Nét đẹp làng quê
Danh mục
Nét đẹp làng quê
NỘI DUNG

Chuyên mục Nét đẹp làng quê 26.5

Dẫn: Kính chào quí vị và các bạn đến với CM Nét đẹp làng quê của Đài PTTH Quảng Trị, thưa quí vị và các bạn! Đến với mỗi một làng quê trong chương trình này, chắc chắn khán giả đã khám phá thêm những nét đẹp riêng có của mỗi một địa phương, những tên làng gắn với truyền thống quê hương và những con người chân chất, hồn hậu đã làm nên những nét đẹp bao đời của mỗi làng quê Quảng Trị. Hôm nay chúng ta cùng đến với quê hương Phương Sơn- xã Triệu Sơn huyện Triệu Phong để khám phá thêm về mảnh đất và con người nơi đây qua phóng sự sau đây.

Nhạc cắt Truyền thống từ làng.

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Triệu Sơn là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử và cách mạng, nhân dân cần cù chịu khó và giàu lòng yêu nước, vượt qua khó khăn để bảo vệ và xây dựng quê hương. Cùng với nhân dân trong toàn xã, người dân quê hương Phương Sơn cũng đã tự hào với truyền thống tốt đẹp bao đời nay mà gìn giử, phát huy.

          Được đồng chí Bí thư chi bộ cũng là cán bộ văn hóa xã Triệu Sơn giới thiệu, chúng tôi cùng với ông Nguyễn Cường đến thăm gia đình ông Nguyễn Thi- một cán bộ lão thành cách mạng đã hơn 60 năm tuổi Đảng. Năm nay dù đã ở cái tuổi 88 nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn để kể lại những chiến công qua hai cuộc kháng chiến của người dân Triệu Sơn. Ông Thi tự hào rằng, trong hai cuộc kháng chiến, tinh thần đồng cam cộng khổ, lá lành đùm lá rách được khơi dậy rất mạnh mẽ như “ ngày đồng tâm nhịn ăn”, “ hủ gạo cứu đói” được phát động và rất có hiệu quả. Bên cạnh đó, cán bộ và nhân dân Phương Sơn cùng với toàn xã Triệu Sơn, các xã bạn đã kiên cường, chịu đựng gian khổ để bảo vệ quê hương, hôm nay những người con của quê hương rất đổi tự hào.

          Phỏng vấn: Ông Nguyễn Thi- Làng Phương Sơn- Triệu Sơn- Triệu Phong.

( trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, điều đáng tự hào là người dân trong làng đã đoàn kết, yêu thương nhau. Ngày nay, đa số người dân trong làng đều chịu khó, bám ruộng để phát triển kinh tế…)

          Về Phương Sơn sau những tháng năm đau thương, hôm nay quê hương hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân đã cùng nhau tìm ra những giải pháp thích hợp, lăn lộn động viên, hướng dẫn nhân dân tự tạo dựng cuộc sống. Tự hào hơn, người dân làng Phương Sơn không chỉ anh hùng trong lao động mà nơi đây còn sinh ra những người con rất đổi tự hào như ông Trần Hoành là một trong 284 anh hùng hào kiệt của Việt Nam, là một những người hăng hái tìm cách vượt ngục Côn Đảo trở về đất liền phục hồi phong trào cách mạng. Quê hương Phương Sơn còn có người đỗ Tiến Sỹ làm rạng danh cho quê hương, nơi đây cũng chính là nơi sinh ra nhà báo Trần Hồng Chương- Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản. Những thế hệ đi trước luôn là những tấm gương sáng để con cháu học tập, noi theo.

Phỏng vấn: Ông Nguyễn úc- Làng Phương Sơn- Triệu Sơn- Triệu Phong.

( Phương Sơn rất đỗi tự hào vì có những người tên tuổi, đỗ đạt cao và tham gia những công việc quan trọng của nhà nước. Ngày nay con cháu trong làng đa số đều đỗ đạt và trở về góp sức xây dựng quê hương..)

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Cường- Bí thư chi bộ Thôn Phương Sơn- Triệu Sơn- Triệu Phong.

( Những thế hệ trẻ như chúng tôi hôm nay, nối tiếp những người đi trước để tiếp tục xây dựng quê hương. Điều đáng trân trọng là người dân đoàn kết một lòng để phát triển kinh tế, dù có những lúc gặp khó khăn về nội bộ nhưng bằng sự nỗ lực của các đoàn thể, chi bộ và các Đảng viên nên điều đó đã được khắc phục…)

Nhạc cắt Tiêu điểm.

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Phương Sơn- Triệu Sơn nói riêng và Quảng Trị nói chung không chỉ tự hào với những trang sử hào hùng trong lịch sử chống ngoại xâm, địa phương còn là nơi giao thoa của nhiều lớp trầm tích văn hóa Hán, Chăm, Mường, Việt đã hình thành nên một hệ thống các di sản văn hóa vật thể phong phú, đa dạng mà đặc biệt là các địa danh tâm linh có giá trị văn hóa tâm linh - tín ngưỡng sâu sắc.  Miếu Nghè Phương Sơn cũng chính là một địa chỉ tâm linh được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh, mời quí vị và các bạn cùng đến thăm địa chỉ này của làng.

Miếu nghè Phương Sơn được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Trong các ngày giỗ thần làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Đọc trên nền nhạc: Tục truyền ngày xưa ở làng Phương Sơn có một chàng trai nghèo chuyên sống bằng nghề dủi cá. Một hôm, như thường lệ, anh vác dủi ra đồng từ sáng đến trưa mà vẫn không kiếm được một con tép nào. Cứ mỗi lần dủi xuống là thấy nặng ì không đẩy nổi, dở lên chỉ thấy một hòn đá nằm chỏng chơ trong dủi. Nhiều lần như thế, chàng trai sinh nghi bèn khấn rằng: nếu có phải thần linh thì xin phù hộ cho con được nhiều cá con sẽ đem ngài về thờ tự. Quả nhiên sau đó các mẽ dủi đều nhiều cá vô kể. Chàng trai mừng rỡ bèn đem viên đá về đặt lên bàn thờ ngày đêm hương khói. Ít lâu sau, hòn đá bỗng lớn lên trông thấy, lại mọc cả tay chân trông rất giống hình người. Sợ quá, chàng bèn báo cho làng xóm cùng biết. Dân làng thấy vậy bèn xin chàng thỉnh hòn đá về thờ tôn xưng là Thành hoàng và thờ cúng rất thành tâm. Từ đó làng cầu gì được nấy. Di tích Miếu Nghè làng Phương Sơn ra đời từ đó.

Phỏng vấn: Ông Nguyễn Vinh

( Đây là di tích lịch sử của quê hương đã có từ lâu, chúng tôi cũng là thế hệ tiếp nối hàng năm có làm lễ tế thần, 3 năm một lần làm đại lễ để con cháu trong nước và nước ngoài cùng về cầu phúc, cầu an…)

Miếu Nghè Phương Sơn nằm trong một khu vực thờ cúng có cả miếu Bà Chúa Ngọc, miếu thành Hoàng bổn thổ, miếu khai canh, nguyên xưa, miếu được làm bằng gỗ, trải qua 2 cuộc chiến tranh miếu đã bị hỏng hoàn toàn. Năm 1994, dân làng đã dựng lại bằng chất liệu gạch, xi măng kiên cố. Bên trong là án thờ xây bằng xi măng, trên đó đặt thờ một pho tượng đá có hình hài một vị nam thần được tạc dưới dạng phù điêu. Miếu Nghè Phương Sơn với việc phong Thành hoàng cho tác phẩm điêu khắc đá Chămpa chính là quá trình huyền thoại hóa để thiêng hóa một vật đá mang trong mình bản chất thần của một dân tộc khác thành vị thần bảo trợ cho dân tộc mình. Ðó chính là một thái độ ứng xử rất văn hóa của người Việt Phương Sơn, Quảng Trị đối với các di sản văn hóa của quá khứ cần được trân trọng và tự hào.

Địa danh tâm linh miếu Nghè Phương Sơn hiện nay vẫn đang được thờ phụng tôn nghiêm tại miếu trong sự kính cẩn và thành kính sâu sắc của dân làng. Các cụ cao niên trong làng đều tin tưởng rằng, những giai đoạn thăng trầm, những cuộc bể dâu, những khó khăn trong cuộc sống của dân làng trong bao nhiêu năm qua luôn được che chở và hóa giải một cách linh thiêng mỗi khi làng kính cẩn nguyện cầu và gửi gắm niềm tin của cộng đồng trong các lễ hội thờ cúng được tổ chức hàng năm.

Nhạc cắt: ý kiến từ làng.

Ông Nguyễn Úc:  ( Nói về việc tuyên truyền cho thế hệ con cháu noi gương những thế hệ đi trước mà duy trì những giá trị văn hóa của làng…)

Ông Nguyễn Cường: (Di tích đã được công nhận văn hóa cấp tỉnh song cần có những chính sách để nhà nước và nhân dân cùng làm để tôn tạo di tích cho tôn nghiêm…)

Chào cuối.

 

 

Chú thích duyệt

Chỉnh sửa lời bình:

1. Bỏ cụm từ về PS hôm nay quê hương hoàn toàn giải phóng ( đã giải phóng hàng chục năm)

2. Ông Nguyễn Hoành năm trong 284 anh hùng hào kiệt (Dẫn từ nguồn nào)

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 23/05/2017 21:43 Lê Vĩnh Nhiên 25/05/2017 06:59
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà