SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG 10-8
Danh mục
Sức khỏe cho mọi người
NỘI DUNG

SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG

Phát sóng 10-8

Chào mừng quý vị và các bạn đã đến với CT Sức khỏe và đời sống của Đài PTTHQT. Kính thưa quý vị và các bạn! Cận thị học đường hiện nay đã và đang là vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh, bệnh không những gây ra nhiều phiền toái cho trẻ mà còn khó khăn cho cha mẹ. Trên cả nước, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và vui chơi của trẻ. Một năm học mới sắp bắt đầu để giúp quý phụ huynh cũng như các em học sinh nhận thức rõ hơn về bệnh này cũng như biết cách phòng tránh và chữa trị, CM SKĐS hôm nay xin giành phần lớn thời gian với chủ đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Thưa quý vị! Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến hay gặp nhất ở lứa tuổi học sinh. Các em học sinh khi bị cận thị học đường thường gặp trở ngại trong việc nhìn xa, ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi và sinh hoạt hàng ngày của các em, mắt thường phải cố gắng điều tiết để thấy rõ các chi tiết như chữ, bảng viết,… Lý do chính xuất phát từ sự phát triển của đời sống công nghệ, thói quen sinh hoạt sai cách, môi trường sống và sức ép học tập ngày càng tăng cao. Theo quan sát tại một số trường học trên địa bàn thành phố Đông Hà, có lớp học số học sinh đeo kính cận chiếm gần 50% trên tổng số học sinh của lớp. Điều này gây nên tình trạng báo động, làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh bị cận thị nói riêng và các bệnh khác liên quan về mắt ở lứa tuổi học sinh nói chung. Sau đây là một số ý kiến của phụ huynh, giáo viên và học sinh mà chúng tôi đã ghi nhận khi nói về bệnh cận thị học đường:

PV: 5

Cận thị học đường không còn là khái niệm xa lạ với các bậc phụ huynh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, cận thị được phát hiện nhiều nhất ở trẻ từ 6 đến 13 tuổi và tăng dần qua các năm. Trong đó, châu Á, đặc biệt là các nước Đông Á có tỉ lệ học sinh mắc cận thị cao hơn nhiều so với các nước phương Tây. Điển hình là Hàn Quốc, với 96.5 % nam thanh niên 19 tuổi mắc tật cận thị, Hàn Quốc hiện tại là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc cận thị cao nhất bên cạnh Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Tỉ lệ trẻ em mắc cận thị tăng đáng kể khi chúng bắt đầu đi học và tăng dần đến tuổi trưởng thành vì vậy loại cận thị này còn được gọi là cận thị học đường.

 

Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nhiều thống kê chính xác về tỉ lệ học sinh cận thị trên cả nước mà chỉ có những nghiên cứu riêng lẻ ở từng tỉnh thành. Tuy vậy, có thể dễ dàng nhìn thấy một lượng rất lớn học sinh, sinh viên Việt Nam mắc tật cận thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội và số lượng này vẫn không ngừng tăng lên nhanh chóng qua từng năm. “Vậy bản chất của cận thị là gì? Chị Thái Hiền có thể thông tin thêm về nội dung này không ạ?

Vâng! Theo tìm hiểu thì tôi có thể tổng hợp lại như thế này: Trước hết, cần phải hiểu rằng cận thị không phải là một bệnh, cận thị chỉ là một tật của mắt và có thể dễ dàng điều chỉnh bằng kính mà không xâm lấn gì đến mắt. Chỉ khi độ cận quá cao (từ 6 độ trở lên) gây ra các nguy cơ về bệnh võng mạc hoặc tiến triển quá nhanh thì cận thị mới được xem là bệnh.

Vậy thì điều gì khiến cận thị tăng cao ở lứa tuổi học sinh?

Cận thị tăng cao ở tuổi đi học một phần là do nhiều bậc phụ huynh không biết con mình mắc tật cận thị cho đến khi chúng than phiền là không nhìn thấy bảng khi đi học. Khi bắt đầu đi học, trẻ phải bắt buộc phải nhìn rõ để tiếp thu các kiến thức được thầy cô truyền đạt trên lớp do đa số thông tin được truyền tải bằng hình ảnh. Bất kỳ sự “nhìn mờ” nào tại giai đoạn này sẽ khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và phát triển não bộ. Tiến sỹ bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện mắt TW cho biết thêm về nguyên nhân gây cận thị học đường:

PV: Hiền

Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị bao gồm cả yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em có ba mẹ cận thị sẽ có tỉ lệ mắc cận thị cao hơn, nhất là khi cả ba mẹ đều cận hơn 6 độ. Tuy nhiên, môi trường học tập không phù hợp mới là yếu tố chính khiến tỉ lệ cận thị tăng cao ở lứa tuổi học sinh. Ngoài việc khiến trẻ em nhìn gần quá nhiều, các thiết bị điện tử (ipad, điện thoại, máy tính) phát ra rất nhiều ánh sáng xanh có thể xuyên qua các lớp bảo vệ tự nhiên của mắt cũng, gây khô mắt, mỏi mắt và giảm thị lực. Học tập ở nơi thiếu sáng và sai tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thị lực của học sinh bị giảm sút. Ngược lại chiếu sáng quá mức cũng gây ra chói khiến trẻ dễ mỏi mắt và nhìn mờ. TS  Vũ Thu Hương – Chuyên gia giáo dục độc lập, tâm lý, kỹ năng sống cho biết thêm:

PV: Hương

Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa cận thị học đường? Nội dung này sẽ có trong phần tiếp theo của CM. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Ngăn ngừa cận thị học đường

Để ngăn ngừa cận thị học đường, đầu tiên cần khám sàng lọc chức năng thị giác cho trẻ trước tuổi đi học: Trẻ em cần được sàng lọc thị lực và các vấn đề về mắt bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc nhà khúc xạ nhãn khoa (optometrists) trước khi trẻ bắt đầu đi học, đặc biệt là khi cha mẹ của bé cũng mắc cận thị. Hơn nữa các bậc phụ huynh cần hiểu rằng trẻ không nhất thiết phải biết đọc mới kiểm tra được thị lực. Việc khám sàng lọc thị lực đảm bảo trẻ có thể nhìn thấy bảng, đọc chữ và học tập một cách dễ dàng, thoải mái khi bắt đầu đi học. Những trẻ không vượt qua bài kiểm tra thị lực sẽ được điều trị phù hợp. Nhiều nghiên cứu cho thấy can thiệp sớm có thể giúp làm chậm sự gia tăng độ cận và ngăn ngừa các biến chứng vì vậy khám sàng lọc và theo dõi sức khỏe mắt cho trẻ em là rất quan trọng.

Tiếp theo là phải đảm bảo điều kiện học tập: Đảm bảo rằng kích thước bàn ghế phù hợp với tuổi và kích thước cơ thể trẻ đông thời giữ khoảng cách từ sách vở đến mắt ít nhất là 30 đến 40 cm. Bàn ghế quá lớn hoặc quá nhỏ đều khiến trẻ ngồi học ở tư thế bất thường và nhìn gần hơn, kèm theo chiếu sáng kém rất dễ gây ra cận thị. Theo tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học về chiếu sáng Bắc Mỹ (IESA), mức chiếu sáng phù hợp cho học tập vào khoảng 300-400 lux. Phụ huynh nên chọn những bóng đèn LED dưới 13W và có đồ chụp để tránh ánh sáng tập trung không lóa mắt. Bên cạnh đó, thời gian học tập quá dài sẽ khiến mắt điều tiết quá mức và gây ra cận thị. Để tránh điều này xảy ra, mỗi 20 phút nhìn gần tập trung, nên để trẻ nhìn xa 20 feet (tương đương 6m) và thư giản mắt khoảng 20 giây. TS  Vũ Thu Hương – Chuyên gia giáo dục độc lập, tâm lý, kỹ năng sống cho biết thêm:

PV: Hương

Thứ 3 là gia tăng hoạt động ngoài trời: Các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng việc dành thời gian cho các hoạt động nhìn xa ví dụ như chơi các môn thể thao ngoài trời có thể giúp giảm nguy cơ cận thị học đường hoặc làm chậm qua trình tiến triển của cận thị. Các nghiên cứu tỉ lệ cận thị ở vùng nông thôn và trung tâm thành phố cho thấy học sinh nội thành mắc cận thị nhiều hơn đáng kể so với học sinh ngoại thành. Điều này có thể do trẻ em ở vùng nông thôn dành nhiều thời gian cho hoạt động nhìn xa như chơi thể thao ngoài trời, đi xe đạp, đi bộ trong khi học sinh ở thành phố chỉ tập trung vào các hoạt động nhìn gần như các lớp học thêm, video game, TV, … Mặc dù điều này vẫn đang còn được nghiên cứu, chúng gợi ý rằng các phụ huynh châu Á đôi khi quá chú trọng vào việc ép buộc con cái ngồi vào bàn học thay vì cân bằng giữa hoạt động trí lực và hoạt động thể lực.

 

Thứ 4 là khám mắt định kỳ và chế độ dinh dưỡng: Nên kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần kể cả khi không có bệnh mắt hay tật khúc xạ. Việc lựa chọn các cơ sở khám mắt và đo khúc xạ uy tín là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể chọn khám mắt và đo khúc xạ bởi các bác sĩ mắt, các nhà khúc xạ nhãn khoa (hay còn gọi là Optometrists) hoặc đo khúc xạ bởi các kĩ thuật viên khúc xạ được đào tạo chuyên sâu. Dù bạn chọn khám ở đâu, hãy chọn phòng khám chất lượng và đáng tin cậy. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng giàu vitamin E, B, A, omega 3 trong trứng, cá hồi, ớt chuông, cà rốt và các loại rau xanh,… cũng góp phần mang lại một đôi mắt khỏe mạnh. Tiến sỹ bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện mắt TW cho biết thêm về nguyên nhân gây cận thị học đường:

PV: Hiền

Và đặc biệt là đeo kính mắt đúng độ: Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn định kiến về việc đeo kính gọng sẽ làm cho mắt cận nặng hơn, mắt yếu dần hay mắt nhìn mất tự nhiên. Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ngược lại, trong trường hợp trẻ được chẩn đoán là mắc cận thị nhưng không được chỉnh kính hoặc chỉnh kính sai sẽ khiến độ cận tăng nhanh hơn. Đáng lo ngại nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi có tật khúc xạ nói chung bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị, nếu không được đeo kính phù hợp rất dễ gây ra nhược thị (hay còn gọi là bệnh mắt lười) có thể gây giảm thị lực vĩnh viễn. Trong khi đó chỉ cần một cặp kính gọng được đo chính xác sẽ giúp trẻ nhìn rõ như người bình thường mà không làm hại gì đến sức khỏe của trẻ.

Cận thị không có những dấu hiệu rõ rệt nên rất khó phát hiện. Trẻ em thường không thể hiểu rõ được tật cận thị là gì nên không nói rõ với người lớn, đến khi cha mẹ phát hiện thì trẻ đã bị cận nặng. Vì thế các bậc cha mẹ phải thường xuyên chú ý đến biểu hiện của con cái giúp phát hiện kịp thời tật cận thị. Nếu con bạn có những biểu hiện sau hãy đưa trẻ đến các bệnh viện mắt gần nhất để khám và chẩn đoán điều trị:

Đọc sách ở khoảng cách gần.

Nheo mắt khi nhìn vật ở xa.

Thường xuyên nhức đầu khi đọc sách hay học tập trong khoảng thời gian dài.

Ngồi gần tivi hoặc bảng.

Chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục, nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia,…

Để phòng tránh tật cận thị học đường các bậc cha mẹ hãy cân chỉnh tư thế ngồi học đúng cho trẻ, thay đổi thoái quen sinh hoạt, hạn chế dùng các thiết bị công nghệ và chăm sóc cho mắt. Thường xuyên để mắt nghỉ ngơi, cứ 20 phút học nên để mắt trẻ nghỉ ngơi trong 1-2 phút, không để mắt làm việc liên tục quá 60 phút. Trong thời gian nghỉ ngơi không xem tivi hay điện thoại, cần hướng mắt trẻ ra nhìn vật ở khoảng cách xa. Cần đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ khi học bài. Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng sức đề kháng ở trẻ. Đi khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện tật khúc xạ ở trẻ. Khi đi ra ngoài nên che chắn cho mắt để hạn chế ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt. Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt. Thường xuyên bổ sung các vi chất như vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá. Giúp tăng cường sức khỏe mắt, phòng tránh các bệnh về mắt.

Hi vọng những thông tin về cận thị học đường, nguyên nhân và cách phòng ngừa vừa rôi sẽ giúp quý phụ huynh và các em học sinh có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ đôi mắt của con em mình. Giúp các cháu thuận tiện trong quá trình học tập để có được kết quả tốt nhất.

Và đến đây thì 15 phút chương trình sức khỏe và đời sống tuần này của chúng tôi xin được khép lại. Thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại cũng khung giờ này tuần sau!

 

 

 

 

SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG

Phát sóng 10-8

Chào mừng quý vị và các bạn đã đến với CT Sức khỏe và đời sống của Đài PTTHQT. Kính thưa quý vị và các bạn! Cận thị học đường hiện nay đã và đang là vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh, bệnh không những gây ra nhiều phiền toái cho trẻ mà còn khó khăn cho cha mẹ. Trên cả nước, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và vui chơi của trẻ. Một năm học mới sắp bắt đầu để giúp quý phụ huynh cũng như các em học sinh nhận thức rõ hơn về bệnh này cũng như biết cách phòng tránh và chữa trị, CM SKĐS hôm nay xin giành phần lớn thời gian với chủ đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Thưa quý vị! Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến hay gặp nhất ở lứa tuổi học sinh. Các em học sinh khi bị cận thị học đường thường gặp trở ngại trong việc nhìn xa, ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi và sinh hoạt hàng ngày của các em, mắt thường phải cố gắng điều tiết để thấy rõ các chi tiết như chữ, bảng viết,… Lý do chính xuất phát từ sự phát triển của đời sống công nghệ, thói quen sinh hoạt sai cách, môi trường sống và sức ép học tập ngày càng tăng cao. Theo quan sát tại một số trường học trên địa bàn thành phố Đông Hà, có lớp học số học sinh đeo kính cận chiếm gần 50% trên tổng số học sinh của lớp. Điều này gây nên tình trạng báo động, làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh bị cận thị nói riêng và các bệnh khác liên quan về mắt ở lứa tuổi học sinh nói chung. Sau đây là một số ý kiến của phụ huynh, giáo viên và học sinh mà chúng tôi đã ghi nhận khi nói về bệnh cận thị học đường:

PV: 5

Cận thị học đường không còn là khái niệm xa lạ với các bậc phụ huynh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, cận thị được phát hiện nhiều nhất ở trẻ từ 6 đến 13 tuổi và tăng dần qua các năm. Trong đó, châu Á, đặc biệt là các nước Đông Á có tỉ lệ học sinh mắc cận thị cao hơn nhiều so với các nước phương Tây. Điển hình là Hàn Quốc, với 96.5 % nam thanh niên 19 tuổi mắc tật cận thị, Hàn Quốc hiện tại là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc cận thị cao nhất bên cạnh Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Tỉ lệ trẻ em mắc cận thị tăng đáng kể khi chúng bắt đầu đi học và tăng dần đến tuổi trưởng thành vì vậy loại cận thị này còn được gọi là cận thị học đường.

 

Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nhiều thống kê chính xác về tỉ lệ học sinh cận thị trên cả nước mà chỉ có những nghiên cứu riêng lẻ ở từng tỉnh thành. Tuy vậy, có thể dễ dàng nhìn thấy một lượng rất lớn học sinh, sinh viên Việt Nam mắc tật cận thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội và số lượng này vẫn không ngừng tăng lên nhanh chóng qua từng năm. “Vậy bản chất của cận thị là gì? Chị Thái Hiền có thể thông tin thêm về nội dung này không ạ?

Vâng! Theo tìm hiểu thì tôi có thể tổng hợp lại như thế này: Trước hết, cần phải hiểu rằng cận thị không phải là một bệnh, cận thị chỉ là một tật của mắt và có thể dễ dàng điều chỉnh bằng kính mà không xâm lấn gì đến mắt. Chỉ khi độ cận quá cao (từ 6 độ trở lên) gây ra các nguy cơ về bệnh võng mạc hoặc tiến triển quá nhanh thì cận thị mới được xem là bệnh.

Vậy thì điều gì khiến cận thị tăng cao ở lứa tuổi học sinh?

Cận thị tăng cao ở tuổi đi học một phần là do nhiều bậc phụ huynh không biết con mình mắc tật cận thị cho đến khi chúng than phiền là không nhìn thấy bảng khi đi học. Khi bắt đầu đi học, trẻ phải bắt buộc phải nhìn rõ để tiếp thu các kiến thức được thầy cô truyền đạt trên lớp do đa số thông tin được truyền tải bằng hình ảnh. Bất kỳ sự “nhìn mờ” nào tại giai đoạn này sẽ khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và phát triển não bộ. Tiến sỹ bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện mắt TW cho biết thêm về nguyên nhân gây cận thị học đường:

PV: Hiền

Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị bao gồm cả yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em có ba mẹ cận thị sẽ có tỉ lệ mắc cận thị cao hơn, nhất là khi cả ba mẹ đều cận hơn 6 độ. Tuy nhiên, môi trường học tập không phù hợp mới là yếu tố chính khiến tỉ lệ cận thị tăng cao ở lứa tuổi học sinh. Ngoài việc khiến trẻ em nhìn gần quá nhiều, các thiết bị điện tử (ipad, điện thoại, máy tính) phát ra rất nhiều ánh sáng xanh có thể xuyên qua các lớp bảo vệ tự nhiên của mắt cũng, gây khô mắt, mỏi mắt và giảm thị lực. Học tập ở nơi thiếu sáng và sai tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thị lực của học sinh bị giảm sút. Ngược lại chiếu sáng quá mức cũng gây ra chói khiến trẻ dễ mỏi mắt và nhìn mờ. TS  Vũ Thu Hương – Chuyên gia giáo dục độc lập, tâm lý, kỹ năng sống cho biết thêm:

PV: Hương

Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa cận thị học đường? Nội dung này sẽ có trong phần tiếp theo của CM. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Ngăn ngừa cận thị học đường

Để ngăn ngừa cận thị học đường, đầu tiên cần khám sàng lọc chức năng thị giác cho trẻ trước tuổi đi học: Trẻ em cần được sàng lọc thị lực và các vấn đề về mắt bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc nhà khúc xạ nhãn khoa (optometrists) trước khi trẻ bắt đầu đi học, đặc biệt là khi cha mẹ của bé cũng mắc cận thị. Hơn nữa các bậc phụ huynh cần hiểu rằng trẻ không nhất thiết phải biết đọc mới kiểm tra được thị lực. Việc khám sàng lọc thị lực đảm bảo trẻ có thể nhìn thấy bảng, đọc chữ và học tập một cách dễ dàng, thoải mái khi bắt đầu đi học. Những trẻ không vượt qua bài kiểm tra thị lực sẽ được điều trị phù hợp. Nhiều nghiên cứu cho thấy can thiệp sớm có thể giúp làm chậm sự gia tăng độ cận và ngăn ngừa các biến chứng vì vậy khám sàng lọc và theo dõi sức khỏe mắt cho trẻ em là rất quan trọng.

Tiếp theo là phải đảm bảo điều kiện học tập: Đảm bảo rằng kích thước bàn ghế phù hợp với tuổi và kích thước cơ thể trẻ đông thời giữ khoảng cách từ sách vở đến mắt ít nhất là 30 đến 40 cm. Bàn ghế quá lớn hoặc quá nhỏ đều khiến trẻ ngồi học ở tư thế bất thường và nhìn gần hơn, kèm theo chiếu sáng kém rất dễ gây ra cận thị. Theo tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học về chiếu sáng Bắc Mỹ (IESA), mức chiếu sáng phù hợp cho học tập vào khoảng 300-400 lux. Phụ huynh nên chọn những bóng đèn LED dưới 13W và có đồ chụp để tránh ánh sáng tập trung không lóa mắt. Bên cạnh đó, thời gian học tập quá dài sẽ khiến mắt điều tiết quá mức và gây ra cận thị. Để tránh điều này xảy ra, mỗi 20 phút nhìn gần tập trung, nên để trẻ nhìn xa 20 feet (tương đương 6m) và thư giản mắt khoảng 20 giây. TS  Vũ Thu Hương – Chuyên gia giáo dục độc lập, tâm lý, kỹ năng sống cho biết thêm:

PV: Hương

Thứ 3 là gia tăng hoạt động ngoài trời: Các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng việc dành thời gian cho các hoạt động nhìn xa ví dụ như chơi các môn thể thao ngoài trời có thể giúp giảm nguy cơ cận thị học đường hoặc làm chậm qua trình tiến triển của cận thị. Các nghiên cứu tỉ lệ cận thị ở vùng nông thôn và trung tâm thành phố cho thấy học sinh nội thành mắc cận thị nhiều hơn đáng kể so với học sinh ngoại thành. Điều này có thể do trẻ em ở vùng nông thôn dành nhiều thời gian cho hoạt động nhìn xa như chơi thể thao ngoài trời, đi xe đạp, đi bộ trong khi học sinh ở thành phố chỉ tập trung vào các hoạt động nhìn gần như các lớp học thêm, video game, TV, … Mặc dù điều này vẫn đang còn được nghiên cứu, chúng gợi ý rằng các phụ huynh châu Á đôi khi quá chú trọng vào việc ép buộc con cái ngồi vào bàn học thay vì cân bằng giữa hoạt động trí lực và hoạt động thể lực.

 

Thứ 4 là khám mắt định kỳ và chế độ dinh dưỡng: Nên kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần kể cả khi không có bệnh mắt hay tật khúc xạ. Việc lựa chọn các cơ sở khám mắt và đo khúc xạ uy tín là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể chọn khám mắt và đo khúc xạ bởi các bác sĩ mắt, các nhà khúc xạ nhãn khoa (hay còn gọi là Optometrists) hoặc đo khúc xạ bởi các kĩ thuật viên khúc xạ được đào tạo chuyên sâu. Dù bạn chọn khám ở đâu, hãy chọn phòng khám chất lượng và đáng tin cậy. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng giàu vitamin E, B, A, omega 3 trong trứng, cá hồi, ớt chuông, cà rốt và các loại rau xanh,… cũng góp phần mang lại một đôi mắt khỏe mạnh. Tiến sỹ bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện mắt TW cho biết thêm về nguyên nhân gây cận thị học đường:

PV: Hiền

Và đặc biệt là đeo kính mắt đúng độ: Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn định kiến về việc đeo kính gọng sẽ làm cho mắt cận nặng hơn, mắt yếu dần hay mắt nhìn mất tự nhiên. Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ngược lại, trong trường hợp trẻ được chẩn đoán là mắc cận thị nhưng không được chỉnh kính hoặc chỉnh kính sai sẽ khiến độ cận tăng nhanh hơn. Đáng lo ngại nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi có tật khúc xạ nói chung bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị, nếu không được đeo kính phù hợp rất dễ gây ra nhược thị (hay còn gọi là bệnh mắt lười) có thể gây giảm thị lực vĩnh viễn. Trong khi đó chỉ cần một cặp kính gọng được đo chính xác sẽ giúp trẻ nhìn rõ như người bình thường mà không làm hại gì đến sức khỏe của trẻ.

Cận thị không có những dấu hiệu rõ rệt nên rất khó phát hiện. Trẻ em thường không thể hiểu rõ được tật cận thị là gì nên không nói rõ với người lớn, đến khi cha mẹ phát hiện thì trẻ đã bị cận nặng. Vì thế các bậc cha mẹ phải thường xuyên chú ý đến biểu hiện của con cái giúp phát hiện kịp thời tật cận thị. Nếu con bạn có những biểu hiện sau hãy đưa trẻ đến các bệnh viện mắt gần nhất để khám và chẩn đoán điều trị:

Đọc sách ở khoảng cách gần.

Nheo mắt khi nhìn vật ở xa.

Thường xuyên nhức đầu khi đọc sách hay học tập trong khoảng thời gian dài.

Ngồi gần tivi hoặc bảng.

Chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục, nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia,…

Để phòng tránh tật cận thị học đường các bậc cha mẹ hãy cân chỉnh tư thế ngồi học đúng cho trẻ, thay đổi thoái quen sinh hoạt, hạn chế dùng các thiết bị công nghệ và chăm sóc cho mắt. Thường xuyên để mắt nghỉ ngơi, cứ 20 phút học nên để mắt trẻ nghỉ ngơi trong 1-2 phút, không để mắt làm việc liên tục quá 60 phút. Trong thời gian nghỉ ngơi không xem tivi hay điện thoại, cần hướng mắt trẻ ra nhìn vật ở khoảng cách xa. Cần đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ khi học bài. Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng sức đề kháng ở trẻ. Đi khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện tật khúc xạ ở trẻ. Khi đi ra ngoài nên che chắn cho mắt để hạn chế ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt. Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt. Thường xuyên bổ sung các vi chất như vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá. Giúp tăng cường sức khỏe mắt, phòng tránh các bệnh về mắt.

Hi vọng những thông tin về cận thị học đường, nguyên nhân và cách phòng ngừa vừa rôi sẽ giúp quý phụ huynh và các em học sinh có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ đôi mắt của con em mình. Giúp các cháu thuận tiện trong quá trình học tập để có được kết quả tốt nhất.

Và đến đây thì 15 phút chương trình sức khỏe và đời sống tuần này của chúng tôi xin được khép lại. Thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại cũng khung giờ này tuần sau!

 

 

 

SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG

Phát sóng 10-8

Chào mừng quý vị và các bạn đã đến với CT Sức khỏe và đời sống của Đài PTTHQT. Kính thưa quý vị và các bạn! Cận thị học đường hiện nay đã và đang là vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh, bệnh không những gây ra nhiều phiền toái cho trẻ mà còn khó khăn cho cha mẹ. Trên cả nước, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và vui chơi của trẻ. Một năm học mới sắp bắt đầu để giúp quý phụ huynh cũng như các em học sinh nhận thức rõ hơn về bệnh này cũng như biết cách phòng tránh và chữa trị, CM SKĐS hôm nay xin giành phần lớn thời gian với chủ đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Thưa quý vị! Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến hay gặp nhất ở lứa tuổi học sinh. Các em học sinh khi bị cận thị học đường thường gặp trở ngại trong việc nhìn xa, ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi và sinh hoạt hàng ngày của các em, mắt thường phải cố gắng điều tiết để thấy rõ các chi tiết như chữ, bảng viết,… Lý do chính xuất phát từ sự phát triển của đời sống công nghệ, thói quen sinh hoạt sai cách, môi trường sống và sức ép học tập ngày càng tăng cao. Theo quan sát tại một số trường học trên địa bàn thành phố Đông Hà, có lớp học số học sinh đeo kính cận chiếm gần 50% trên tổng số học sinh của lớp. Điều này gây nên tình trạng báo động, làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh bị cận thị nói riêng và các bệnh khác liên quan về mắt ở lứa tuổi học sinh nói chung. Sau đây là một số ý kiến của phụ huynh, giáo viên và học sinh mà chúng tôi đã ghi nhận khi nói về bệnh cận thị học đường:

PV: 5

Cận thị học đường không còn là khái niệm xa lạ với các bậc phụ huynh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, cận thị được phát hiện nhiều nhất ở trẻ từ 6 đến 13 tuổi và tăng dần qua các năm. Trong đó, châu Á, đặc biệt là các nước Đông Á có tỉ lệ học sinh mắc cận thị cao hơn nhiều so với các nước phương Tây. Điển hình là Hàn Quốc, với 96.5 % nam thanh niên 19 tuổi mắc tật cận thị, Hàn Quốc hiện tại là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc cận thị cao nhất bên cạnh Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Tỉ lệ trẻ em mắc cận thị tăng đáng kể khi chúng bắt đầu đi học và tăng dần đến tuổi trưởng thành vì vậy loại cận thị này còn được gọi là cận thị học đường.

 

Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nhiều thống kê chính xác về tỉ lệ học sinh cận thị trên cả nước mà chỉ có những nghiên cứu riêng lẻ ở từng tỉnh thành. Tuy vậy, có thể dễ dàng nhìn thấy một lượng rất lớn học sinh, sinh viên Việt Nam mắc tật cận thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội và số lượng này vẫn không ngừng tăng lên nhanh chóng qua từng năm. “Vậy bản chất của cận thị là gì? Chị Thái Hiền có thể thông tin thêm về nội dung này không ạ?

Vâng! Theo tìm hiểu thì tôi có thể tổng hợp lại như thế này: Trước hết, cần phải hiểu rằng cận thị không phải là một bệnh, cận thị chỉ là một tật của mắt và có thể dễ dàng điều chỉnh bằng kính mà không xâm lấn gì đến mắt. Chỉ khi độ cận quá cao (từ 6 độ trở lên) gây ra các nguy cơ về bệnh võng mạc hoặc tiến triển quá nhanh thì cận thị mới được xem là bệnh.

Vậy thì điều gì khiến cận thị tăng cao ở lứa tuổi học sinh?

Cận thị tăng cao ở tuổi đi học một phần là do nhiều bậc phụ huynh không biết con mình mắc tật cận thị cho đến khi chúng than phiền là không nhìn thấy bảng khi đi học. Khi bắt đầu đi học, trẻ phải bắt buộc phải nhìn rõ để tiếp thu các kiến thức được thầy cô truyền đạt trên lớp do đa số thông tin được truyền tải bằng hình ảnh. Bất kỳ sự “nhìn mờ” nào tại giai đoạn này sẽ khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và phát triển não bộ. Tiến sỹ bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện mắt TW cho biết thêm về nguyên nhân gây cận thị học đường:

PV: Hiền

Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị bao gồm cả yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em có ba mẹ cận thị sẽ có tỉ lệ mắc cận thị cao hơn, nhất là khi cả ba mẹ đều cận hơn 6 độ. Tuy nhiên, môi trường học tập không phù hợp mới là yếu tố chính khiến tỉ lệ cận thị tăng cao ở lứa tuổi học sinh. Ngoài việc khiến trẻ em nhìn gần quá nhiều, các thiết bị điện tử (ipad, điện thoại, máy tính) phát ra rất nhiều ánh sáng xanh có thể xuyên qua các lớp bảo vệ tự nhiên của mắt cũng, gây khô mắt, mỏi mắt và giảm thị lực. Học tập ở nơi thiếu sáng và sai tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thị lực của học sinh bị giảm sút. Ngược lại chiếu sáng quá mức cũng gây ra chói khiến trẻ dễ mỏi mắt và nhìn mờ. TS  Vũ Thu Hương – Chuyên gia giáo dục độc lập, tâm lý, kỹ năng sống cho biết thêm:

PV: Hương

Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa cận thị học đường? Nội dung này sẽ có trong phần tiếp theo của CM. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Ngăn ngừa cận thị học đường

Để ngăn ngừa cận thị học đường, đầu tiên cần khám sàng lọc chức năng thị giác cho trẻ trước tuổi đi học: Trẻ em cần được sàng lọc thị lực và các vấn đề về mắt bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc nhà khúc xạ nhãn khoa (optometrists) trước khi trẻ bắt đầu đi học, đặc biệt là khi cha mẹ của bé cũng mắc cận thị. Hơn nữa các bậc phụ huynh cần hiểu rằng trẻ không nhất thiết phải biết đọc mới kiểm tra được thị lực. Việc khám sàng lọc thị lực đảm bảo trẻ có thể nhìn thấy bảng, đọc chữ và học tập một cách dễ dàng, thoải mái khi bắt đầu đi học. Những trẻ không vượt qua bài kiểm tra thị lực sẽ được điều trị phù hợp. Nhiều nghiên cứu cho thấy can thiệp sớm có thể giúp làm chậm sự gia tăng độ cận và ngăn ngừa các biến chứng vì vậy khám sàng lọc và theo dõi sức khỏe mắt cho trẻ em là rất quan trọng.

Tiếp theo là phải đảm bảo điều kiện học tập: Đảm bảo rằng kích thước bàn ghế phù hợp với tuổi và kích thước cơ thể trẻ đông thời giữ khoảng cách từ sách vở đến mắt ít nhất là 30 đến 40 cm. Bàn ghế quá lớn hoặc quá nhỏ đều khiến trẻ ngồi học ở tư thế bất thường và nhìn gần hơn, kèm theo chiếu sáng kém rất dễ gây ra cận thị. Theo tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học về chiếu sáng Bắc Mỹ (IESA), mức chiếu sáng phù hợp cho học tập vào khoảng 300-400 lux. Phụ huynh nên chọn những bóng đèn LED dưới 13W và có đồ chụp để tránh ánh sáng tập trung không lóa mắt. Bên cạnh đó, thời gian học tập quá dài sẽ khiến mắt điều tiết quá mức và gây ra cận thị. Để tránh điều này xảy ra, mỗi 20 phút nhìn gần tập trung, nên để trẻ nhìn xa 20 feet (tương đương 6m) và thư giản mắt khoảng 20 giây. TS  Vũ Thu Hương – Chuyên gia giáo dục độc lập, tâm lý, kỹ năng sống cho biết thêm:

PV: Hương

Thứ 3 là gia tăng hoạt động ngoài trời: Các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng việc dành thời gian cho các hoạt động nhìn xa ví dụ như chơi các môn thể thao ngoài trời có thể giúp giảm nguy cơ cận thị học đường hoặc làm chậm qua trình tiến triển của cận thị. Các nghiên cứu tỉ lệ cận thị ở vùng nông thôn và trung tâm thành phố cho thấy học sinh nội thành mắc cận thị nhiều hơn đáng kể so với học sinh ngoại thành. Điều này có thể do trẻ em ở vùng nông thôn dành nhiều thời gian cho hoạt động nhìn xa như chơi thể thao ngoài trời, đi xe đạp, đi bộ trong khi học sinh ở thành phố chỉ tập trung vào các hoạt động nhìn gần như các lớp học thêm, video game, TV, … Mặc dù điều này vẫn đang còn được nghiên cứu, chúng gợi ý rằng các phụ huynh châu Á đôi khi quá chú trọng vào việc ép buộc con cái ngồi vào bàn học thay vì cân bằng giữa hoạt động trí lực và hoạt động thể lực.

 

Thứ 4 là khám mắt định kỳ và chế độ dinh dưỡng: Nên kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần kể cả khi không có bệnh mắt hay tật khúc xạ. Việc lựa chọn các cơ sở khám mắt và đo khúc xạ uy tín là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể chọn khám mắt và đo khúc xạ bởi các bác sĩ mắt, các nhà khúc xạ nhãn khoa (hay còn gọi là Optometrists) hoặc đo khúc xạ bởi các kĩ thuật viên khúc xạ được đào tạo chuyên sâu. Dù bạn chọn khám ở đâu, hãy chọn phòng khám chất lượng và đáng tin cậy. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng giàu vitamin E, B, A, omega 3 trong trứng, cá hồi, ớt chuông, cà rốt và các loại rau xanh,… cũng góp phần mang lại một đôi mắt khỏe mạnh. Tiến sỹ bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện mắt TW cho biết thêm về nguyên nhân gây cận thị học đường:

PV: Hiền

Và đặc biệt là đeo kính mắt đúng độ: Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn định kiến về việc đeo kính gọng sẽ làm cho mắt cận nặng hơn, mắt yếu dần hay mắt nhìn mất tự nhiên. Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ngược lại, trong trường hợp trẻ được chẩn đoán là mắc cận thị nhưng không được chỉnh kính hoặc chỉnh kính sai sẽ khiến độ cận tăng nhanh hơn. Đáng lo ngại nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi có tật khúc xạ nói chung bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị, nếu không được đeo kính phù hợp rất dễ gây ra nhược thị (hay còn gọi là bệnh mắt lười) có thể gây giảm thị lực vĩnh viễn. Trong khi đó chỉ cần một cặp kính gọng được đo chính xác sẽ giúp trẻ nhìn rõ như người bình thường mà không làm hại gì đến sức khỏe của trẻ.

Cận thị không có những dấu hiệu rõ rệt nên rất khó phát hiện. Trẻ em thường không thể hiểu rõ được tật cận thị là gì nên không nói rõ với người lớn, đến khi cha mẹ phát hiện thì trẻ đã bị cận nặng. Vì thế các bậc cha mẹ phải thường xuyên chú ý đến biểu hiện của con cái giúp phát hiện kịp thời tật cận thị. Nếu con bạn có những biểu hiện sau hãy đưa trẻ đến các bệnh viện mắt gần nhất để khám và chẩn đoán điều trị:

Đọc sách ở khoảng cách gần.

Nheo mắt khi nhìn vật ở xa.

Thường xuyên nhức đầu khi đọc sách hay học tập trong khoảng thời gian dài.

Ngồi gần tivi hoặc bảng.

Chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục, nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia,…

Để phòng tránh tật cận thị học đường các bậc cha mẹ hãy cân chỉnh tư thế ngồi học đúng cho trẻ, thay đổi thoái quen sinh hoạt, hạn chế dùng các thiết bị công nghệ và chăm sóc cho mắt. Thường xuyên để mắt nghỉ ngơi, cứ 20 phút học nên để mắt trẻ nghỉ ngơi trong 1-2 phút, không để mắt làm việc liên tục quá 60 phút. Trong thời gian nghỉ ngơi không xem tivi hay điện thoại, cần hướng mắt trẻ ra nhìn vật ở khoảng cách xa. Cần đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ khi học bài. Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng sức đề kháng ở trẻ. Đi khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện tật khúc xạ ở trẻ. Khi đi ra ngoài nên che chắn cho mắt để hạn chế ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt. Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt. Thường xuyên bổ sung các vi chất như vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá. Giúp tăng cường sức khỏe mắt, phòng tránh các bệnh về mắt.

Hi vọng những thông tin về cận thị học đường, nguyên nhân và cách phòng ngừa vừa rôi sẽ giúp quý phụ huynh và các em học sinh có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ đôi mắt của con em mình. Giúp các cháu thuận tiện trong quá trình học tập để có được kết quả tốt nhất.

Và đến đây thì 15 phút chương trình sức khỏe và đời sống tuần này của chúng tôi xin được khép lại. Thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại cũng khung giờ này tuần sau!

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 08/08/2022 09:41 Lê Vĩnh Nhiên 08/08/2022 14:23
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà