chuyên mục Các vấn đề XH
Danh mục
Các vấn đề xã hội
NỘI DUNG

Chuyên mục Các vấn đề xã hội ngày 3.10

Dẫn: : Kính chào quí vị và các bạn đến với CM Các vấn đề xã hội tuần này của Đài PTTH Quảng Trị! Thưa quí vị và các bạn! Mặc dù công tác Phòng chống bạo lực gia đình đã được triển khai thực hiện ở nhiều địa phương , nhiều hoạt động ý nghĩa cũng đã được tổ chức hướng đến xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc. Tuy nhiên trên thực tế, BLGĐ vẫn còn xãy ra.

Dẫn :  Và tuần này vấn đề bạo lực gia đình là vấn đề mà chúng tôi muốn cùng quí thính giả nghe Đài chia sẽ trong 15 phút của CT hôm nay, bạo lực gia đình ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ, và các thành viên trong gia đình và liệu bạo lực gia đình có ảnh hưởng đến tình cảm và ứng xử của con cái trong gia đình hay không?

Chúng ta hãy cùng chia sẽ về vấn đề này qua nội dung chi tiết.

Nhạc cắt.

 

Dẫn: Thưa quí vị thính giả nghe Đài! Hiện nay vấn đề bạo lực của người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình.

Dẫn: Nhiều nơi vẫn còn một số trường hợp người trẻ tuổi gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ do sự thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc một vài lý do khác. Tuy nhiên, không thể bào chữa, biện hộ cho những người con đã khôn lớn trưởng thành nhưng lại bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn chửi mắng, những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. 


    Dẫn:  Có thể nói, bạo lực gia đình xuất phát từ cả hai phía vợ và chồng đang ngày càng phát triển và gây nhức nhối trong xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân của hiện tượng này vô cùng đa dạng phát sinh từ cuộc sống, tình cảm, tâm lý, sinh lý, kinh tế, ngoài ra phải kể đến vấn đề đạo đức, kiến thức khi giải quyết mâu thuẫn gia đình.

Dẫn: Đối với địa bàn Quảng Trị, bình đẳng giới, bạo lực gia đình là một trong những nội dung quan trọng được các cấp ngành quan tâm thực hiện trong thời gian qua, tuy nhiên theo đánh giá của Sở Lao động TBXH tỉnh thì đây vẫn là vấn đề cần được tập trung vì thực tế ở địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn nhất định.

Ông Nguyễn Văn Linh- GĐ Sở LĐYBXH tỉnh cho biết thêm.

Trích băng.

Dẫn: Hơn 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh đã có những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.

Chúng tôi đã gặp chị Trần Thị Hà- Chi hội trưởng Chi hội PN KP5 P1 -TP Đông Hà – chị là một trong những cá nhân tiêu biểu được nhận bằng khen của UBND tỉnh với những đóng góp trong hoạt động phòng chống BLGĐ trong thời gian qua tại địa phương.

Dẫn: Khu phố 5 phường 1, Thành phố Đông Hà có trên 600 hộ dân ,với gần 2600 nhân khẩu , địa bàn rộng , kinh tế  còn nhiều khó khăn, đa số là sản xuất , buôn bán nhỏ lẻ, trình độ văn hóa không đồng đều dẫn đến có sự khác biệt trong  nhận thức của mỗi người, của mỗi gia đình , chính vì thế mà những năm trước đây trên địa bàn đã xảy ra nhiều trường hợp vi phạm bạo lực gia đình,  đó cũng là nguyên nhân làm mất ANTT xã hội, gây ra những hậu quả trực tiếp làm tổn thương đến đời sống tinh thần , thể chất và kinh tế của các thành viên gia đình. Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, làm tan vỡ hạnh phúc, dẫn đến nhiều cặp vợ chồng phải ly thân, ly hôn.

Dẫn: Hoạt động trên lĩnh vực của Hội PN nhiều năm và sau 11 năm khi luật phòng chống BLGĐ  với chức năng, vai trò của tổ chức Hội pn, đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và  lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em. là một chi hội trưởng chi hội phụ nữ và là thành viên của tổ hòa giải, chị Trần Thị Hà đã chủ động cùng với BCH chi hội  xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng để luật PCBLGĐ đến được với hội viên,qua thực tế đa số nạn nhân bị bạo lực chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Chị Trần Thị Hà chia sẽ thêm về ý kiến của mình.

Trích băng.

Dẫn: Bản thân chị Hà cũng đã  nổ lực phấn đấu hoạt động với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự tiến bộ của phụ nữ, để mọi người cùng nhau hướng tới và thực hiện tốt luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình. Qua 10 năm  hoạt động, chị Hà đã tham gia hàng chục vụ hòa giải, trong đó số vụ liên quan đến BLGĐ chiếm khoảng 40% .Từ các vụ việc thực tế, bản thân chị cũng đã rút ra những nguyên nhân dễ dẫn đến bạo lực gia đình đó là : Ngoại tình,cờ bạc, rượu bia ,lô đề, gia đình khó khăn, không cố việc làm ổn định và tính gia trưởng…

Chị Hà cho biết thêm. ( Nguyên nhân và cách tuyên truyền đã mang lại hiệu quả?)

Trích băng.

Dẫn: Qua nói chuyện, chị Hà cũng chia sẽ thêm rằng để việc phòng chống BLGĐ có hiệu quả thì Công tác tuyên truyền vận động phải được đặt lên hàng đầu, thường xuyên và liên tục, theo phương châm mưa dầm thấm lâu. Khi nhận thức được nâng cao thì lập tức hành vi sẽ được chuyển đổi . Phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ban nghành,đoàn thể để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tạo môi trường hoạt động bổ ích để thu hút hội viên tham gia. Nêu cao tinh thần tương thân tương ái,Đoàn kết, giúp đỡ ,hỗ trợ về tinh thần, vật chất trong khả năng có thể. Với những việc đã làm, hơn 10 năm qua cùng với hoạt động của Hội, chị Hà đã cùng với BCH Hội PN có những đóng góp quan trọng trong vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn KP5 – P1 nói riêng và trên địa bàn TP nói chung.

Nhạc cắt.

Dẫn: Thưa quí vị thính giả nghe Đài! Lâu nay, mái nhà chính là tổ ấm đối với chị em phụ nữ. Thế nhưng, có những thời điểm, tổ ấm thân thương ấy lại gặp sóng gió và người mẹ, người vợ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Trăn trở trước thực trạng ấy, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực vào cuộc.

Dẫn: Tuy nhiên, tình trạng bạo lực vẫn còn diễn ra, chỉ tính riêng trên địa bàn TP Đông Hà từ năm 2009 đến nay trên địa bàn thành phố có 179 vụ bạo lực gia đình, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình như công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật phòng chống bạo lực gia đình tại cơ sở còn chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao, chưa có các giải pháp tích cực để phòng ngừa và ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, một số cấp ủy và chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; nhận thức của người dân về bình đẳng giới chưa cao, còn coi thường phụ nữ...

Chị Hoàng Thị Na- Phó chủ tịch Hội LHPN TP Đông Hà cho biết thêm.

Trích băng.

Dẫn: Nhận thức rõ tầm quan trọng của Luật phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình hiện nay, sau khi có các văn bản chỉ đạo của Hội cấp trên, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, BTV Hội LHPN thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đồng thời, hướng dẫn các cấp Hội tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.

Dẫn: Đồng thời chỉ đọa các cấp Hội tập trung công tác tuyên truyền cao điểm vào thời điểm tổ chức các hoạt động kỷ niệm như Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm, ngày 25/11 là Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ nhằm tác động đến các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, các hộ gia đình về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, của xã hội trong việc thực hiện mục tiêu chung của chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam “Gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Chị Hoàng Thị Na cho biết thêm về những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới, chị Na cho rằng.

Trích băng.

Dẫn: Khi xãy ra tình trạng bạo lực trong gia đình thì Nạn nhân thường là những người yếu thế, do đó họ dễ phải chịu những tổn thương nặng nề. Vấn đề bất cập là họ thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp từ pháp luật. Thực tế cho thấy, có tới 87% nạn nhân bị bạo hành chưa tìm đến sự trợ giúp của pháp lý, ngoại trừ các vụ việc mang tính chất nghiêm trọng hay các vụ buộc phải xử lý hình sự.

Nhạc cắt.

Dẫn: Thưa quí vị thính giả nghe Đài! Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính từ năm 2012- 2018, trong cả nước đã xảy ra trên 130.000 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, nam giới chiếm 83,6% đối tượng gây bạo lực. Có gần 80% số vụ ly hôn hàng năm mà nguyên nhân xuất phát từ bạo lực gia đình. Đáng lo lắng khi trẻ em sống trong các gia đình xảy ra nạn bạo lực thường có khả năng học tập bị suy giảm nghiêm trọng; một bộ phận các em cũng sẽ có xu hướng sử dụng bạo lực mỗi khi giải quyết mâu thuẫn hay xung đột với bạn bè.

Dẫn: Nguyên nhân ở đây là gì? Và những khó khăn ra sao ? Đối với địa bàn tỉnh ta vấn đề Việc làm của lao động nữ thiếu ổn định, điều kiện lao động, điều kiện sống của nhiều chị em chưa được bảo đảm, thu nhập kinh tế không cao.

Dẫn: Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Luật bình đẳng giới tại một số địa phương còn mang tính hình thức. Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp vẫn là đơn vị chủ lực chính trong việc tuyên truyền Luật bình đẳng giới; sự chủ động, tích cực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước còn ít.

Dẫn: Công tác thống kê số liệu về bạo lực gia đình còn rất khó khăn, do chưa có đội ngũ cộng tác viên; một số phụ nữ còn tự ti, an phận... Mô hình câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc đã được phát triển và duy trì hoạt động thường xuyên, tuy nhiên số câu lạc bộ còn ít, tỷ lệ số hộ gia đình tham gia còn ít so với tổng số hộ gia đình trên địa bàn, thành viên tham gia chủ yếu là nữ và hạn hẹp về kinh phí hoạt động. Nhiều gia đình có đời sống khó khăn tập trung cho việc phát triển kinh tế, thiếu sự quan tâm chăm sóc giáo dục con cái, xảy ra nhiều mâu thuẫn, dẫn đến tình trạng gây gỗ, bạo lực trong gia đình.

Ông Nguyễn Hữu Tiến- Một người dân ở Đông Hà cho biết ý kiến của mình.

Trích băng.


dẫn: Hội LHPN tỉnh đã tìm cách phòng chống tình trạng bạo lực gia đình. Tỉnh hội phối hợp với ngành liên quan khảo sát thực trạng bạo lực gia đình tại 23 xã thuộc huyện Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh, Đakrông và thị xã Quảng Trị. Trên cơ sở đó, nhiều giải pháp tuyên truyền được tổ chức như: Hội thi “Tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”; giao lưu “Vì một cộng đồng không bạo lực”; trò chuyện nhóm giữa cán bộ, hội viên Hội LHPN với các nạn nhân bạo lực gia đình... Đặc biệt, các cấp Hội LHPN rất chú trọng xây dựng các mô hình câu lạc bộ tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Đến nay, toàn tỉnh có 465 câu lạc bộ, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân như: CLB Gia đình hạnh phúc, CLB Phòng chống bạo lực gia đình, CLB Dân số và phát triển, Câu lạc bộ Không sinh con thứ 3... Hầu hết các CLB đều hoạt động sôi nổi với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, góp phần đắc lực trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

ông Nguyễn Văn Linh- GĐ Sở LĐTBXH tỉnh cho biết thêm.

Trích băng.

Dẫn: Qúi vị thính giả nghe Đài thân mến! Trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, ai trong chúng ta cũng đều luôn mong muốn tìm cho mình một gia đình yên ấm, cơm dẻo canh ngọt, thuận vợ thuận chồng, chung sống đến đầu bạc răng long. Thế nhưng, những gì diễn ra trong thực tế đang chứng minh rằng những điều mong muốn tốt đẹp ấy lại không phải hoàn toàn suôn sẻ được như vậy.

Dẫn: Đôi khi, mâu thuẫn lại xuất phát từ những điều tưởng chừng như rất vụn vặt hoặc sự ghen tuông, nghi ngờ...Nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do tư tưởng coi khinh phụ nữ được truyền từ nhiều thế hệ. Cánh đàn ông vẫn coi người phụ nữ ngoài nhiệm vụ chăm lo, duy trì tổ ấm còn luôn phải phục tùng, phải nghe lời mình một cách vô điều kiện. Nạn nhân của bạo lực gia đình không chỉ là phụ nữ mà còn có cả trẻ em.

Dẫn: Nam giới cũng cần thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình khi biết chia sẻ công việc trong gia đình. Hơn ai hết, chính chị em phụ nữ cần phải nâng cao tính tự chủ, quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Chị em cũng cần trau dồi thêm các kiến thức để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, đặc biệt kiến thức gia đình, làm đẹp bản thân và nuôi dạy con cái.

Đến đây thì CM Các vấn đề XH cũng xin được tạm dừng, những người thực hiện CT Minh Hiển………..cảm ơn quí thính giả đã quan tâm lắng nghe, quí vị có thể nghe lại các CT trên trang quangtritv.vn

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 02/10/2019 11:18 Nguyễn Thị Hiển 02/10/2019 11:18
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà