Các vấn đề xã hội 27 6 2019 – Văn hóa giao thông và những hệ lụy
Danh mục
Các vấn đề xã hội
NỘI DUNG
Lời dẫn : Xin kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Các vấn đề xã hội, chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Chị Như Hòa này, chị có để ý khi lưu thông trên đường hay có các khẩu ngữ như: “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” hoặc “Nhanh 1 giây, chậm 1 đời”, “Tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam” hay “Chấp hành luật lệ giao thông là bảo vệ mình và mọi người” hay không? Đúng rồi Thúy Hằng, hầu như đoạn đường nào cũng có những khẩu ngữ cảnh báo và nhắc nhở người tham gia giao thông cần phải chú ý, cần có văn hóa khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác khi lưu thông trên đường, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội. Trong chuyên mục vấn đề xã hội tuần này, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn nội dung về văn hóa khi tham gia giao thông và những hệ lụy của nó. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Các vấn đề xã hội 27 6 2019 – Văn hóa giao thông và những hệ lụy

Xin kính chào quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Các vấn đề xã hội, chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn

Chị Như Hòa này, chị có để ý khi lưu thông trên đường hay có các khẩu ngữ như: “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” hoặc “Nhanh 1 giây, chậm 1 đời”, “Tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam” hay “Chấp hành luật lệ giao thông là bảo vệ mình và mọi người” hay không?

Đúng rồi Thúy Hằng, hầu như đoạn đường nào cũng có những khẩu ngữ cảnh báo và nhắc nhở người tham gia giao thông cần phải chú ý, cần có văn hóa khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác khi lưu thông trên đường, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội. Trong chuyên mục vấn đề xã hội tuần này, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn nội dung về văn hóa khi tham gia giao thông và những hệ lụy của nó. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1 – Tai nạn giao thông và những suy ngẫm về văn hóa khi tham gia giao thông

Thưa quý vị và các bạn!

Hàng ngày, hàng giờ trên các mặt báo, các phương tiện thông tin đại chúng hay trên mạng xã hội, tình hình tai nạn giao thông hiện đang diễn ra khá nghiêm trọng. Chúng ta rất dễ dàng bắt gặp thông tin về các vụ tai nạn giao thông ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và nguy hại đến tính mạng của con người. Và đó là điều mà bất cứ ai đều không hề mong muốn. Trước hết, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng nghe chia sẻ của một số người dân về tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

Voxpop 3 người

Vâng, như chia sẻ của một số người dân khi tham gia giao thông về các vụ tai nạn giao thông thì điều rút ra chung nhất vẫn là ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Trên thực thế, đó chính là sự chủ quan, coi thường tính mạng của mình cũng như người khác, thể hiện thiếu văn hóa của một người khi tham gia giao thông. Mới đây, không ít đại biểu tham gia kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV đánh giá tình hình tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, gây bất an cho xã hội và đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Công an trong việc xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, nhất là các vụ tai nạn do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia và ma túy.

Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.

Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông. Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.

Nhạc cắt

Bài 2 – Hệ lụy của việc thiếu ý thức khi tham gia giao thông

Thưa quý vị và các bạn! Cách đây 6 năm, Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia ban hành bộ tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ. Bên cạnh những chuyển biến về nhận thức và ý thức văn hóa giao thông thì nỗi lo về những ứng xử sai lệch khi tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng vẫn đang là nỗi lo lắng không khi nào ngưng. Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, coi thường pháp luật về giao thông… vẫn diễn ra rất phổ biến. Thậm chí, người chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ như đi đúng làn đường, dừng đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng… đôi khi còn bị chính những người đang cùng di chuyển trên đường lớn tiếng. Bài viết sau sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn về hệ lụy khi thiếu ý thức trong quá trình tham gia giao thông.

Chúng tôi đến khoa Khoa ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải không khó bắt gặp những bệnh nhân bị tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị. Anh Nguyễn Đức Thành, thôn An Hưng, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong bị ngã xe máy khi bị xe khác va vào. Cú va mạnh khiến anh bị ngã và chấn thương gãy cẳng tay phải. Sau khi bị ngã anh kịp thời gọi điện cho người thân và sau đó phải vào viện điều trị. Vì bị chấn thương quá nặng nên anh Thành nằm mê mệt, khó nói chuyện và chia sẻ được với người ngoài. Bà Phạm Thị Sen, mẹ anh Thành chia sẻ, tất cả mọi sinh hoạt của con đều do một mình bà chăm sóc khi vào viện. Bởi vợ anh phải ở nhà chăm sóc con dại và bố anh đang bị tai biến. Bà Phạm Thị Sen, mẹ anh Thành chia sẻ thêm:

Trích băng:

Hiện nay không khó để có thể bắt gặp những vụ tai nạn khi tham gia giao thông. Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên các mặt báo hay chương trình thời sự hàng ngày những tin tức về các vụ tai nạn giao thông thường xuyên được cập nhật. Mỗi ngày trôi qua là có không biết bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông.Tai nạn giao thông có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn  như quá hạn, quá cũ, xe tự tạo,…Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.

Con số mà lãnh đạo Ủy ban ATGT quốc gia vừa đưa ra tại hội nghị 5 năm thực hiện tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ khiến bất kỳ ai cũng không khỏi bàng hoàng. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đường bộ thì thiếu văn hóa giao thông, ý thức kém chiếm tới 90%. Phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, thậm chí bỡn cợt với cả số phận của chính mình… là những vấn đề gây nhức nhối trong câu chuyện về thực hiện văn hóa giao thông vẫn từng ngày, từng giờ tạo nên thách thức cho cuộc sống cộng đồng. Theo số liệu thống kê về tai nạn giao thông trong năm 2018, trên toàn quốc có khoảng 8.000 người chết và 15.000 người bị thương do tai nạn giao thông. Quả là một con số không nhỏ. Đặc biệt trong số đó, thì vấn đề sử dụng bia rượu, ma túy và chất kích thích khi tham gia giao thông còn phổ biến. Tại Trung tâm y tế huyện Hải Lăng, một trong những cơ sở y tế tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị tai nạn giao thông, trong đó phần lớn là thanh niên sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Bác sũ chuyên khoa I Nguyễn Đình Nam, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Hải Lăng chia sẻ:

Trích băng:

Hiện nay, các địa phương, các ngành chức năng đã tích cực triển khai tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ. Qua đó góp phần từng bước hình thành thói quen chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, tình hình vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông vẫn có xu hướng tăng. Giải pháp nào cho vấn đề này, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn mong muốn của người dân trong ít phút nữa.

Nhạc cắt

Bài 3 – Giải pháp nào cho tình trạng giảm thiểu tai nạn giao thông

Thưa quý vị và các bạn! Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “Văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi con người. Nó cũng không chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người văn minh lịch sự như thế nào mà thông qua hình ảnh đó còn góp phần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Vậy nhưng tình hình tai nạn giao thông vẫn hàng ngày, hàng giờ xảy ra. Trong phần cuối chương trình hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của người tham gia giao thông nói về giải pháp giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Mới đây, không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra, trong đó đáng kể nhất là vụ tài xế container sử dụng ma túy tông 18 xe máy làm 4 người tử vong tại tỉnh Long An, vụ nữ tài xế đạp nhầm chân ga vượt đèn đỏ gây tai nạn làm 4 người bị thương ở Hà Nội, tài xế xe tải không làm chủ tốc độ đã tông vào đoàn người viếng nghĩa trang tại Hải Dương làm 8 người bị tử vong, và rất nhiều vụ tai nạn thương tâm khác. Vấn đề đặt ra ở đây chính là các tài xế, người tham gia giao thông coi thường pháp luật, không chấp hành nghiêm quy định khi tham gia giao thông. Anh Lê Văn Thái, ở thôn Gia Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh chia sẻ:

Trích băng:

Bên cạnh đó là vấn đề hạn chế về ý thức đạo đức, nghề nghiệp của nhiều chủ phương tiện (khoán trắng cho lái xe) cũng như một số lái xe trong hoạt động kinh doanh vận tải. Một trong nhữn nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông đó chính là vấn đề chất lượng của các Trung tâm đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe; của công tác đào tạo, giáo dục, kiểm tra người lái xe và phương tiện giao thông. Nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng cho thấy, vấn đề cấp phép ồ ạt cho các trung tâm đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe thời gian qua đã nảy sinh nhiều bất cập. Toàn quốc hiện có khoảng gần 300 cơ sở đào tạo lái xe ôtô, trong đó có 35 cơ sở đủ điều kiện để đào tạo lái xe hạng FC; 409 cơ sở đào tạo lái xe môtô; 80 trung tâm sát hạch lái xe. Tuy nhiên, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn còn nhiều kẽ hở. Do đó, dẫn đến tình trạng học viên đa phần học lý thuyết, còn việc thực hành thì chỉ qua loa, không đủ giáo trình, học viên được đào tạo sơ sài, qua loa rồi cấp bằng. Chính vì vậy, ngoài vấn đề xử phạt thật nặng người gây tai nạn và không chấp hành luật pháp khi tham gia giao thông thì vấn đề kiểm soát chặt chẽ các cơ sở đào tạo lái xe đang là vấn đề bức thiết. Ông Lê Quang Nhàn, ở xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng mong muốn:

 Trích băng:

Như vậy, văn hóa giao thông không chỉ là ý thức của người tham gia giao thông mà đó còn là sự vào cuộc của toàn xã hội. Một xã hôi an toàn, lành mạnh và hạnh phúc chính là sự nỗ lực không ngừng của chính mỗi cá nhân chúng ta.

Chào kết

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 25/06/2019 22:10 Nguyễn Thị Bảo 25/06/2019 22:10
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà