản lượng đều tăng gấp đôi, hầu như giải quyết tận gốc tình trạng hạn hán vào mùa nắng và ngập úng vào mùa mưa, thực sự mở ra một trang mới trong sản xuất nông nghiệp, trước hết là cây lúa ở khu vực hưởng lợi từ công trình này. Chỉ riêng trồng ớt xuất khẩu thì vào những năm bao cấp ở huyện Triệu Hải, mỗi năm thu được ngoại tệ cả triệu rúp, một con số thật sự gây ấn tượng vào thời kỳ  vô vàn gian khó.

     Người dân chưa kịp vui mừng thì tai họa bất ngờ ập xuống.

  Mới đưa vào sử dụng được hai năm thì đến năm 1983 xảy ra thiên tai khủng khiếp đe dọa công trình thế kỷ của Bình Trị Thiên. Năm ấy lụt to. Lãnh đạo huyện miền núi Hướng Hóa thấy trên nguồn mưa lớn, lo đồng bằng ngập lụt, lo nhất là vỡ đập nam Thạch Hãn thì cả vùng Triệu Hải chìm trong biển nước, trôi ra Cửa Việt, thiệt hại khôn lường. Ông Xuyên Tâm, bí thư huyện ủy Hướng Hóa, nóng ruột  nên gọi điện về xuôi. Nghe tin, cả ban lãnh đạo huyện Triệu Hải chia nhau trực chiến, đốc chiến giống “giặc lũ” suốt cả ngày đêm. Ông Lê Hữu Thăng, lúc ấy là một cán bộ huyện Triệu Hải,  kể lại vì  mải mê công việc hộ đê, không kịp lo chuyện vợ con, lúc con mới chỉ vài tháng tuổi. Đến khi công việc tam ổn, ông quay về nhà thì nước ngập mênh mông.  May mà nhờ người dưng cứu, sắp bàn ghế cho vợ con ông trèo lên mà thoát chết!

   Dù đã cố gắng nhưng trận lụt lịch sử vẫn làm hư hại trên 200 điểm trên toàn tuyến. Đúng là trời hại nhà nghèo! Nhiều người quá mệt mỏi đã tính chuyện buông xuôi, vì sữa chữa ngần ấy điểm hư hại thì tốn nhân lực quá lớn và biết khi nào mới xong. Nhưng lãnh đạo địa phương lúc ấy xuất thân là cán bộ đoàn như ông Lê Hữu Thăng vẫn quyết tâm nhận nhiệm vụ này. Bằng nhiều biện pháp kinh tế cũng như dân vận thu phục nhân tâm, ông đã huy động được 12000 người tham gia sửa đê. Chưa đầy một tháng sau, công việc đã hoàn thành với tốc độ và thời gian kỷ lục. Họ đã cứu những cánh đồng Quảng Trị, Thừa Thiên lần nữa. Trung ương Đoàn TNCSHCM đã tặng tuổi trẻ sửa đê lá cờ: “Tuổi trẻ chiến thắng thiên tai”.

  

 

 

 

 

 

 

                

 

Chú thích duyệt

ĐỀ NGHỊ BỔ SUNGTIẾNG ĐỘNG

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 26/10/2021 20:27 Lê Vĩnh Nhiên 27/10/2021 09:34

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà