Văn hóa Quảng TRị tháng 11,2023 đã chỉnh
Danh mục
Văn hóa và đời sống
NỘI DUNG

Tạp chí Văn Hóa Quảng Trị tháng 11.

Phát sóng :15.11.2023

PTV Trường quay:Xin gửi lời chào trân trọng đến quý  vị và các bạn đang theo dõi tạp chí Văn hóa Quảng Trị. CHúc QV và cb luôn sức khỏe và thành công!Trong chương trình hôm nay mời Qv & các bạn cùng chúng tôi nhìn lại những hoạt động văn hóa nổi bật trong thời gian qua tiểu mục toàn cảnh văn hóa, phần cuối của tạp chí văn hóa kỳ này sẽ giới thiệu đến Qv & các bạn ghi nhận của phóng viên Tạp chí qua phóng sự Nâng cao chất lượng văn hóa-văn nghệ cho bà con vùng cao Tà Rụt _Đakrong trong dự án  “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”

 . Bây giờ là phần nội dung chi tiết.

                                                       Nhạc cắt:

Tin 1( Dẫn off). Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 sẽ được bắt đầu từ quý IV năm 2023

Vừa qua ,Các đồng chí trong BTVTU đã nghe báo cáo kế hoạch tổ chức Lễ hội Vì hoà bình tại Quảng Trị. Theo đó, lễ hội sẽ được bắt đầu từ quý IV năm 2023 đến hết năm 2024, trong đó tập trung thông tin, tuyên truyền cao điểm từ 27/1/2024- cuối tháng 7/2024. Sau khi nghe bảo của các ngành, các địa phương, kết luật tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh tầm quan trọng của lễ hội Vì hoà bình và đề nghị ngành VH,TT&DL, UBND tỉnh cần tính toán để tạo điểm nhấn cho lễ hội, gắn chặt với tiêu chí của một lễ hội văn hoá vì hoà bình. Tên gọi của lễ hội là vấn đề hết sức quan trọng cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng. Đồng thời, cũng cần tính toán để hoạt động tri ân tại lễ hội là việc được tất cả người dân hưởng ứng. Đối với việc đặt biểu tượng hoà bình đồng chí Nguyễn Đăng Quang yêu cầu ngành chức năng dự kiến trước phương án để có sự chuẩn bị chu đáo; Đẩy nhanh tiến độ tôn tạo 2 khu Di tích quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị. Song song với đó, cần chuẩn bị tốt cho dịch vụ lưu trú trong thời gian diễn ra lễ hội.

 

Tin 2( Dẫn off).Trao giải cuộc thi “Búa Liềm Vàng” năm 2023

 Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng năm 2023 tỉnh Quảng Trị vừa  tổ chức lễ tổng kết và trao giải năm 2023.  Với  58 tác phẩm tham gia dự thi, gồm: 2 phóng sự ảnh, 16 tác phẩm truyền hình, 9 tác phẩm phát thanh và 31 tác phẩm báo in, báo điện tử của phóng viên các cơ quan báo chí địa phương, phóng viên thường trú trên địa bàn, cán bộ, đảng viên trong và ngoài tỉnh.

Nhìn chung, đa số các tác phẩm đã bám sát chủ đề về công tác xây dựng Đảng với nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, thu hút được sự quan tâm của người đọc, người xem, người nghe, tạo hiệu ứng tích cực trong công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng.Kết quả,BTC đã trao 1 giải nhất,2 giải nhì,  3 giải Ba; 7 giải Khuyến khích; 2 giải phụ cho các tác phẩm và  khen thưởng 2 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, phát động và tham gia giải.

 

Tin 3.Giới thiệu Tạp Chí Cửa Việt số 350 tháng 11.2023

 

PTV:Thưa qv và cb!  Tạp chí Cửa Việt số 350 phát hành tháng 11 năm 2023 mang đến những câu chuyện đời sống, văn hóa, xã hội của quê nhà đáng suy ngẫm, cùng các sáng tác văn chương nghệ thuật.

Từ một truyền thuyết con rồng xuống ngụ trần gian mà nên dòng sông Sa Lung, tác giả Đoàn Duy Long đã mang đến một câu chuyện độc đáo, vừa chất chứa hoài cổ vừa dạt dào lãng mạn trong bút ký "Chảy đi sông Sa…".

Thế nhưng, gần đây dòng sông đang bị những tác động xấu. Bằng tình yêu dòng sông quê hương, nhiều nỗ lực đã được triển khai đồng bộ để "Khẩn cứu không chỉ dòng sông" qua phóng sự ảnh của Võ Minh Hoàn.

Trăn trở cùng nỗi gian truân của quê nhà mỗi mùa mưa bão, tùy bút "Trên mục ruỗng rạ rơm" của Hoàng Công Danh và tản văn "Mùa của những đêm không ngủ" của Nhật Lượng đều có những góc nhìn cảm thông, chia sẻ.

Bút ký "Có một thầy giáo như thế" kể câu chuyện về nhà giáo Phạm Công Đức, người từng là nhân vật cậu bé 9 tuổi cầm súng đánh giặc trong một bộ phim tài liệu chiến tranh nổi tiếng. Hòa bình lập lại, cậu bé cầm súng ấy đã trở thành một thầy giáo hiền lành, tận tụy.

Hai truyện ngắn hấp dẫn, thú vị chủ đề nhà giáo với hai góc nhìn khác nhau. "Châu lục thứ 7" của Văn Thành Lê được viết bằng giọng văn dí dỏm về một ông thầy hài hước, luôn biết cách làm cho mỗi giờ học sinh động, lý thú. Truyện ngắn "Thầy" của Hoàng Hải Lâm lại điềm tĩnh nhưng được kết thúc bất ngờ, có hậu, gây xúc động về tình cảm thầy trò.

Các bài khảo cứu mang đến những thông tin thú vị về đất và người Quảng Trị như: "Một tiểu thuyết thời Thơ mới của tác giả quê gốc Quảng Trị" ; "Điều bí ẩn giữ lại Nghĩa trủng đàn Thạch Hãn"; "Vĩnh Tú, đất thơm vẫy gọi"

Chuyên mục thơ giới thiệu tác giả Trần Đăng, một giọng thơ mộc mạc đến chân thành, thi ảnh giản dị nhưng giàu cảm xúc. Bên cạnh đó là sáng tác thơ mới của: Dung Huyền, Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Trọng Hòa, Xuân Lợi, Ngô Mậu Tình.

Số báo còn nhiều bài viết hay, các sáng tác văn nghệ mới, phần trình bày mỹ thuật đẹp. Mời quý vị và các bạn tìm đọc.

Nhạc cắt:

Phóng sự: Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”  góp phần nâng cao chất lượng văn hóa-văn nghệ ở xã Tà Rụt  

MC:Thưa quý vị và các bạn. Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Thời gian qua Trung tâm văn hóa Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã triển khai một cách có hiệu quả các hạng mục của dự án, bước đầu có những chuyển biến tích cực trong việc truyền bá, giảng dạy, biểu diễn văn hóa truyền thống, trang cấp trang thiết bị cũng như tham gia giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Ghi nhận của PV chương trình tại xã Tà Rụt,Huyện Đakrông.Mời qv và cb cùng theo dõi.

Đây là một buổi tập luyện biểu diễn văn nghệ của đội văn nghệ xã Tà Rụt, huyện Đakrông chuẩn bị phục vụ cho ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc sắp diễn ra. Khác với trước đây, trong buổi tập luyện ngày hôm nay, đội văn nghệ xã Tà Rụt được các nghệ sỹ của Trung Tâm Văn hóa điện ảnh và Đoàn nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị trực tiếp hướng dẫn biểu diễn, với sự hướng dẫn chu đáo của các nghệ sỹ các tiết mục văn nghệ, các làn điệu dân ca Pa Cô truyền thống đã được trình diễn mượt mà, uyển chuyển hơn, các thành viên của đội văn nghệ cũng tự tin hơn khi trình diễn trước đông đảo bà con.

Chị Hồ Thị Nhung

Khóm 6 TT Khe Sa nh, Hướng Hóa, Quảng Trị

 

Đối tượng tham gia hợp phần này là Đội văn nghệ được thành lập tại Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, bản và tương đương thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi có phong trào văn nghệ hoạt động sôi nổi, tích cực tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của hợp phần là hỗ trợ kinh phí hướng dẫn tổ chức và hoạt động cho đội văn nghệ; Dàn dựng và biểu diễn các chương trình văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị, các sự kiện văn hóa, xã hội, ngày lễ, kỷ niệm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân ở địa phương; Mua sắm trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; thuê hoặc mua sắm thiết bị âm thanh, ánh sáng đáp ứng tối thiểu nhu cầu tập luyện, biểu diễn; Hỗ trợ chi phí luyện tập, biểu diễn cho các thành viên đội văn nghệ. Được hưởng lợi từ dự án, các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú tại các địa phương rất vui mừng phấn khởi, sự hỗ trợ này sẽ phần nào cùng họ gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, giúp cho lớp trẻ thêm hiểu và yêu quý hơn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào mình.

Nghệ nhân ưu tú Côn Hơn

Thôn A Đăng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” đang được Trung tâm văn hóa Điện ảnh tỉnh Quảng Trị triển khai tại các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh và Vĩnh Linh với các hạng mục: Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; Tham gia Ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; Hỗ trợ trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua hoạt động của dự án, các giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc Vân Kiều, Pa cô đang được truyền dạy, quảng bá, các nghệ nhân lớn tuổi có nhiều am hiểu văn hóa dân gian đã được mời tham gia tập huấn cho lớp trẻ. Đây là một tín hiệu vui trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa Vân Kiều, Pa Cô.

Đây là hợp phần hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” đang được Trung tâm văn hóa Điện ảnh tỉnh Quảng Trị triển khai tại các xã miền núi tỉnh Quảng Trị.

Ông Dương Trường Khánh

Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa- Điện ảnh tỉnh Quảng Trị

Với mục tiêu khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” đã và đang góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa để văn hóa truyền thống các đồng bào dân tộc ít người  cùng trường tồn cùng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

 

 

 

Chào cuối!

                                                                           Thu Đông_Quách Long

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Thị Thu Đông 13/11/2023 08:39 Lê Thị Thu Đông 13/11/2023 08:39
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà