Nét đẹp làng quê Thôn Phú An, xã Hướng Hiệp
Danh mục
Nét đẹp làng quê
NỘI DUNG

Nét đẹp làng quê 5-1

Thôn Phú An, xã Hướng Hiệp

Thưa Qv và CB, thôn Phú An nằm dọc quốc lộ 9, thuộc địa phận xã Hướng Hiệp, huyện vùng cao Đakrông, nơi có hai dân tộc anh em cùng làm ăn sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Bru Vân kiều chiếm hơn 90%, còn lại là dân tộc Kinh. Tại đây đời sống của người dân đã và đang từng ngày khởi sắc, đủ đầy hơn trước rất nhiều nhờ thành quả lao động hăng say. Có được kết quả tích cực đó, là bởi có sự đồng lòng đồng sức của chính quyền và toàn thể người dân địa phương. Chuyên mục Nét đẹp làng quê tuần này, mời QV và CB cùng đến với thôn Phú An, xã Hướng Hiệp,thuộc miền rẻo cao Đakrông

Truyền thống

Tuy nằm sát tuyến quốc lộ 9 tấp nập người qua lại nhưng dường như Phú An  có vẻ bề ngoài không huyên náo, xô bồ so với các bản làng khác. Người dân sống rải rác dọc theo quốc lộ 9, nơi đây có khoảng 195 hộ với hơn 780 khẩu, đa phần là người đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều chung sống đoàn kết với nhau từ bao đời. Bao bọc xung quanh làng là đồi núi chập chùng tạo nên vẻ đẹp nên thơ. Trải qua thời gian cộng sinh cư trú, đồng bào Vân Kiều nơi đây vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống và đoàn kết với các dân tộc anh em.

Cũng như các tộc người khác ở Trường Sơn - Tây Nguyên, người Vân Kiều ở Phú An sống chủ yếu dựa vào rẫy đa canh; phương thức canh tác theo lối cổ truyền. Để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, các hộ gia đình tập trung trồng sắn, trồng tràm. Bên cạnh đóxác định phát triển lúa nước giúp người dân ổn định lương thực tại chỗ, có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, những năm qua thôn Phú An đã vận động bà con tận dụng các vùng đất hoang, thấp trũng có thể đưa nước về làm ruộng nước. Đến nay, nhiều gia đình có đất để làm lúa nước. Chính quyền địa phương cũng vận động bà con thường xuyên tu sửa kênh mương nội đồng, đưa các loại giống lúa mới thích hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu thỗ nhưỡng địa phương...Nhờ vậy năng suất lúa ngày càng nâng cao, bình quân đạt 38-40 tạ/ ha. Đồng bào đã chuyển dần từ tập quán phát, đốt cốt, tra sang làm ruộng nuớc và nhiều gia đình hiện đã đảm bảo nguồn lương thực cho mình, vươn lên thoát khỏi đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Anh Hồ Văn Thủy – Trưởng thôn Phú An, Hướng Hiệp, Đakrông

(Thôn chúng tôi có số hộ dân khá đông, 780 hộ sống rải rác dọc quốc lộ 9. Trước đây đời sống còn nhiều khó khăn nhưng sau này nhờ có chính sách của Đảng, nhà nước, người dân được học tập KH KT vào sản xuất, tiếp cận nguồn vốn để chăn nuôi, trồng tràm trồng sắn và lúa nước nên kinh tế ổn định, diện mạo làng quê khởi sắc hơn trước)

Người dân nơi đây còn lưu truyền nghề nấu rượu cần, vừa để phát triển kinh tế, và quan trọng hơn là gìn giữ nghề truyền thống quê hương. Đối với người Vân Kiều ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, bao đời nay, rượu cần là thức uống không thể thiếu vào dịp sinh hoạt cộng đồng. Với mong muốn duy trì nghề truyền thống, hơn 20 năm nay, gia đình nghệ nhân Hồ Văn Hùng đã cần mẫn gây dựng thương hiệu rượu Bru-Vân Kiều. Thương hiệu này đã giúp gia đình ông có thu nhập ổn định, con cái được học hành đến nơi đến chốn.

Để giữ gìn thương hiệu rượu Bru – Vân Kiều, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Bởi vậy, chỉ những người thực sự kiên trì và tâm huyết như nghệ nhân Hùng mới bám trụ được với nghề. Để làm được một hũ rượu cần ngon phải trải qua nhiều công đoạn chọn lọc, pha chế, từ việc chọn nguyên liệu cho đến khi ủ men và chưng cất thành rượu.

Trao đổi với ông Hồ Văn Hùng

-         Để làm 1 hũ rượu cần phải chuẩn bị những nguyên liệu gì? (Đi hái lá về ủ men, gạo nếp, ớt bột...)

-         Bí quyết, quy trình để làm nên một bình rượu ngon đúng chuẩn?

-         Ông đã và đang làm gì để lưu giữ nghề thuyền thống? (Mở lớp dạy học, truyền nghề, duy trì nghề 20 năm dẫu thu nhập không cao, nhưng vì muốn duy trì nghề nên vẫn làm)

Rượu chỉ được mang ra thưởng thức sau gần một tháng chưng cất. Do đó, mỗi bình rượu cần như thế này chính là sự kết tinh quá trình lao động và toàn bộ tâm huyết với nghề của người Vân Kiều nơi đây

Tiêu điểm: Thưa QV và Cb, được sự tài trợ của tổ chức h trợ Người cao tuổi quốc tế sự chỉ đạo của Hội Người cao tuổi cấp tỉnh; huyện… Từ năm 2012, trên địa bàn huyện Đakrông đã xây dựng được 8 mô hình CLB liên thế hệ, trong đó thôn Phú An thuộc xã Hướng Hiệp là thôn có CLB liên thế hệ hoạt động tích cực, các hội hiện tự giúp nhau vay vốn phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe và đặc biệt, được tham gia các hoạt động tập thể tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tương thân tương ái cho người cao tuổi.

CLB liên thế hệ thôn Phú An được thành lập từ năm 2013, có cơ cấu gồm một Ban đại diện điều hành và hơn 50 hội viên, trong đó 70% là Người cao tuổi, 30% là người trẻ tuổi; 70% là phụ nữ, 30% là nam giới; 70% là người nghèo, 30% là người khá giả. Với cơ cấu như trên, đối tượng được hỗ trợ chính là những người già, người có hoàn cảnh khó khăn, đau ốm, đồng thời vẫn duy trì được sức trẻ, kinh nghiệm làm kinh tế… trong câu lạc bộ. Cho đến nay, CLB vẫn hoạt động hết sức hiệu quả.

Theo đó, ngày 16 hàng tháng được chọn là ngày sinh hoạt đinh kỳ. Tại buổi sinh hoạt, câu lạc bộ cùng bàn bạc và quyết định lựa chọn 1 trưng hợp khó khăn nhất và thảo luận để có hình thức giúp đỡ như: Tiền, hiện vật, ngày công... thắt chặt tình đoàn kết, tương thân tương ái giữa các hội viên, tạo nên  một cộng đồng người cao tuổi tự tin hơn, phát huy nội lực, cải thiện đời sống. Trong 5 năm qua, CLB còn tổ chức được nhiều buổi truyền thông về sức khoẻ, tác hại của rượu, bia, thuốc lá cho các hội viên. Đồng thời còn tổ chức khám bệnh định kỳ cho thành viên câu lạc bộ.

Ông Hồ Ka Rước, thôn Phú An, xã Hướng Hiệp

Phó Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Phú An

Chị Hồ Thị Xam, thôn Phú An, xã Hướng Hiệp

Để giúp các hội viên phát triển kinh tế, ban đầu thành lập, CLB được hỗ trợ số vốn là 140 triệu đồng. Số tiền trên được phân bổ cho hội viên vay để tăng thu nhập, mỗi thành viên được vay không quá 5 triệu đồng, lãi suất 1%, thời gian quay vòng là 18 tháng. Đặc biệt, tuy phải nộp lãi suất, nhưng lãi suất đó thu về cho chính hội viên. Việc chi tiêu trong CLB Theo quy chế, công khai, dân chủ, do chính các thành viên thông qua. Nhờ vậy mà các hội viên chia thành nhiều nhóm sản xuất phát triển kinh tế, bao gồm nhóm làm chổi đót, trồng nấm, chăn nuôi và trồng rau sạch.

Chúng tôi đến thăm bà Hồ Thị Hồng, hội viên CLB liên thế hệ thôn Phú An xã Hướng Hiệp. Năm 2015, bà Hồng vay vốn của CLB đầu tư vào mô hình nuôi lợn, gà, ngan và trồng rau sạch. Đến nay, mô hình của bà phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cải thiện kinh tế gia đình

Bà Hồ Thị Hồng

Ngoài được vay vốn ra thì tôi còn được hỗ trợ thêm về kĩ thuật chăm sóc lợn nên cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Sắp tới tôi sẽ tiếp tục vay vốn để mở rộng thêm mô hình

Bên cạnh việc phát triển sinh kế, hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, tập thể dục dưỡng sinh, tạo không khí vui vẻ, yêu đời cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các hội viên. CLB đã thành lập được đội văn nghệ và duy trì luyện tập để phục vụ trong các buổi sinh hoạt định kỳ, tham gia biểu diễn tại địa phương và giao lưu với các CLB khác trên địa bàn, qua đó, giúp các hội viên sống vui, sống khỏe.

Ý kiến từ làng

Thưa Qv và CB, để đảm bảo chất lượng đời sống người dân một cách toàn diện, bên cạnh chú trọng cải thiện kinh tế thì việc xây dựng hệ thống các công trình phúc lợi nói chung, nhà sinh hoạt cộng đồng nói riêng cũng cần được quan tâm, nhằm phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa của người dân được tốt hơn. Đây cũng chính là niềm mong mỏi của chính quyền và người dân thôn Phú An, xã Hướng Hiệp.

Đây là một buổi họp thôn của người dân thôn Phú An. Tuy nhiên, có một điều khác biệt là thay vì tổ chức hội họp tại nhà sinh hoạt cộng đồng thì người dân và chính quyền thôn nơi đây phải mượn tạm chính ngôi nhà của trưởng thôn Hồ Văn Thủy để tổ chức họp.

Việc thiếu nhà sinh hoạt cộng đồng khiến công tác hội họp, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa gặp nhiều khó khăn. Ấy vậy mà thực trạng này kéo dài đã lâu. số người tham dự các cuộc họp khá đông nên mỗi khi tổ chức hội họp thì người dân không đủ chỗ ngồi, phải đứng bên ngoài để nghe truyền đạt nội dung, trang thiết bị truyền thanh cũng không đầy đủ

Anh Hồ Văn Nội

Chi hội trưởng hội nông dân thôn Phú An, xã Hướng Hiệp

Anh Hồ Văn Thủy – Trưởng thôn Phú An, Hướng Hiệp, Đakrông

Để đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa của người dân được tốt hơn, chính quyền và nhân dân thôn Phú An, xã Hướng Hiệp đang rất mong chờ có một ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng.

ĐÓN XEM

Thôn Phú An nằm dọc quốc lộ 9, thuộc địa phận xã Hướng Hiệp, huyện vùng cao Đakrông, nơi có hai dân tộc anh em cùng làm ăn sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Bru Vân kiều chiếm hơn 90%, còn lại là dân tộc Kinh. Tại đây đời sống của người dân đã và đang từng ngày khởi sắc, đủ đầy hơn trước rất nhiều nhờ thành quả lao động hăng say. Có được kết quả tích cực đó, là bởi có sự đồng lòng đồng sức của chính quyền và toàn thể người dân địa phương. Chuyên mục Nét đẹp làng quê được PS thứ 6, ngày 5-1, mời QV và CB cùng đến với thôn Phú An, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Hồ Ngân Hà 04/01/2018 16:27 Võ Nguyên Thủy 10/01/2018 17:21
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà