Các vấn đề xã hội 30 5 2019 – Nan giải sử dụng điện vùng núi
Danh mục
Các vấn đề xã hội
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Các vấn đề xã hội, chuyên mục đang được phát trên sóng phát thanh tần số 92,5Mhz, sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Thúy Hằng này chị có đồng ý với tôi một quan điểm rằng, nếu không có điện thì cuộc sống của chúng ta sẽ không phát triển như bây giờ không? Riêng tôi, thấy rằng điện phục vụ quá nhiều cho cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của con người. Vâng, đúng rồi chị Như Hòa ạ, có điện giúp cho cuộc sống con người thay đổi hơn nhiều. Từ điện chiếu sáng, phục vụ sinh hoạt và học tập, làm việc đến điện sản xuẩt trong các công ty, xí nghiệp hay các đơn vị, cơ quan nhà nước. Và xã hội văn minh hơn khi có điện đã giúp cho việc chuyển tải thông tin ngày một tốt hơn, con người có thể học hỏi, tìm hiểu cuộc sống quanh ta trên nhiều lĩnh vực. Với đời sống người dân vùng cao, địa hình phức tạp, việc đưa lưới điện về cho người dân còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, với nỗ lực của Dảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, cuộc sống của người dân đã dần thay đổi khi có điện. Tuy nhiên, nguồn điện đã đáp ứng đủ nhu cầu của người dân vùng cao hay chưa là vấn đề đang còn nan giải. Chuyên mục các vấn đề xã hội hôm nay, Như Hòa, Thúy Hằng sẽ đề cập đến vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Các vấn đề xã hội 30 5 2019 – Nan giải sử dụng điện vùng núi

Kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Các vấn đề xã hội, chuyên mục đang được phát trên sóng phát thanh tần số 92,5Mhz, sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn

Thúy Hằng này chị có đồng ý với tôi một quan điểm rằng, nếu không có điện thì cuộc sống của chúng ta sẽ không phát triển như bây giờ không? Riêng tôi, thấy rằng điện phục vụ quá nhiều cho cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của con người. 

Vâng, đúng rồi chị Như Hòa ạ, có điện giúp cho cuộc sống con người thay đổi hơn nhiều. Từ điện chiếu sáng, phục vụ sinh hoạt và học tập, làm việc đến điện sản xuẩt trong các công ty, xí nghiệp hay các đơn vị, cơ quan nhà nước. Và xã hội văn minh hơn khi có điện đã giúp cho việc chuyển tải thông tin ngày một tốt hơn, con người có thể học hỏi, tìm hiểu cuộc sống quanh ta trên nhiều lĩnh vực.

Với đời sống người dân vùng cao, địa hình phức tạp, việc đưa lưới điện về cho người dân còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, với nỗ lực của Dảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, cuộc sống của người dân đã dần thay đổi khi có điện. Tuy nhiên, nguồn điện đã đáp ứng đủ nhu cầu của người dân vùng cao hay chưa là vấn đề đang còn nan giải. Chuyên mục các vấn đề xã hội hôm nay, Như Hòa, Thúy Hằng  sẽ đề cập đến vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1 – Khó khăn sử dụng điện vùng cao

Thưa quý vị và các bạn!

Trong khi ở đồng bằng hay ven biển, lưới điện quốc gia đã phủ khắp nơi, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân thì tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn điện phụ vụ nhu cầu cuộc sống. Một trong những trở ngại lớn nhất chính là do địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở, việc đưa lưới điện về cho bà con gặp không ít khó khăn. Đời sống của người dân chịu thiệt thòi như thế nào, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết sau ghi nhận về cuộc sống người dân tại xã Ba Nang, huyện Đakrông.

Thôn A La, xã Ba Nang, huyện Đakrông là một trong những địa phương vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Đakrông. Đời sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều con suối nhỏ, dân cư phân bố không đều và rải rác ở những sườn đồi khác nhau. Đó chính là trở ngại đối với người dân khi chưa có điện lưới quốc gia về tận thôn bản. Các hộ dân gặp không ít khó khăn khi phải sống thiếu điện. Không có điện đồng nghĩa với việc, không được tiếp cận với các vật dụng hiện đại, tìm hiểu những thông tin bổ ích trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không có điện, đồng nghĩa với việc con cái không được học hành trong điều kiện thuận lợi hơn. Cuộc sống của người dân nơi đây quanh năm chỉ làm bạn với bếp củi, đèn dầu; buồn tẻ, thiếu thốn đủ bề. Không điện, dường như buổi tối ở đây cũng đến sớm hơn, nhà cửa thưa thớt, không gian yên ắng, tịch mịch. Bóng tối bao trùm núi rừng, thỉnh thoảng đâu đó mới lấp ló một mái nhà, mà cũng chỉ nhận ra được ở đó có nhà bởi cái ánh sáng le lói từ những chiếc bếp củi, đèn dầu.

Ông Hồ Ngọc Thịnh, trưởng thôn A La, xã Ba Nang, huyện Đakrông chia sẻ:

Trích băng:

Xã Ba Nang, huyện Đakrông có 9 thôn, 598 hộ vớ hơn 3.200 nhân khẩu. Người dân sống rải rác khắp nơi, không phân bố tập trung nên việc đưa điện lưới về địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian từ năm 1994 trở về trước, toàn xã chỉ có có 4 thôn có điện, 5 thôn còn lại người dân phải dùng dầu để thắp sáng. Mỗi lần mua dầu người dân phải về tận Đông Hà và mua dự trữ nhiều ngày. Qua nhiều năm, được sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, 5 thôn còn lại cơ bản có điện kéo về tận trung tâm. Hiện nay, còn 23 hộ dân vẫn chưa có điện. Cũng chính vì vậy, điều kiện sinh hoạt, ăn ở và học tập của người dân, học sinh còn nhiều hạn chế. Cuộc sống của người dân nơi những làng chưa có điện cứ thế trôi qua, sáng họ lên nương trồng trỉa bắp, trồng mì, tối về quây quần bên mâm cơm mập mờ ánh sáng của bếp lửa, đèn dầu; ăn xong không có điện, người dân đi ngủ sớm.Ông Hồ My, Chủ tịch UBND xã Ba Nang, huyện Đakrông cho biết thêm:

Trích băng:

Không điện nên những thiết bị điện tử, những đồ dùng hiện đại cũng trở nên xa vời với người dân vùng núi. Nếu như người dân ở các vùng thuận lợi, những loại đồ dùng như: tivi, đài, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt...trở nên rất đỗi bình thường, nếu không muốn nói chúng là một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Còn với những hộ dân ở vùng núi không điện thì những vật dụng này là một thứ gì đó xa vời. Không điện, đồng nghĩa với việc không được sử dụng các thiết bị điện, cuộc sống của người dân các làng vùng sâu, vùng xa vốn đã lạc hậu càng trở nên lạc hậu hơn. Người dân không nắm bắt các thông tin thời sự, không cập những những kiến thức khoa học tiến bộ để áp dụng trong sản xuất; đời sống giải trí tinh thần càng nghèo nàn hơn, chuyện học hành của con trẻ cũng trắc trở nên.  Không điện, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của bà con cũng khó khăn và phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn nhiều nơi người dân rất cần có điện về từng hộ gia đình. Để có điện thắp sáng, người dân rất cần sự quan tâm, đầu tư hơn nữa từ chính quyền địa phương và các cấp ban ngành.

Nhạc cắt

Bài 2 – Đưa điện về vùng cao

Thưa quý vị và các bạn! Sau nhiều năm nỗ lực đầu tư, đến nay hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt được phát triển và mở rộng. 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, là một trong những tỉnh sớm hoàn thành mục tiêu 100% xã có điện lưới quốc gia ở khu vực miền Trung. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1 trạm nguồn 220kV Đông Hà cấp điện cho lưới 110kV. Có 7 nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động với tổng công suất 123,9 MW. Điều này từng bước thay đổi cuộc sống người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bài viết của PV chuyên mục, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Đến với bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng núi của tỉnh Quảng Trị, nhiều khu vực dân cư tập trung, trẻ con đã có điện để thắp sáng được học tập tốt hơn. Nhiều gia đình cùng quây quần bên chiếc tivi vào mỗi tối để nghe tin tức, thời sự và những thông tin bổ ích cho cuộc sống. Ngày nay, vào nhà các hộ dân đều có nhiều vật dụng sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm điện hay quạt gió.v.v. Cuộc sống người dân nơi đây dần đổi thay nhờ có điện. Anh Hồ Ngọc Thịnh, xã Ba Nang, huyện Đakrông phấn khởi chia sẻ, nhờ có điện mà con cái của anh được học tập tốt hơn, không giống ngày xưa phải dùng đèn dầu rất vất vả, cũng nhờ có điện mà anh học hỏi được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hay từ tivi để áp dụng vào sản xuất của gia đình. Anh Hồ Ngọc Thịnh, thôn A La, xã Ba Nang, huyện Đakrông cho biết thêm:

Trích băng:

Theo thống kê của ngành điện Quảng Trị, hiện điện lưới quốc gia đã về đến trung tâm 100% thôn bản trên địa bàn tỉnh. Khi có lưới điện, người dân không chỉ có để thắp sáng mà còn phụ vụ nhiều cho cuộc sống và sinh hoạt. Từ việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để cập nhật tin tức, các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến việc dùng để xây dựng các cơ sở sản xuất phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Xã Mò Ó, huyện Đakrông là một trong những địa phương có 100% hộ dân được sử dụng điện. Điện không chỉ giúp thay đổi đời sống người dân, phục vụ sinh hoạt mà với nhiều hộ dân đồng bào Vân Kiều nơi đây đã biết dùng nguồn điện phục vụ nhu cầu sản xuất của gia đình. Nhiều cơ sở mộc, mỹ nghệ được xây dựng để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Ông Hồ Văn Do, Chủ tịch UBND xã Mò Ó, huyện Đakrông cho biết:

Trích băng:

Những năm qua, từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các chương trình mục tiêu và sự đóng góp của nhân dân, nhiều dự án xây dựng hệ thống lưới điện quốc gia đã được đầu tư, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn và những vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đưa điện về vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Với sự nỗ lực của tỉnh và ngành điện, hệ thống lưới điện quốc gia đã đến 100% số xã trong tỉnh, tỷ lệ số hộ dân vùng nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia liên tục được tăng lên, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững./.

Nhạc cắt

Bài 3 - Ngành điện Quảng Trị sau 30 năm tái lập tỉnh

Thưa quý vị và các bạn! Sau 30 năm tái lập tỉnh, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành chức năng, lưới điện quốc gia đã ngày càng được nâng cấp và đầu tư để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân và toàn xã hội. Trong phần cuối chương trình hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết về đổi thay lưới điện sau 30 năm tái lập tỉnh tại Quảng Trị.

Tháng 7/1989 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khoá VIII, kỳ họp thứ V Quyết định chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh là: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tỉnh Quảng Trị được tái lập trong bối cảnh đất nước tuy đã đạt được những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng và lạm phát. Với xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, lại bị ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh và thiên tai khắc nghiệt

Trong điều kiện cực kỳ khó khăn như: cơ sở vật chất thiếu thốn, hệ thống lưới truyền tải điện quá già cỗi, thiết bị thiếu đồng bộ và không có thiết bị dự phòng, điều kiện bảo dưỡng eo hẹp, ngành điện Quảng Trị cũng nằm trong bối cảnh chung khởi đầu gian nan với hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, cũ nát. Lúc này, nguồn điện toàn tỉnh chỉ có 2 máy diezen GE66, 2 máy GE72... Số hộ dân dùng điện chỉ đếm trên đầu ngón tay với dân số thấp trong khi hầu hết lưới điện đều cũ nát, hư hỏng.

Ông Phan Văn Vĩnh, Giám đốc Sở Công thương Quảng Trị cho biết thêm:

Trích băng:

Tại Hướng Hóa, một địa phương vùng núi gặp khá nhiều khó khăn khi địa hình hiểm trở, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lưới điện chưa được đồng bộ những ngày đầu tái lập tỉnh. Đời sống người dân lúc này gặp nhiều khó khăn. Ông Đặng Trọng Vân, chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết:

Trích băng:

Sau 30 năm tái lập tỉnh, hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt được đầu tư phát triển và mở rộng. 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, là một trong những tỉnh sớm hoàn thành mục tiêu 100% xã có điện lưới quốc gia ở khu vực miền Trung. Tỉnh chú trọng phát triển mạnh các dự án năng lượng tái tạo; đã trình Bộ Công thương phê duyệt bổ sung Quy hoạch 15 dự án điện gió với tổng công suất 600 MW và 3 dự án điện mặt trời công suất 145 MWp; trong đó, đã đưa vào hoạt động nhà máy điện gió Hướng Linh 2 (30MW). Ông Phan Văn Vĩnh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị cho biết thêm:

Trích băng:

Có thể thấy rằng, ngành điện là ngành hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, phân phối cung cấp điện phục vụ cho đời sống và sinh hoạt, sản xuất của người dân và toàn xã hội. Với nỗ lực của toàn ngành, của cả hệ thống chính trị đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của người dân trên địa bàn tỉnh.  

Chào kết

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 27/05/2019 23:42 Nguyễn Thị Bảo 27/05/2019 23:42
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà